Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn...

giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn (không cop mạng nha) câu hỏi 943951 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

giải thích câu tục ngữ : uống nước nhớ nguồn (không cop mạng nha)

Lời giải 1 :

I, Dàn ý tham khảo

A. Mở bài

- Dẫn dắt vấn đề

- Nêu vấn đề

B. Thân bài

1. Giải thích

- Câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đem đến cho ta một bài học, thông điệp vô giá nào? Đó là bài học vô lòng biết ơn đến cội nguồn, đến những người đã cho ta hưởng "thành quả", cho ta một cuộc sống hòa bình, độc lập và hạnh phúc như ngày hôm nay.

2. Chứng minh

- Từ xa xưa, nhân dân ta đã luôn nhớ ơn đến những người có công với đất nước.

+ Tiêu biểu như dân ta đã lập đền thờ vị vua Ngô Quyền - người đã dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến độc lập trên đất nước ta lúc bấy giờ.

- Trong thời bình, nhận thức được vai trò to lớn của lòng biết ơn, nhà nước ta đã lấy ngày 10 tháng ba âm lịch hằng năm để tưởng nhớ vua Hùng - người có công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chưa dừng lại ở đó, cứ mỗi ngày 20/11 hằng năm, các em học sinh lại nô nức trở về trường để bày tỏ lòng thành kính với các thầy, cô giáo. 

3. Bình luận

- "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta.

- Hơn hết, nó còn là thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Bởi lẽ đó mà lòng biết ơn chính là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi chúng ta.

- Nhờ có lòng biết ơn mà hình ảnh có đất nước thêm đẹp.

- Chưa dừng lại ở đó, có lòng biết ơn, tâm hồn ta sẽ rộng mở, trở nên phóng khoáng và yêu đời hơn.

- Bên cạnh đó, nó sẽ giúp ta luôn có nhận thức, hành động đúng đắn đối với những người cho ta "trái ngọt". Nếu không có lòng nhớ ơn, ta sẽ trở thành kẻ vô ơn và bị mọi người ruồng bỏ. 

4. Liên hệ bản thân

- Là học sinh, em luôn trau dồi và phát huy một lòng biết ơn chân thành sâu sắc với tổ tiên, ông cha, những người thân yêu,... Bên cạnh đó, em còn tuyên truyền giá trị tốt đẹp này để nhân rộng nó ra.

C. Kết bài

- Khẳng định giá trị của câu tục ngữ

II, Bài văn tham khảo

Trong kho tàng văn học, có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ hay. Tiêu biểu như "Thương người như thể thương thân", "Lá lành đùm lá rách",... Nhưng có lẽ để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng chúng ta là câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn".

Trước hết, câu tục ngữ "Uống nước nhớ nguồn" đem đến cho ta một bài học, thông điệp vô giá nào? Đó là bài học vô lòng biết ơn đến cội nguồn, đến những người đã cho ta hưởng "thành quả", cho ta một cuộc sống hòa bình, độc lập và hạnh phúc như ngày hôm nay.

Từ xa xưa, nhân dân ta đã luôn nhớ ơn đến những người có công với đất nước. Tiêu biểu như dân ta đã lập đền thờ vị vua Ngô Quyền - người đã dẹp tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, chấm dứt thời kì Bắc thuộc, mở ra thời kì phong kiến độc lập trên đất nước ta lúc bấy giờ. Trong thời bình, nhận thức được vai trò to lớn của lòng biết ơn, nhà nước ta đã lấy ngày 10 tháng ba âm lịch hằng năm để tưởng nhớ vua Hùng - người có công lao to lớn trong quá trình dựng nước và giữ nước. Chưa dừng lại ở đó, cứ mỗi ngày 20/11 hằng năm, các em học sinh lại nô nức trở về trường để bày tỏ lòng thành kính với các thầy, cô giáo. Người đã cho các em con chữ, dạy các em biết bao bài học hay để các em vững bước vào đời.

Thật vậy, "Uống nước nhớ nguồn" đã trở thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Hơn hết, nó còn là thước đo nhân phẩm của mỗi con người. Bởi lẽ đó mà lòng biết ơn chính là một phẩm chất không thể thiếu trong mỗi chúng ta. Nhờ có lòng biết ơn mà hình ảnh có đất nước thêm đẹp. Chưa dừng lại ở đó, có lòng biết ơn, tâm hồn ta sẽ rộng mở, trở nên phóng khoáng và yêu đời hơn. Bên cạnh đó, nó sẽ giúp ta luôn có nhận thức, hành động đúng đắn đối với những người cho ta "trái ngọt". Nếu không có lòng nhớ ơn, ta sẽ trở thành kẻ vô ơn và bị mọi người ruồng bỏ. 

Là học sinh, em luôn trau dồi và phát huy một lòng biết ơn chân thành sâu sắc với tổ tiên, ông cha, những người thân yêu,... Bên cạnh đó, em còn tuyên truyền giá trị tốt đẹp này để nhân rộng nó ra.

Câu tục ngữ trên chính là bài học kinh nghiệm quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu đời sau. Qua đây, mỗi chúng ta hãy phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đừng để nó bị vùi lấp, phủi mờ bởi buị thời gian. 

Thảo luận

-- Cho mik xin đề thi HKII môn Toán lớp 7 vào gmail này với ạ Gmail:trungnguyen310107@gmail.com👍👍👍. Mik mong mn ko báo cáo và giúp đớ mik hết sức~

Lời giải 2 :

    Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam có rất nhiều câu ca dao tục ngữ hay nói về truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Một trong số đó là câu tục ngữ: "Uống nước nhớ nguồn" mang đến cho chúng ta một đạo lý sâu sắc ở đời.

   Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Lớp nghĩa đen là lớp nghĩa hiện trực tiếp lên qua từng từ ngữ mà ta không phải suy luận, lớp nghĩa này là khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó. Còn lớp nghĩa bóng là lớp nghĩa không hiện trực tiếp qua từng từ ngữ mà ta phải suy luận thì mới tìm ra được lớp nghĩa này. Lớp nghĩa này là có thể hiểu là khi được thừa hưởng những thành quả tốt đẹp thì hãy nhớ đến nguồn cội hay chính xác hơn là công sức của những người tạo ra thành quả đó.

  Câu tục ngữ nêu lên một đạo lý cho chúng ta hãy biết nhớ đến công ơn của những lớp người đi trước để chúng ta có được thành quả như hôm nay. Bởi vì những gì chúng ta đang thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có, để có được độc lập dân tộc, sự ấm no hạnh phúc như ngày hôm nay các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

  Để đổi lấy hạt gạo mà ta ăn hàng ngày người nông dân đã phải đổ biết bao nhiêu mồ hôi công sức, dãi dầu sớm nắng chiều mưa, bán mặt cho đất bán lưng cho trời để cho ta những hạt gạo chắc mẩy, thơm ngon. Đã có những câu chuyện rất hay về đạo lí này, truyện kể rằng có một chàng sĩ tử nghèo không có tiền mua gạo nên thường hay đợi nhà hàng xóm bên cạnh ăn cơm xong là sang mượn nồi về nấu cơm nhưng thực chất là để lấy phần cơm thừa và phần cháy để ăn. Khi chàng trai này đi thi và đỗ trạng nguyên thì có xin với vua đúc một cái nồi bằng vàng về để báo đáp vợ chồng người hàng xóm và kể rõ câu chuyện về những lần mượn nồi của mình cho mọi người nghe, ai cũng vô cùng xúc động về thái độ sống biết ơn người đã giúp đỡ mình. Đấy là truyện, còn trong thực tế thì dân tộc Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân nghĩa, để tưởng nhớ về các thế hệ đi trước đã ngã xuống ta có ngày Thương binh liệt sĩ, tổ chức dâng hoa lên các nghĩa trang liệt sĩ để tưởng nhớ về những người có công với đất nước, thăm hỏi và tặng quà các gia đình chính sách, việc làm này cũng giúp phần nào họ nguôi ngoai đi nỗi đau mất mát người thân. Những thương binh, bệnh binh mất một phần hoặc toàn bộ sức lao động cũng được hưởng những chế độ ưu tiên đặc biệt, được Nhà nước chu cấp một phần về kinh tế, còn đối với gia đình liệt sĩ thì thân nhân của những liệt sĩ đó được hưởng chế độ này. Đó cũng là một hành động thiết thực thể hiện truyền thống "Uống nước nhớ nguồn" của dân tộc ta.

Tuy nhiên có một số người không hiểu được đạo lý này, mọi người thì "ăn cây nào rào cây ấy" nhưng họ lại "ăn cây táo rào cây sung", không biết nhớ đến công ơn của những người đã vất vả bỏ công sức tạo dựng thành quả cho họ hưởng thụ, ông cha ta cũng đã có một số câu tục ngữ như: "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát" nhằm đả kích, phê phán những người có thái độ sống vô ơn, vong ân bội nghĩa, dựa vào người khác để đạt được mục đích nhưng khi đạt được mục đích rồi thì lại "lấy oán báo ân", tráo trở, quay lưng với những người đã giúp đỡ mình khi họ gặp khó khăn.

   Ngày nay, câu tục ngữ vẫn còn nguyên giá trị của nó và đạo lý mà câu tục ngữ đưa ra là một bài học quý báu để mỗi người chúng ta học tập và noi theo

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK