Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 : MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go) Mẹ ơi, trên mây...

: MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go) Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn

Câu hỏi :

: MÂY VÀ SÓNG (Ra-bin-đơ-ra-nát Ta-go) Mẹ ơi, trên mây có người gọi con: "Bọn tớ chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Bọn tớ chơi với bình minh vàng, bọn tớ chơi với vầng trăng bạc". Con hỏi : "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?". Họ đáp: "Hãy đến nơi tận cùng trái đất, đưa tay lên trời, cậu sẽ được nhấc bổng lên tận tầng mây". "Mẹ mình đang đợi ở nhà" – con bảo – "Làm sao có thể rời mẹ mà đến được ?". Thế là họ mỉm cười bay đi. Nhưng con biết có trò chơi thú vị hơn, mẹ ạ. Con là mây và mẹ sẽ là trăng. Hai bàn tay con ôm lấy mẹ, và mái nhà ta sẽ là bầu trời xanh thẳm. Trong sóng có người gọi con: "Bọn tớ ca hát từ sáng sớm cho đến hoàng hôn. Bọn tớ ngao du nơi này nơi nọ mà không biết từng đến nơi nao". Con hỏi : "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được ?". Họ nói : "Hãy đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt lại, cậu sẽ được làn sóng nâng đi". Con bảo: "Buổi chiều mẹ luôn muốn mình ở nhà, làm sao có thể rời mẹ mà đi được ?". Thế là họ mỉm cười, nhảy múa lướt qua. Nhưng con biết trò chơi khác hay hơn. Con là sóng và mẹ sẽ là bến bờ kì lạ, Con lăn, lăn, lăn mãi rồi sẽ cười vang vỡ tan vào lòng mẹ. Và không ai trên thế gian này biết mẹ con ta ở chốn nào. (Nguyễn Khắc Phi dịch) Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện gì? Trong câu chuyện ấy có những nhân vật nào? Câu 2. Những câu thơ: “Nhưng làm thế nào mình lên được đó”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” giúp ta hiểu điều gì đang ngự trị trong tâm hồn bạn nhỏ? Câu 3. Bạn nhỏ từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng như thế nào? Cách từ chối ấy có gì đặc biệt? Câu 4. Bạn nhỏ đã tạo ra những trò chơi nào? Vì sao bạn nhỏ lại nói những trò chơi do mình sáng tạo ra thú vị hơn? Câu 5. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ với mẹ như thế nào?

Lời giải 1 :

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện gì? Trong câu chuyện ấy có những nhân vật nào?

Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện mình được mây và sóng gọi đi chơi. Trong câu chuyện ấy có những nhân vật là : Mây, sóng, mẹ và con

Câu 2. Những câu thơ: “Nhưng làm thế nào mình lên được đó”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” giúp ta hiểu điều gì đang ngự trị trong tâm hồn bạn nhỏ?

Câu hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được"  của em bé thể hiện sự ngây thơ, nhưng đó cũng là điều dễ hiểu, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình. Thiên nhiên bao la, rộng lớn đang mở ra trước mắt em bé. Được chơi với mây, với vầng trăng bạc, ngao du nơi này nơi nọ đối với em bé là cả một niềm vui thích, rồi được chơi từ khi thức dậy cho đến lúc chiều tà. Hẳn rằng em bé sẽ không bỏ lỡ những cơ hội đó qua đi và hỏi "Nhưng làm thế nào mình lên đó được ?", "Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được" .

Câu 3. Bạn nhỏ từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng như thế nào? Cách từ chối ấy có gì đặc biệt?

Trả lời : Em bé đã từ chố lời mời gọi của những người "trên mây" và "trong sóng". Bởi em là một đứa bé ngoan, lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua. Chính mẹ em bé, tình yêu thương của mẹ dành cho em đã trở thành sợi dây vô hình buộc chặt em bé ở lại, buộc chặt tâm trí em với lòng mẹ. Cũng chính vì điều đó mà những trò chơi sáng tạo của em bé thú vị chẳng kém trò chơi của những người sống trên mây và sóng.

Câu 4. Bạn nhỏ đã tạo ra những trò chơi nào? Vì sao bạn nhỏ lại nói những trò chơi do mình sáng tạo ra thú vị hơn?

- Em bé đã sáng tạo ra trò chơi:

           Em là mây, mẹ là trăng. Hai bàn tay em ôm lấy mẹ, mái nhà trở thành bầu trời.

           Em là sóng, mẹ là bến bờ kì lạ. Em lăn mãi rồi sẽ cười vỡ tan vào lòng mẹ.

- Vì sao bạn nhỏ lại nói những trò chơi do mình sáng tạo ra thú vị hơn?

            Những trò chơi đó thể hiện sự gắn bó, yêu thương sâu sắc. Dù ở bất cứ nơi đâu, em bé vẫn muốn ở cùng với mẹ.

Câu 5. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ với mẹ như thế nào?

 Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.

CHÚC BẠN HỌC TỐT

Thảo luận

Lời giải 2 :

$#Cream$

Câu 1. Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện gì ? Trong câu chuyện ấy có những nhân vật nào ?

⇒ Bạn nhỏ trong bài thơ đã kể cho mẹ câu chuyện mình được mây và sóng gọi đi chơi. Trong câu chuyện ấy có những nhân vật là : Mây, sóng, mẹ và con

Câu 2. Những câu thơ: “Nhưng làm thế nào mình lên được đó”, “Nhưng làm thế nào mình ra ngoài đó được” giúp ta hiểu điều gì đang ngự trị trong tâm hồn bạn nhỏ?

⇒ Sự ngây thơ của em bé, vì dù sao em bé vẫn chỉ là một em bé mà thôi. Đó là sự thắc mắc, muốn tìm tòi và khám phá thế giới xung quanh mình.

⇒ Sự thích thú của em bé vì những lời gọi mời đầy hấp dẫn.

⇒ Sự lưỡng lự của em bé vì rất muốn đi nhưng dường như có điều gì đó ngăn cản em.

Câu 3. Bạn nhỏ từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng như thế nào? Cách từ chối ấy có gì đặc biệt?

⇒ Bạn nhỏ từ chối lời mời gọi của những người trên mây và trong sóng là : Bởi em là một đứa bé ngoan, em đã nhớ về mẹ, thương mẹ và từ chối lời mời.
⇒ Cách từ chối ấy có điều đặc biệt là : Lời từ chối của em thật ngây thơ, trong sáng đến mức khiến cho họ phải mỉm cười, nhảy múa rồi lướt qua.
Câu 4. Bạn nhỏ đã tạo ra những trò chơi nào? Vì sao bạn nhỏ lại nói những trò chơi do mình sáng tạo ra thú vị hơn?

⇒ Bạn nhỏ đã tạo ra những trò chơi : " Con là mây và mẹ sẽ là trăng " 

⇒ Bạn nhỏ lại nói những trò chơi do mình sáng tạo ra thú vị hơn là vì em tin chắc rằng tình cảm giữa em và người mẹ sẽ ở khắp mọi nơi, mọi chốn

Câu 5. Qua bài thơ, em cảm nhận được tình cảm của bạn nhỏ với mẹ như thế nào ?

⇒ Tình cảm ấy sâu sắc đến mức không ai có thể hiểu hết được. Tình mẫu tử là thiêng liêng, bất diệt, hòa cả vào trong thiên nhiên bao la, thơ mộng.


 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK