Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ E cần...

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ E cần gấp giúp e vs E c.ơn trc ạ câu hỏi 954199 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích bài thơ mùa xuân nho nhỏ E cần gấp giúp e vs E c.ơn trc ạ

Lời giải 1 :

Đề tài mùa xuân có lẽ là đề tài muôn thuở mà nhà thơ nào cũng ít nhất đã từng viết về. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ lại có những suy tưởng, những ý nghĩ riêng của mình. Nhiều nhà thơ cũng đã để lại dấu ấn của mình trên diễn đàn văn học Việt với những bài thơ xuân như “Vội vàng” – Xuân Diệu, “Mùa xuân chín” – Hàn Mặc Tử, “Mùa xuân xanh” – Nguyễn Bính, … Nhưng có lẽ mùa xuân để lại trong lòng người đọc cảm xúc nhiều nhất là bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Tác phẩm được viết lên khi nhà thơ đang ở những ngày cuối cùng của cuộc đời chứa đựng trong đó là tình yêu cuộc sống, tình yêu đất nước và khát vọng của tác giả.

 “Mùa xuân nho nhỏ” có lẽ là bài thơ đặc biệt nhất trên diễn đàn thi ca Việt Nam. Cả bài thơ là nỗi lòng của tác giả, chứa đựng một tình yêu đời, yêu cuộc sống tha thiết, tấm lòng yêu đất nước non sông và ước nguyện được dâng hiến cho cuộc đời, cho Tổ quốc yêu thương của mình.

Mở đầu bài thơ, người đọc như được bước chân vào một miền quê hương quen thuộc:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lang rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.”

Một không gian quen thuộc của miền quê Việt Nam hiện lên trước mắt người đọc chỉ bằng vài ba nét chấm phá. Một dòng sông xanh, một bông hoa tím, một vài chú chim nhỏ, chỉ bằng vài nét đơn sơ ấy thôi mà nhà thơ đã vẽ nên cho chúng ta thấy một không gian của một miền quê yên bình. Không gian thân thuộc ấy, chúng ta có thể bắt gặp ở bất cứ đâu trên mọi nẻo đường quê hương Việt Nam. Tác giả đã vẽ ra một dòng sông xanh biếc đang miệt mài trôi chảy. Và giữa dòng sông ấy, lại điểm xuyết một nét chấm phá nổi bật “một bông hoa tím biếc”.

Động từ “mọc” được nhà thơ sử dụng ở ngay đầu câu thơ gây nên ấn tượng mạnh, khiến người đọc cảm thấy bông hoa kia như đột ngột nhú lên bất ngờ từ dòng nước xanh. Màu tím có lẽ là màu sắc được người dân xứ Huế sử dụng nhiều nhất. Người ta vẫn ấn tượng với chiếc áo dài xứ Huế tím bay bay trong gió sông Hương thơ mộng. Vậy nên, ở đây, nhà thơ đã chọn màu tím để hình dung nên mùa xuân của quê hương mình. Khác với các nhà thơ khác, Thanh Hải ở đây không dùng tím nhạt, tím đậm, tím hồng để tả mà lại dùng “tím biếc”. Đọc câu thơ mà người đọc như ngỡ ngàng nhận ra màu sắc ấy hẳn đó là một đóa hoa lục bình đang dập dềnh trôi giữa dòng nước mênh mông. Ánh tím biếc của đóa hoa ấy như khiến cả mặt sông xanh rạng rỡ hơn, óng ánh hơn. Và không thể thiếu trong bức tranh quê hương thôn dã ấy, là những chú chim đang líu lo hót mừng.

Bằng một giọng nói tha thiết, nhà thơ cất tiếng gọi những chú chim ấy “Ơi con chim chiền chiện”. Không phải sơn ca, không phải chim yến mà lại là loài chiền chiện. Loài chim quen thuộc của nông thôn Việt Nam với giọng hót cao vút, thường bắt gặp ở đồng rộng hay những bãi quang đãng. Nhà thơ đã cất tiếng gọi “ơi” – một tiếng gọi như dành cho con người. Tiếng hót của chúng cất lên như để báo tin cho con người rằng mùa xuân đã về, đã đến thật rồi. Nghe tiếng hót ấy, nhà thơ dù đang trên giường bệnh nhưng cũng không thể không vui mừng, và Thanh Hải đã cất tiếng trách yêu “Hót chi mà vang trời”. Giọng nói ngọt ngào, giọng trách hờn dỗi của một người con xứ Huế sao mà đáng yêu, sao mà nhẹ nhàng đến thế! Tiếng hót ấy vang lên không trung cao xa như đang biến thành những giọt những hạt rơi xuống thế gian.

“Từng giọt long lanh rơi” là những giọt mưa xuân hay từng giọt ấy là tiếng chim hót, là từng giọt mật của mùa xuân đang dần rơi xuống để chào đón mùa xuân về? Ở đây, Thanh Hải đã sử dụng nghệ thuật chuyển đổi cảm giác, không phải dùng thính giác nữa mà là dùng xúc giác. Mùa xuân về đã khiến cho mọi giác quan trong cơ thể người bừng tỉnh. Nhà thơ đã không chỉ cảm nhận được mùa xuân kia mà còn có thể chạm tới nó nữa. Xuân Diệu cũng đã từng tỏ bày:
“Hỡi xuân hồng – ta muốn cắn vào ngươi”

Nếu ở Xuân Diệu, người ta thấy cái ngông cuồng khi muốn cắn, muốn ôm cả mùa xuân vào lòng để thưởng thức cho trọn vẹn thì ở Thanh Hải, người ta lại thấy cái ngọt ngào, cái dịu dàng như nét riêng của người Huế. Nhà thơ chỉ muốn được cảm nhận, muốn được tận tay chạm vào xuân, hứng lấy từng giọt mùa xuân đang trôi chảy kia để tận hưởng mà thôi chứ không muốn xuân là của riêng mình. Cả khổ thơ là một bức tranh quê hương thôn dã đầy rộn ràng. Đó là bức tranh chào xuân mà chỉ bằng vài nét chấm phá, Thanh Hải đã dựng lên một cách chân thực nhất của làng quê Việt Nam.

Bước sang khổ thơ thứ hai, khung cảnh xuân không còn chỉ có thiên nhiên mà đan xen vào đó là hình ảnh con người:

“Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao”

Hình ảnh con người hiện lên là hình ảnh của những người đang trong công cuộc xây dựng đất nước. Đó là hình ảnh của người lính cầm súng với quanh mình là lá ngụy trang. Mùa xuân của họ là những cành lộc non giắt trên lưng để che mắt quân thù. “Lộc” ấy đối với những người sản xuất hậu phương là những mầm cây ngô, cây sắn, cây lúa mới đang trải ra trên khắp ruộng đồng, nương rẫy. Mùa xuân của mỗi người tuy khác nhau nhưng đều góp phần dựng xây lên mùa xuân của đất nước. Cả Tổ quốc đang sục sôi, “hối hả” bước những bước chân đầu tiên đầy gian khổ để tiến lên xây dựng một đất nước mới mơ ước, hạnh phúc hơn. Điệp từ “tất cả” được lặp lại như một lời khẳng định của nhà thơ rằng cả nước, cả dân tộc đang rộn ràng, tươi vui, phấn đấu hết mình trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau bao năm đấu tranh vất vả. Tác giả cũng sử dụng ở đây nghệ thuật so sánh với những từ láy của chuyển động và âm thanh để miêu tả rõ hơn không khí rạo rực, rộn ràng ấy. Phải chăng, chính tác giả Thanh Hải cũng đang háo hức được hòa mình vào không khí nhộn nhịp, muốn góp một chút sức mọn của mình để dâng lên mùa xuân của dân tộc?

 Nhịp thơ năm chữ vốn là một nhịp thơ khá nhanh, giàu cảm xúc và dồn dập. Thế nhưng, bước sang khổ thơ thứ ba, nhịp thơ ở đây lại trở lên trầm lắng:

“Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước”

Nhịp thơ chậm và trầm lắng hơn bởi ở đây tác giả đang suy tưởng lại bốn ngàn năm lịch sử của dân tộc. Trong bốn ngàn năm dựng xây và bảo vệ Tổ quốc, chúng ta đã phải trải qua biết bao khó khăn, bao gian khổ nhọc nhằn. Những cuộc chiến bảo vệ Tổ quốc, chiến tranh chống quân Nguyên-Mông, chiến tranh chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ đã gây nên bao mất mát đau thương cho dân tộc. Đó là những “vất vả và gian lao” mà cả dân tộc ta đã phải trải qua. Thế nhưng, vượt lên trên tất cả khó khăn ấy, chúng ta đã làm nên những chiến thắng vang dội với ba lần chiến thắng quân Nguyên – Mông hung hãn, chiến thắng cả hai kẻ thù là hai quốc gia mạnh nhất lúc bấy giờ là Pháp và Mỹ. Một dân tộc như thế, một đất nước như thế hỏi có ai không tự hào được chứ? Dân tộc ta như một vì sao rực sáng, tiến lên phía trước, mà “đạp quân thù xuống bùn sâu”. Một lần nữa, Thanh Hải lại sử dụng nghệ thuật so sánh khi so sánh hình ảnh “đất nước như vì sao” luôn luôn chiếu rạng, sáng soi, chỉ đường dẫn lối chúng ta tiến về phía trước của văn minh và hạnh phúc.

Đất nước ta đã trải qua những ngày gian khổ để tiến lên những ngày tháng tươi sáng hơn. Chính lúc này đây là lúc mà mỗi chúng ta cần góp một phần nhỏ sức lực của mình để dựng xây lên một mùa xuân tươi đẹp hơn của đất nước. Bởi vậy giờ đây, khi sức khỏe cũng đang yếu dần, dù đang trên giường bệnh, nhưng Thanh Hải vẫn cất lên lời nguyện ước của chính mình:

“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến”

Không phải muốn trở thành điều gì to lớn, ước nguyện của Thanh Hải chỉ muốn được làm một chú chim nhỏ, một nhành hoa thắm, một nốt trầm giữa bản hòa ca bất tận. Tác giả chỉ muốn được trở thành một chú chim nhỏ cất tiếng hót vui cho đời hay một đóa hoa để khoe sắc thắm mang lại sắc hương cho cuộc đời này, hay chỉ là một nốt trầm lắng giữa bản nhạc của tháng năm, của cuộc đời, của đất nước. Tất cả nguyện vọng ấy của tác giả chỉ là những ước vọng nhỏ nhoi, vậy mà ông tha thiết mong mỏi được thực hiện. Điều đó được chứng tỏ qua điệp từ “ta làm” được lặp lại liên tiếp như một lời khẳng định. Chỉ một ước vọng nhỏ nhoi thế thôi mà cháy bỏng, mãnh liệt tới nhường nào. Nó đã thể hiện niềm khao khát yêu mến cuộc sống này, khao khát muốn được dâng hiến cho cuộc đời dù chỉ là một chút nhỏ bé mà thôi. Nhà thơ cũng muốn được góp phần vào bản hòa ca của đất nước chỉ để trở thành “một nốt trầm xao xuyến” – nốt trầm giữa bản hòa ca rộn rã của dân tộc. Nếu như để ý một chút ở đây, ta có thể nhận ra, tác giả không sử dụng từ “tôi” để thể hiện khát vọng của mình mà là từ “ta”. Nếu như “tôi” chỉ thể hiện cái tôi cá nhân của riêng mình thì “ta” lại là cái tôi chung của cả dân tộc. Nó đại diện cho cái tôi chung của bao con người Việt Nam muốn dâng hiến cho cuộc đời, cho sự nghiệp của dân tộc.

Cuối cùng, kết lại, nhà thơ chỉ muốn trở thành “một mùa xuân nho nhỏ”. Mùa xuân ấy sẽ để dâng cho đời, cho đất nước, cho cuộc sống dù ở trong hoàn cảnh nào, độ tuổi nào cũng muốn được dâng tặng hết mình. Điệp từ “dù là” lặp lại như một lời khẳng định sự chắc chắn rằng bất cứ khi nào, lúc nào tác giả cũng sẽ sẵn sàng để dâng hiến cả cuộc đời mình. Điệp từ ấy cũng làm nhịp thơ trở lên nhanh hơn, rộn ràng hơn, càng khẳng định hơn ý chí của tác giả. Và ước muốn của tác giả cũng là ước muốn chung của mỗi người con Việt Nam, muốn làm một mùa xuân nhỏ dâng hiến lên mùa xuân đại thắng của dân tộc, dù là bất kì ai, là cụ già hay thanh niên, trẻ nhỏ. Hai khổ thơ nhưng chung một niềm xúc cảm mong ước, đó là ước nguyện, là nỗi khát khao được cống hiến hết mình của tác giả, của mỗi con người dân tộc, cho sự nghiệp của Tổ quốc dù chỉ là những vật nhỏ bé, thường ngày.

 Kết lại bài thơ, Thanh Hải lại trở về làm một người con của xứ Huế mộng mơ khi cất lên tiếng hát:

“Mùa xuân tôi xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế…”

Trở về với Huế thương, Thanh Hải xin được cất lên câu hát thân thương – câu hát đậm chất trữ tình của Huế: Nam ai, Nam bình. Hai điệu hát mà chỉ có ở đất Huế, chỉ có những người con của Huế mới có thể ca lên. Lời hát ấy xin dành tặng cho mùa xuân, cho đất nước, quê hương, con người Việt Nam. Từng nhịp phách tiền đệm cho tiếng hát ấy vang vọng lên, ngân dài lên trên xứ Huế như tiếng lòng của Thanh Hải chất chứa bao nỗi niềm.

 “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải là một áng thơ văn chứa đầy cảm xúc, chất trữ tình đúng như tình cảm dịu dàng, thấm đượm của người con xứ Huế. Sử dụng nhịp thơ năm chữ dồn dập nhưng không kém phần nhẹ nhàng, đằm thắm, tác giả đã viết lên nỗi lòng của mình. Đó là một tình yêu cuộc sống tha thiết, yêu đời tha thiết dù đang nằm trên giường bệnh, là tình yêu nước, ước vọng được cống hiến cho Tổ quốc dù là một chút nhỏ bé thôi.

Bài thơ “mùa xuân nho nhỏ” có lẽ là một trong những tác phẩm đặc biệt nhất trong nền văn học Việt Nam khi được viết trong thời kì đất nước bước vào xây dựng chủ nghĩa cũng là lúc tác giả đang nằm trên giường bệnh. Nhưng có thể thấy ở trong đó chứa chan bao nhiêu cảm xúc, tình yêu, bao nhiêu nỗi lòng của một nhà thơ cả đời gắn bó, cống hiến cho sự nghiệp của đất nước. Bài thơ đã trở thành một tượng đài trong lòng người đọc về những tác phẩm viết về mùa xuân và sẽ luôn luôn còn nguyên giá trị cho đến mai sau.

chúc bạn học tốt 

Thảo luận

Lời giải 2 :

I. Mở bài

“Nếu là con chim, chiếc lá,

Con chim phải hót, chiếc lá phải xanh

Lẽ nào vay mà không trả,

Sống là cho, đâu chỉ nhận riêng mình.”

(Tố Hữu)

Tố Hữu - nhà thơ cùng quê hương xứ Huế với Thanh Hải - đã viết trong bài “Một khúc ca xuân” những lời tâm niệm thật chân thành, giản dị và tha thiết. Đó là “lặng lẽ dâng cho đời”. Còn Thanh Hải khi viết bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” trước lúc ra đi, không những đã giãi bày những suy ngẫm mà còn mong ước được dâng hiến một mùa xuân nho nhỏ của mình cho mùa xuân vĩ đại của đất nước Việt Nam.

Sinh ra, lớn lên, hoạt động cách mạng và tham gia công tác văn nghệ suốt hai thời kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ngay chính trên quê hương ruột thịt của mình. Ở địa điểm nào, hoàn cảnh nào ông cũng thể hiện được lẽ sống của mình. Đó là sự giản dị, chân thành, yêu người và khát vọng dâng hiến sức mạnh cho đời như chính cuộc sống và tâm hồn ông. Chúng ta có thể coi bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là món quà cuối cùng mà Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc về cõi vĩnh hằng. Chính vì vậy nó bâng khuâng, tha thiết và sâu lắng hơn tất cả để cuối cùng thể hiện một Thanh Hải yêu người, yêu cuộc sống, yêu quê hương đất nước và còn là một Thanh Hải sống cho thơ và sống cho đời.

II. Thân bài

1. Giới thiệu chung

Trước lúc vĩnh viễn ra đi ông cũng để lại cho đời những vần thơ thật nhân hậu, thiết tha và thanh thản, không hề gợn một nét u buồn nào của một cuộc đời sắp tắt. Khi cuộc đời mình đã bước vào cuối đông, nhà thơ vẫn nghĩ đến một mùa xuân bất diệt, muôn thuở và nguyện dâng hiến cho đời.

2. Phân tích

Hình ảnh của một mùa xuân rất Huế đã được tác giả mở đầu cho bài thơ:

“Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc.
Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”.

Một nét đặc trưng nơi xứ Huế là hình ảnh màu tím. Một màu tím thật gợn nhẹ như màu tím hoa sim mọc giữa con sông xanh biếc hay như những tà áo dài với màu tím thật nhẹ nhàng của những cô gái Huế. Cảm xúc về mùa xuân mở ra thật ngỡ ngàng, bất ngờ, không gian như tươi tắn hơn, trẻ trung hơn, thánh thoát hơn:

“Ơi con chim chiền chiện
Hót cho mà vang trời,
Từng giọt long lanh rơi,
Tôi đưa tay tôi hứng”

Trong không gian vang vang vui tươi của tiếng chim càng đậm đà chất Huế hơn nhờ dùng đúng chỗ những ngôn từ đặc trưng xứ Huế. Một từ “Ơi” đặt ở đầu câu, một từ “chi” đứng sau động từ “hát” đã đưa cách nói ngọt ngào, thân thương của Huế vào nhạc điệu của thơ. Từ “giọt” được hiểu theo rất nhiều nghĩa: có thể là “giọt nắng bên thềm”, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay cả tiếng hót của những chú chim chiền chiện. Nhưng đối với khung sắc trời xuân thì giọt xuân càng làm tăng thêm vẻ đẹp và sự quyến rũ của nó. Một từ “hứng” cũng đủ diễn tả sự trân trọng của nhà thơ đối với vẻ đẹp của trời, của sông, của chim muông hoa lá; đồng thời cũng thể hiện cảm xúc trọn vẹn của Thanh Hải trước mùa xuân của thiên nhiên đất trời.

Từ mùa xuân của thiên nhiên đất trời, tác giả đã chuyển cảm nhận về mùa xuân của cuộc sống, nhân dân và đất nước. Với hình ảnh "người cầm súng" và "người ra đồng", biểu tượng của hai nhiệm vụ: chiến đấu bảo vệ tổ quốc và lao động tăng gia để xây dựng đất nước với những câu thơ giàu hình ảnh và mang tính gợi cảm:

Mùa xuân người cầm súng,
Lộc giắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng,
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả,
Tất cả như xôn xao..."

Hình ảnh mùa xuân của đất trời đọng lại trong lộc non đã theo người cầm súng và người ra đồng, hay chính họ đã đem mùa xuân đến cho mọi miền của tổ quốc thân yêu.

Tác giả đã sử dụng biện pháp điệp từ, điệp ngữ như nhấn mạnh và kết thúc một khổ thơ bằng dấu ba chấm. Phải chăng dấu ba chấm như còn muốn thể hiện rằng: đất nước sẽ còn đi lên, sẽ phát triển, sẽ đến với một tầm cao mới mà không có sự dừng chân ngơi nghỉ

Sức sống của "mùa xuân đất nước" còn được cảm nhận qua nhịp điệu hối hả, những âm thanh xôn xao của đất nước bốn ngàn năm, trải qua biết bao vất vả và gian lao để vươn lên phía trước và mãi khi mùa xuân về lại được tiếp thêm sức sống để bừng dậy, được hình dung qua hình ảnh so sánh rất đẹp:

"Đất nước bốn ngàn năm
Vất vả và gian lao
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước"

Đó chính là lòng tự hào, lạc quan, tin yêu của Thanh Hải đối với đất nước, dân tộc. Những giọng thơ ấy rất giàu sức suy tưởng và làm say đắm lòng người.

Từ cảm xúc của thiên nhiên, đất nước, mạch thơ đã chuyển một cách tự nhiên sang bày tỏ suy ngẫm và tâm niệm của nhà thơ trước mùa xuân của đất nước. Mùa xuân của thiên nhiên, đất nước thường gợi lên ở mỗi con người niềm khát khao và hi vọng; với Thanh Hải cũng thế, đây chính là thời điểm mà ông nhìn lại cuộc đời và bộc bạch tâm niệm thiết tha của một nhà cách mạng, một nhà thơ đã gắn bó trọn đời với đất nước, quê hương với một khát vọng cân thành và tha thiết:

"Ta làm con chim hót,
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hoà ca,
Một nốt trầm xao xuyến"

Lời thơ như ngân lên thành lời ca. Nếu như đoạn đầu Thanh Hải xưng tôi kín đáo và lặng lẽ thì đến đoạn này ông chuyển giọng xưng ta. Vì sao có sự thay đổi như vậy? Ta ở đây là nhà thơ và cũng chính là tất cả mọi người. Khát vọng của ông là được làm con chim hót, một cành hoa để hoà nhập vào "mùa xuân lớn" của đất nước, góp một nốt trầm vào bản hoà ca bất tận của cuộc đời. Hiến dâng "mùa xuân nho nhỏ" nghĩa là tất cả những gì tốt đẹp nhất, dù nhỏ bé của mỗi người cho cuộc đời chung cho đất nước. Điều tâm niệm đó thật chân thành, giản dị và tha thiết – xin được làm một nốt trầm trong bản hoà ca của cuộc đời nhưng là "một nốt trầm xao xuyến".

Điều tâm niệm của tác giả: "lặng lẽ dâng cho đời" chính là khát vọng chung của mọi người, ở mọi lứa tuổi, chứ đâu phải của riêng ai. Thanh Hải đã thể hiện hết mình vì lòng tin yêu cuộc sống và khiêm tốn hiến dâng cho đất nước, cho cuộc đời, bởi vậy, xuất phát từ tiếng lòng thiết tha, nhỏ nhẹ, chân thành của tác giả nên lời thơ dễ dàng được mọi người tiếp nhận và chia sẻ cho nhau:

"Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc".

Đã gọi là cống hiến cho đời thì dù ở tuổi nào đi chăng nữa cũng phải luôn biết cố gắng hết tâm trí để phục vụ và hiến dâng cho quê hương, đất nước mến yêu của chính mình. Già - cống hiến tuổi già, trẻ - cống hiến sức trẻ để không bao giờ thất vọng trước chính bản thân mình.

Thật cảm động và kính phục biết bao khi đọc những vần thơ như lời tổng kết của cuộc đời. "Dù là tuổi hai mươi" khi mới tham gia kháng chiến cho đến khi tóc bạc là thời điểm hiện thời vẫn lặng lẽ dâng hiến cho đời và bài thơ này là một trong những bài thơ cuối cùng. "Một mùa xuân nho nhỏ" cuối cùng của Thanh Hải dâng tặng cho đời trước lúc ông bước vào thế giới cực lạc, chuẩn bị ra đi mãi mãi.

Kết thúc bài thơ bằng một âm điệu xứ Huế: điệu Nam ai, Nam Bình mênh mang tha thiết, là lời ngợi ca đất nước, biểu hiện niềm tin yêu và gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước, một câu chân tình thắm thiết

"Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam Bình
Nước non ngàn dặm tình
Nước non ngàn dặm mình
Nhịp phách tiền đất Huế"

3. Đánh giá chung

Những lời tâm sự cuối cùng của người sắp mất luôn là những lời thực sự, luôn chứa chan tình cảm, ước nguyện sâu lắng nhất... và bài thơ này cũng chính là những điều đúc kết cả cuộc đời của ông. Ông đã giải bày, tâm tình những điều sâu kín nhất trong lòng, và chính lúc đó Thanh Hải đã thả hồn vào thơ, cùng chung một nhịp đập với thơ để ông và thơ luôn được cùng nhau, hiểu nhau và giải bày cho nhau.

III. Kết bài

Tóm lại bài thơ đã sử dụng thể thơ năm chữ, mang âm hưởng dân ca nhẹ nhàng tha thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu, cất trúc thơ chặt chẽ, giọng điệu đã thể hiện đúng tâm trạng, cảm xúc của tác giả. Nét đặc sắc của bài thơ là ở chỗ nó đề cập đến một vấn đề lớn và quan trọng "nhân sinh", vấn đề ý nghĩa cuộc sống của mỗi cá nhân được Thanh Hải thể hiện một cách chân thành, thiết tha, bằng giọng văn nhỏ nhẹ như một lời tâm sự, gửi gắm của mình với cuộc đời. Nhà thơ ước nguyện làm một "mùa xuân" nghĩa là sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường; là "một mùa xuân nho nhỏ" góp vào "mùa xuân lớn" của đất nước của cuộc đời chung và bài thơ cũng có ý nghĩa hơn khi Thanh Hải nói về "mùa xuân nho nhỏ" nhưng nói được tình cảm lớn, những xúc động của chính tác giả và của cả chúng ta.

Phân tích bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải mẫu 1

Bao giờ cũng thế, một tác phẩm đặc sắc phải bao gồm cái đặc sắc và thành công về cả hai mặt nội dung và nghệ thuật. Tác phẩm ấy như một nguồn nước giếng trong, khơi mãi vẫn không hết cái ngọt ngào, lắng sâu của tình yêu con người, vẫn không cạn nguồn sức mạnh truyền vào trong cuộc sống.

Bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương là một tác phẩm như thế. Được sáng tác vào năm 1976, bài thơ mang đậm chất trữ tình này đã ghi lại tình cảm sâu lăng, thành kính cảu nhà thơ khi hoà vào dòng người viếng lăng Bác. Bài thơ cũng là tiếng nói, là nỗi niềm tâm sự của nhận dân Nam bộ và nhân dân cả nước dành cho Bác.

Mở đầu bài thơ là cảm xúc của tác giả khi vừa bước chân vào lăng. Nhà thơ xưng “con” và gọi “Bác”; lời thơ giản dị, mộc mạc mà chát chức bao tình cảm gần gũi, thân thương, kính trọng chủ tịch Hồ Chí Minh của ông. Điều đó càng cho thấy Bác là một con người rất hoà đồng và gần gũi. Chính vậy nhà thơ Tố hữ có viết “Người là Cha, là Bác, là Anh”. Chi tiết thơ “Con ở miền Nam” còn mang một sắc thái đầy xúc động. Khúc ruột miền Nam là miền đất xa xôi mà Bác không nguôi ngóng chờ, cho đến những ngày trước lúc lâm chung thì trái tim người vẫn luôn hướng về miền Nam ruột thịt. Nơi đó có biết bao đồng bào ta đang ngày đêm chiến đấu và anh dũng hy sinh vì một ngày mai nước nhà thống nhất. Nhưng…Bác đã không chờ được đến ngày đó. Người đã ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng để lại muôn vàn niềm thương tiếc cho nhân dân ta. Câu thơ đầu gọn như một lời thông báo nhưng lại chứa chan bao tình cảm xúc động, bồi hồi của tác giả đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Và trong cái mênh mang sương mù của mọt ngày mùa thu Hà Nội, qua con mắt thi nhân của Viễn Phương, ta chợt tìm thấy một “hàng tre” Việt Nam. Đến với Bác, đến với hàng tre, ta như đến với quê hương làng mạc, đến với mái nhà tranh âm vang lời ru của bà, của mẹ; đến với Bác là đến với dân tộc mình, thế mới đẹp làm sao! Hình ảnh nhân hoá hàng tre “bão táp mưa sa đứng thẳng hàng” còn là biểu tượng bất diệt của con người Việt Nam kiên cường, bất khuất biền bỉ. Màu xanh của tre chính là màu xanh của sức sống Việt Nam, màu xanh của hy vọng, hạnh phúc và hoà bình. Đây quả là một tứ thơ độc đáo, giàu ý nghĩa tượng trưng:

“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”

Và nhà thơ phải kính yêu Bác lắm mới viết được những hình ảnh ẩn dụ tài tình này:

“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng

Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

Cũng là “mặt trời” nhưng “mặt trời” ở câu thơ thứ nhất là mặt trời của thiên nhiên vũ trụ, ngày ngày tỏ sáng, đem sự sống cho muôn loài, vạn vật, nó cũng có lúc quạnh quẽo, u ám. Còn “mặt trời” của nhận dân Việt Nam. “mặt trời” trong lăng thì vẫn luôn chiếu ánh sáng vĩnh hằng, đỏ mãi. Bác chính là vầng mặt trời hồng toả tia sáng soi rọi con đường giúp dân tộc ta thoát khỏi kiếp đời nô lệ, là sức mạnh giúp nhân dân ta chèo lái con thuyền cách mạng cập bến vinh quang, đi đến bờ thắng lợi. Dù rằng đã ra đi mãi mãi nhưng Bác vẫn luôn bất tử, tư tưởng HCM vẫn luôn trường tồn, soi đường dẫn lối cho dân tộc ta đứng lên.

Hoà nhịp với gần trăm triệu bàn chân Việt Nam, hàng triệu bàn chân lao động trên thế giới, Viễn Phương bùi ngùi xúc động bước vào lăng:

“Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ

Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”

Hình ảnh dòng người vào lăng viếng Bác được tác giả ví như nhưng tràng hoa dâng lên người. “Bảy mươi chín” tràng hoa, ấy là bày mươi chín màu xuân, bày mươi chín năm cống hiến, hy sinh hết mình của Bác đối với dân tộc và nhân dân ta. Và quả thật, Bác chính là mùa xuân, và mùa xuân ấy đã làm cho cuộc đời người dân Việt Nam nở hoa. Điệp ngữ “ngày ngày” đứng mỗi ý thơ giữ vị trí “nhãn tự”, vừa thể hiện một qui luật trình tự của dòng người vào lăng viếng Bác, lại vừa thể hiện một qui luật tự nhiên của tạo hoá.

Đứng trước sự vĩ đại, to lớn của Bác, ta cũng vô thức bị dòng thơ cuốn và trong lăng lúc nào không hay:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên

Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền

Vẫn biết trời xanh là mãi mãi

Mà sao nghe nhói ở trong tim”

Bác đang nằm đây, ngay trước mắt nhà thơ, hiền hậu, nhân từ như một vầng trăng “dịu hiền”, mát mẻ mà vãn trong sáng rạng ngời.Ta có cảm giác như Bác vẫn chưa đi xa, vẫn chưa rời khỏi thế gian này mà Người đang ngủ đấy thôi. Lí trí thì nói bác đang ngủ, nghĩa là Bác vẫn còn sống mãi với đất nước, với dân tộc ta như trời xanh còn mãi trên đầu. Mỗi ngày ngẩng đầu nhìn ta lại thấy trời xanh, lại thấy Bác. Bác không bao giờ mất, Bác sống mãi cùng dân tộc ta, trong mỗi cuộc đời, trong mỗi sự việc mà chúng ta làm vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội. Ta biết thế, ta nghĩ thế nhưng sao tim ta vẫn “đau nhói”, mắt ta vẫn trào dâng khi nhận ra rằng: Bác đã không còn nữa! Khổ thơ thứ hai và ba là một chuỗi các hình ảnh vũ trụ: mặt trời, vầng trăng, trời xanh lồng vào nhau như để ca ngời tầm vóc lớn lao của Bác; đồng thời thể hiện lòng tôn kính vô hạn của tác giả, của nhân dân đối với vị cha già kính yêu của dân tộc.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK