Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong...

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong đoạn trích "Thường khi đến gà gáy sáng Mị...lao chạy xuống dốc" Từ đó, trình bày ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nh

Câu hỏi :

Cảm nhận của anh chị về nhân vật Mị trong đoạn trích "Thường khi đến gà gáy sáng Mị...lao chạy xuống dốc" Từ đó, trình bày ngắn gọn về tư tưởng nhân đạo của nhà văn Tô Hoài trong tác phẩm vợ chồng A Phủ

Lời giải 1 :

1. MB: Dẫn dắt và nêu vấn đề: Đoạn trích trong VCAP của TH - Đoạn Mị cắt dây cởi trói cho A Phủ trong đêm đông

2. TB

a) Khái quát chung

*Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn trích 
– Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại gây ấn tượng với bạn đọc bằng lối kể chuyện có duyên, tự nhiên, là nhà văn có vốn am hiểu rộng, khéo léo đưa hiểu biết của mình vào trong tác phẩm. Là nhà văn có biệt tài miêu tả ngoại cảnh.

- Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm: được trích trong tập "Truyện Tây Bắc" là kết quả của chuyến thâm nhập thực tế của Tô Hoài cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc (1952). Trong chuyến đi này, Tô Hoài đã sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Mông,.. Đoạn trích "VCAP" là đoạn miêu tả rõ nét diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đêm cởi trói cứu A Phủ, là đoạn thể hiện sâu sắc tư tưởng của nhà văn.
* Mị là ai? A Phủ là ai? 

- Mị vốn là một người con gái đẹp . Mị có nhan sắc, và có khả năng âm nhạc, cô giỏi sáo và giỏi: “thổi lá cũng hay như thổi sáo” . Cô còn một tâm hồn tràn đầy khát khao cuộc sống, khát khao yêu đương. Quả thế, Mị đã nhận được tình yêu và đã khát khao yêu, trái tim từng đã bao nhiêu lần hồi hộp trước trước âm thanh hò hẹn của người yêu . Cuộc sống tuổi thanh xuân, tương lai của Mị hứa hẹn biết bao điều tốt lành, tươi sáng. Khi mùa xuân về, Mị đã sống những giây phút tươi đẹp của tuổi thiếu nữ.

- Nhưng vì món nợ truyền kiếp của bố mẹ Mị buộc phải làm dâu gạt nợ chịu kiếp sống làm trâu gạt nợ nhà thống lí Pá tra. Cuộc sống của Mị ở nhà thống lý Pá Tra như địa ngục trần gian khiến cho Mị bị tê liệt về tâm hồn. Và chính cuộc gặp gỡ với A Phủ- một người có chung cảnh ngộ đang bị chà đạp, trói đứng tại nhà thống lí, trước mặt Mị và hành động quyết liệt cắt dây cởi trói cho A Phủ hiện lên trong đoạn trích là bản lề mới cho cuộc đời của Mị

b) Cảm nhận về tâm trạng Mị trong đoạn trích
– Tâm trạng của Mị trước đêm cởi trói cho A Phủ
+ A Phủ vì đánh con quan nên đã bị phạt vạ và trở thành nô lệ cho nhà thống lý Pá Tra. Vì để hổ vồ mất một con bò nên A Phủ bị thống lý Pá Tra trói đứng vào cột ở góc nhà, chờ khi nào bắt được hổ mới tha.
+ Mấy đêm đầu, Mị dậy thổi lửa hơ tay thấy A Phủ bị trói, Mị dửng dưng vô cảm (Nếu A Phủ là cái xác chết đứng đấy cũng thế thôi). Bởi cảnh trói người, đánh người đến chết ở nhà thống lý Pá Tra là một cảnh rất quen thuộc đối với Mị. Tâm hồn Mị như tê dại trước mọi chuyện, kể cả lúc ra sưởi lửa bị A Sử đánh ngã xuống cửa bếp, hôm sau Mị vẫn thản nhiên ra sưởi lửa hơ tay.
– Tâm trạng Mị trong đêm cởi trói cho A Phủ

+ Mùa đông trên núi cao dài và lạnh lắm, Mị có một thói quen không thể bỏ đó là sưởi lửa mỗi buổi đêm. Với Mị, bếp lửa là người bạn, là tri âm, là tri kỷ, là thứ hiếm hoi mang tới cho Mị một nguồn sáng ấm áp, giúp Mị vượt qua sự lạnh giá, cô đơn trên dẻo cao này. Dù đã có nhiều lần, A Sử về và nhìn thấy Mị sưởi lửa, hắn đạp Mị ngã lăn nhưng Mị vẫn nhất quyết không bỏ thói quen này.

+ Khi chứng kiến tình cảnh của A Phủ, mấy hôm đầu Mị vô cảm, thờ ơ với hiện thực trước mắt: “A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi”. Câu văn như một minh chứng sự tê dại trong tâm hồn Mị. Bởi trong hoàn cảnh của Mị, cô gái này thực sự đã quá khổ để có thể đồng cảm với nỗi khổ của người khác, thậm chí, trái tim của Mị bây giờ còn mất hết những cảm xúc, chỉ còn một trái tim đóng
băng, lạnh giá vô cùng.

+ Bước ngoặt bắt đầu từ những dòng nước mắt: “Đêm ấy A Phủ khóc. Một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen”. Và giọt nước mắt kia là giọt nước cuối cùng làm tràn ly nước. Nó đưa Mị từ cõi quên trở về với cõi nhớ. Mị nhớ mình đã từng bị trói, đã từng đau đớn và bất lực. Mị cũng đã từng khóc, nước mắt chảy xuống cổ, xuống cằm không biết lau đi được. A Phủ, nói đúng hơn là dòng nước mắt của A Phủ, đã giúp Mị nhớ ra hoàn cảnh của mình, xót thương cho chính mình. Và Mị đã nhớ lại mọi chuyện, biết nhận ra mình cũng từng có những đau khổ, mới có thể thấy có người nào đó cũng khổ giống mình.
=> Từ sự thương mình, Mị dần dần có tình thương với A Phủ, tình thương với một con người cùng cảnh ngộ. Nhưng nó còn vượt lên giới hạn thương mình: “Mình là đàn bà ... chỉ còn biết đợi ngày rũ xương ở đây thôi còn người kia việc gì mà phải chết”. Mị không cảm thấy sợ hãi, chỉ cảm thấy một điều duy nhất bây giờ: “Cha con chúng nó thật độc ác”. Nghĩ thế, Mị cầm dao cắt dây trói cho A Phủ
để rồi có khựng lại vài giây rồi bất ngờ chạy theo A Phủ. Lòng ham sống của một con người như được thổi bùng lên trong Mị, kết hợp với nỗi sợ hãi, lo lắng cho mình. Mị như tìm lại được con người thật, một con người còn đầy sức sống và khát vọng thay đổi số phận. Đến bây giờ, tất cả những nỗi sợ hãi như cường quyền, bạo quyền hay thần quyền đều tan biến, chỉ còn lại trong Mị là một lòng ham sống vô cùng mãnh liệt, trào sôi.

+ Hai người dắt tay nhau đi, chạy trong đêm tối, mặc kệ tất cả những khổ ải nơi Hồng Ngài này đề tới Phiềng Sa, gặp cán bộ A Châu, hai người được giác ngộ cách mạng và kết hôn với nhau, trở thành những chiến sĩ kiên trung trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc.


=>  Tâm trạng Mị từ vô cảm đến đồng cảm => nhận thức rõ và căm thù sự độc ác của nhà thống lý Pá Tra => nhận ra sự độc ác và bất công => tình thương và sự đồng cảm giai cấp mạnh mẽ đã thôi thúc Mị đi đến một hành động táo bạo: cắt dây trói cứu A Phủ. 


-> Mị cứu A Phủ cũng là tự giải thoát cho cuộc đời đầy đau khổ của mình. Hành động này có ý nghĩa bước ngoặt đối với cuộc đời nhân vật Mị và và sự phát triển của cốt truyện. Nó phù hợp với quá trình phát triển tâm lý và tính cách của Mị, là đỉnh điểm của tinh thần phản kháng, thể hiện rõ sức sống tiềm tàng, mãnh liệt trong tâm hồn Mị


=> Mị đã chiến thắng cả thần quyền lẫn cường quyền.

c) Bình luận về tư tưởng nhân đạo của nhà văn trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ
- Với hình tượng nhân vật Mị và A Phủ trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ”, nhà văn Tô Hoài đã thực hiện trọn vẹn sứ mệnh là “kẻ nâng giấc” “bênh vực cho những con người không còn ai để bênh vực” khi mang đến cho người đọc một hình tượng nghệ thuật với biết bao vẻ đẹp – nhất là sức sống tiềm tàng mãnh liệt không thế lực nào có thể dập tắt được. Việc Mị cởi trói cho A Phủ có thể coi như một chiếc bản lề khép mở hai thế giới. Nó khép lại thế giới tăm tối của cuộc sống trâu ngựa, nô lệ ở Hồng Ngài. Nó mở ra một cuộc sống tươi sáng ở Phiềng Sa. Hành động Mị cởi trói cho A Phủ trốn khỏi Hồng Ngài đến với tiếng gọi của Cách mạng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Tô Hoài nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung.
d) Nghệ thuật: 

* Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật
– Khi miêu tả tâm lý nhân vật, tác giả đặt nhân vật trong một hoàn cảnh đặc biệt để nhân vật tự bộc lộ tâm lý của mình.
– Tác giả khai thác có hiệu quả ngôn ngữ nửa trực tiếp và độc thoại nội tâm để làm nổi bật chiều sâu tâm hồn nhân vật, tâm lý nhân vật được Tô Hoài tái hiện một cách tinh tế, chân thực sinh động đạt đến phép biện chứng của tâm hồn.

3. Kết bài: Khẳng định lại vấn đề, liên hệ mở rộng

Thảo luận

Lời giải 2 :

Trong đợt tiến quân vào miền Tây, Tô Hoài theo bộ đội chủ lực tham dự chiến dịch giải phóng Tây Bắc. Nhà văn đã kể về những ngày tháng ấy với nỗi xúc động “cái kết quả lớn nhất và trước nhất của chuyến đi là đất nước và con người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều quá…Đó là một ám ảnh mạnh mẽ thúc đẩy tôi sáng tác”. Truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” đã ra đời trong hoàn cảnh ấy. Tác phẩm viết về đồng bào dân tộc Mèo trong quá trình đấu tranh giành quyền sống, tự do và hạnh phúc. Nhân vật chính của thiên truyện là Mị người con gái xinh đẹp, trẻ trung tiềm tàng sức sống mạnh mẽ.

Mị tiêu biểu cho hình ảnh người phụ nữ miền núi trước cách mạng. Mị sống ở Hồng Ngài. Cô là vợ của A Sử, con dâu của thống lí Pá Tra. Cũng như “tất cả những đàn bà khốn khổ ra vào nhà quan”, Mị sống một cuộc sống buồn tủi với thân phận làm con dâu gạt nợ. Làm vợ “A Sử với Mị không có lòng mà vẫn phải ở với nhau”. Còn gì buồn hơn khi một người khát khao hạnh phúc như Mị, chạm gần được tới hạnh phúc thì phải lấy một người không yêu mình. Cuộc sống ở nhà thống lí Pá Tra đày đọa thân xác và khiến tâm hồn Mị ngày một khô héo. “Mỗi ngày Mị gần như không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”.

Trong ngày Tết mọi người đi chơi, Mị uống rượu và say, lòng Mị sống lại những năm tháng ngày trước. Tiệc rượu đã tan nhưng Mị vẫn không biết: “Rượu đã tan lúc nào. Người về, người đi chơi đã vãn cả. Mị không biết, Mị vẫn ngồi trơ một mình giữa nhà.” Trong đoạn này nhà văn đã diễn tả rất tinh tế diễn biến tâm lí của Mị. Men rượu thấm, Mị muốn đi chơi, những khao khát sống trong Mị trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Mị bỏ thêm mỡ vào dĩa đèn cho sáng như một hành động vô thức thắp sáng cuộc đời. Mị với tay lấy cái váy hoa treo trong vách, chuẩn bị đi chơi thì A Sử trở về. Hắn trói chặt Mị trên cột nhà và bỏ đi. Nếu trước đó, Mị là con người hoàn toàn vô cảm , không cảm xúc, không phản ứng trước áp bức, bất công đang đè nặng. Thì giờ đây, bên trong con người ấy đang bừng lên sức sống mãnh liệt, những uất ức như vỡ òa. “Hơi rượu còn nồng nàn, Mị vẫn nghe tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi”. Tiếng sáo, tiếng hát đã dứt nhưng tất cả còn âm vang mãi trong Mị “Hơi rượu tỏa, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa…”

Trong đêm Mị uống rượu, chuỗi ngày kí ức tươi đẹp ùa về. Điệp khúc được lặp lại nhiều lần trong đầu Mị: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”. Tác giả lặp lại hai lần ý nghĩ ấy khi tiếng sáo cứ rập rờn trong tâm trí Mị. “Trong đầu Mị đang rập rờn tiếng sáo. Mị muốn đi chơi, Mị cũng sắp đi chơi. Mị quấn lại tóc…” Đó là sự chiến thắng của bản năng, nó khiến Mị không sợ hãi. Mị chỉ mong được đi chơi, được sống lại cảm giác hạnh phúc, ngắn ngủi trước đây. Tâm hồn Mị đang sống mãnh liệt, vượt qua vẻ ngoài ủ ê câm lặng để tìm đến mong muốn đã ấp ủ sâu thẳm trong lòng có dịp bùng lên.

Giá trị nghệ thuật cao trong trường đoạn tâm trạng khi Mị uống rượu trong đêm mùa xuân được miêu tả rất tinh tế. Tiếng sáo gọi bạn được nhắc lại ba lần như tín hiệu của tuổi trẻ, tiếng chó sủa cũng là biểu hiện của người yêu đang tìm đến nhau. Tác giả đối lập đời sống bên ngoài và đời sống bên trong để chứng tỏ sức sống tiềm tàng, chưa bao giờ bị dập tắt của Mị mặc dù phải sống trong hoàn cảnh tăm tối. Dù bị trói, bị hành hạ, sức sống ấy luôn tìm kiếm cơ hội để bùng lên. Sức sống của Mị tràn đầy thơ mộng, bay bổng theo tiếng sáo đêm tình.

Qua đây cho ta thấy hình ảnh nhân vật Mị trong đêm tình mùa xuân để thấy rõ nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình của nhà văn. Tô Hoài đã cho ta thấy bản năng đầy sức sống của nhân vật trong khung cảnh ngột ngạt, tàn bạo. Tâm trạng của Mị là bài ca đầy sức sống tiềm tàng trẻ trung không dập tắt được, đồng thời cũng là lời tố cáo thế lực bạo tàn miền núi chà đạp con người.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK