Vì sao Nguyễn Tất Thành lại ra đi tìm đường cứu nước mới?
⇒ - Từ cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp đã hoàn thành quá trình xâm lược nước ta . Ngay sau đó Pháp bắt tay ngay vào việc thiết lập bộ máy cai trị và thực hiện chính sách khai thác, vơ vét rất khốc liệt. Nhân dân ta lúc bấy giờ vô cùng khổ cực, bóc lột nặng nề, mâu thuẫn xã hội gay gắt ( nông dân với địa chủ phong kiến; toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp ), chỉ chờ ngày đứng lên giải phóng dân tộc. Tuy nhiên, mâu thuẫn bao trùm lúc bấy giờ là toàn thể dân tộc Việt Nam với Pháp. Yêu cầu bức thiết của dân tộc là đánh đuổi Pháp giành lại độc lập dân tộc.
- Ngay từ khi Pháp đặt bước chân xâm lược, các phong trào đấu tranh đã không ngừng diễn ra và rất khốc liệt. Đặc biệt là phong trào đấu tranh theo khuynh hướng phong kiến cuối thế kỉ XIX và phong trào theo khuynh hướng Dân chủ tư sản... đầu thế kỷ XX gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề nhưng cuối cùng đều bị dập tắt. Sự thất bại cho thấy cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ rơi vào khủng hoảng trầm trọng về chính sách, đường lối đánh giặc. Yêu cầu đặt ra là phải tìm một con đường cứu nước mới, đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
- Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và trên mảnh đất quê hương luôn hướng về Tổ Quốc. Người sớm có ý chí đánh đuổi thực dân Pháp và giải phóng đồng bào khỏi ách nô lệ, lầm than. Người ra đi cứu nước với ''hai bàn tay trắng'' trên chuyến tàu đầu tiên Đô đốc Latouche-Tréville và sau hơn 30 năm bôn ba, hoạt động ở nước ngoài, Người đã trở về lãnh đạo cách mạng Việt Nam, và nước ta có ngày độc lập như hôm nay.
Hướng đi của Người có gì mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
- Bác đã phân tích: lối đánh giặc của cụ Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh còn mang nặng cốt cách phong kiến, “Đưa hổ cửa trước rước beo cửa sau” , chẳng khác nào xin giặc rủ lòng thương. Các bậc tiền bối chọn sang Nhật Bản ( phương Đông ) gặp gỡ những chính khách, nhờ họ giúp đỡ.
- Bác chọn con đường sang các nước phương Tây ( Pháp ), tìm hiểu chính kẻ thù của mình, tại sao lại phát triển như vậy, từ đó về giúp dân, giúp nước.
@All right reserved. 23.06.2020.
Cho câu trả lời hay nhất nha. Cảm ơn!
- Nguyễn Tất Thành sinh ngày 19/5/1890 trong một gia đình trí thức yêu nước ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.
- Do Người sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp
- Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào cách mạng nổ ra liên tục song không đi đén thắng lợi
- Tuy khâm phục Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan bội Châu, Phan Châu Trinh, nhưng Nguyễn Tất Thành không tán thành đường lối hoạt động của họ nên quyết định tìm đường cứu nước mới cho dân tộc.
__________
- Các nhà yêu nước trước như Phan Bội Châu sang phương Đông như Nhật Bản, Trung Quốc xin họ giúp Việt Nam đánh Pháp và chủ trương bạo động để đánh đuổi Pháp.
- Phan Chu Trinh thì chủ trương đấu tranh bằng phương pháp cải lương.
- Nguyễn Tất Thành sang phương tây nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng có kinh tế, khoa học kĩ thuật phát triển. Trong quá trình đó Người bắt gặp chân lý cứu nước của chủ nghĩa Mác-Lênin đi theo con đường của cách mạng tháng Mười Nga. Đây là con đường cứu nước đúng đắn vì nó phù hợp với xu thế phát triển của thời đại.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK