Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I (4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả...

Phần I (4.0 điểm): Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi Ngừa mặt lên nhìn mặt có cái gì rưng rưng như là đồng là bế như là sông là rừng Trăng cứ tròn vành v

Câu hỏi :

Giúp mình vớiii Mai mình cần ạ

image

Lời giải 1 :

PHẦN 1:

1,

Nguyễn Duy viết bài thơ "Ánh trăng" vào năm 1978, tại thành phố Hồ Chí Minh với những tiện nghi và hiện đại bậc nhất, nơi những người lính sau cuộc chiến gian khổ nghĩa tình trở về với cuộc sống đầy đủ, tiện nghi. Bài thơ in trong tập thơ "Ánh trăng"của Nguyễn Duy và đạt giải A Hội nhà văn VN năm 1984.

Hoàn cảnh sáng tác góp phần cho mạch kể của bài thơ đi theo trình tự từ trong quá khứ cho đến hiện tại gắn theo các mốc sự kiện của đời người, từ đó góp phần vào việc thể hiện được tư tưởng, thông điệp của tác giả

2,

Việc lặp lại hình ảnh cùng phó từ "cứ" cho thấy sự nhấn mạnh của tác giả về sự vẹn nguyên của quá khứ ân nghĩa, bao dung mà con người từng trải qua nay đã trót quên lãng và lại một lần nữa trở về, đối diện với con người

3,

Một trong những bài học quý báu của nhân dân ta là "Uống nước nhớ nguồn". Theo em, uống nước nhớ nguồn là bài học về thái độ sống ân nghĩa thủy chung của con người VN. Thật vậy, câu tục ngữ đã khuyên răn con người về thái độ sống ân nghĩa thủy chung, luôn khắc ghi, trân trọng công ơn, những điều tốt đẹp mà người khác làm cho mình. Lấy hình ẩn dụ "Uống nước" thì phải "nhớ nguồn", câu tục ngữ khuyên răn mọi người khi được hưởng những thành quả tốt đẹp, những hoa thơm trái ngọt hoặc những điều ngọt ngào trong cuộc sống thì phải khắc ghi và biết ơn người làm ra những điều ngọt ngào ấy. Hình ảnh ẩn dụ trong câu tục ngữ làm lời khuyên răn có tính biểu cảm hơn, khuyên răn con người phải sống ân nghĩa thủy chung, khắc ghi công ơn. Thái độ sống ân nghĩa thủy chung này chính là thể hiện cho đạo đức truyền thống tốt đẹp của người VN từ bao đời nay. Nhà nước và chính quyền luôn quan tâm và có chính sách đãi ngộ với gia đình anh hùng liệt sỹ, người có công với cách mạng. Là một học sinh, em thể hiện được thái độ sống ân nghĩa thủy chung của mình bằng việc cố gắng học tập và rèn luyện thật tốt để đáp đền công ơn của những vị anh hùng dân tộc, của gia đình yêu thương và tin tưởng.

PHẦN 2

1,

Ông họa sĩ đang nói đến mình, cô kỹ sư và anh thanh niên. Ba người họ gặp nhau tại căn phòng của anh thanh niên trong 1 chuyến ông và cô kỹ sư lên thăm nơi làm việc của những người trên Sapa.

2,

Ngôi kể thứ ba. Tác dụng: Tác giả đóng vai như một người chứng kiến toàn bộ câu chuyện và kể lại toàn bộ dưới lời của mình. Nhờ vậy mà câu chuyện được nhìn nhận bằng con mắt khách quan, từ đó đem đến tính thuyết phục và sắc bén của văn bản.

3,

Câu văn có thành phần khởi ngữ: Chuyện dưới xuôi,...ta sẽ kể cho anh nghe. Khởi ngữ: Chuyện dưới xuôi

4,

Trong truyện ngắn "Lặng lẽ SaPa", anh thanh niên hiện lên với tấm lòng yêu nghề, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và có lí tưởng sống cao đẹp. Thật vậy, ở anh thanh niên, chúng ta chắc chắn thấy được một lý tưởng sống của thế hệ trẻ VN thời kỳ dựng xây và phát triển đất nước đi lên xã hội chủ nghĩa. Đầu tiên, điều mà chúng ta thấy được đó là hoàn cảnh sống của anh. Trong lời giới thiệu với ông hoạ sỹ già và cô gái, bác lái xe gọi anh là "người cô độc nhất thế gian". Đã mấy năm nay anh "sống một mình trên đỉnh Yên Sơn cao 2600m bốn bề chỉ có cỏ cây và mây mù lạnh lẽo". Còn về công việc thì anh công tác đo đạc số liệu thời tiết, rồi ghi chép, gọi vào máy bộ đàm báo về trung tâm. Nhà văn Nguyễn Thành Long đã khắc họa đây là một công việc khá thử thách và đòi hỏi nhiều kiên trì và tình yêu nghề. Vì nhiều đêm anh phải "đối chọi với gió tuyết và lặng im đáng sợ", hay như thức dậy giữa đêm. Có những lúc anh thấy cô đơn vô cùng nhưng sau tất cả, anh rất yêu công việc của mình. Tiếp theo, điều mà bạn đọc thấy nể phục đó chính là quan niệm sống của anh: "Khi ta làm việc ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?"; "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất". Ta có thể thấy được tình yêu nghề, lòng ham mê công việc và tinh thần trẻ cống hiến vô cùng đáng quý ở anh. Ngoài ra, tuy sống trong điều kiện thiếu thốn nhưng người thanh niên ấy vẫn ham mê công việc, biết sắp xếp cuộc sống và tìm niềm vui từ công việc của mình. Anh nuôi gà, trồng hoa, đọc sách, thỉnh thoảng anh xuống đường tìm gặp bác lại xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi bớt nỗi nhớ nhà. Sống trong hoàn cảnh như thế sẽ có người dần thu mình lại trong nỗi cô đơn. Nhưng anh thanh niên này thật đáng yêu ở nỗi "thèm người" và lòng hiếu khách đến nồng nhiệt và sự quan tâm đến người khác một cách chu đáo. Tuy nhiên, dù công việc có vất vả nhưng ở anh, chúng ta lại thấy được tinh thần khiêm tốn đáng quý. Anh cảm thấy đóng góp của mình bình thường và nhỏ bé, chẳng bõ bèn gì. Tóm lại, ở nhân vật anh thanh niên, chúng ta thấy được một tinh thần trẻ tràn trề nhiệt huyết, một tấm lòng yêu nghề và khiêm tốn, giản dị đáng quý vô cùng.

*** Thành phần tình thái được in đậm. Phép lặp "anh thanh niên"

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK