Sức khỏe là vốn quý nhất của con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Sức khỏe của cán bộ và nhân dân được bảo đảm thì tinh thần càng hăng hái. Tinh thần và sức khỏe đầy đủ thì kháng chiến càng nhiều thắng lợi, kiến quốc càng mau thành công”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Ít có nghề nào mà xã hội đòi hỏi về phẩm chất và tài năng cao như đối với người làm công tác y tế. Đó là một nghề đặc biệt, đòi hỏi sự hiểu biết sâu rộng, tấm lòng nhân ái, từng trải và kinh nghiệm nghề nghiệp mà mọi công việc dù nhỏ đến đâu đều liên quan đến tính mạng con người và hạnh phúc của mỗi gia đình”Có lẽ nghề Y là một nghề hết sức đặc biệt, liên quan đến sinh mạng của con người nên phải được huấn luyện rất lâu, rất kỹ, mà giai đoạn đầu đã phải mất khoảng 6-8 năm. Sau đó, còn phải học thêm 3-4 năm nữa để có thể thành một thầy thuốc có đủ khả năng hành nghề chuyên khoa. Rồi phải thêm chừng 10 năm kinh nghiệm nữa mới có thể gọi là thấu đáo, vững vàng trong nghề nghiệp. Trong suốt 10 năm đào tạo huấn luyện “cơ bản” như thế, người thầy thuốc đã bị “vo tròn bóp méo” thế nào, để rồi sau này trong cuộc sống ta thường thấy mọi người cười họ hay bị “méo mó nghề nghiệp” !
Trong huấn luyện, họ phải rèn tập những kỹ năng gần như “máy móc hóa” : một làn dao, một mũi kim đều không thể ngẫu hứng tình cờ. Họ cũng phải học cả những thái độ, cử chỉ, cách ứng xử với từng trường hợp – giờ giấc hoạt động của họ được lên khuôn – chương trình hóa một cách chính xác . . . Rồi cả cách ăn mặc, cách nói năng. Rồi những tiêu chuẩn, những đòi hỏi trong phẩm chất đạo đức.
Họ chịu trách nhiệm về phần xác – và cả một phần tâm hồn – của thân chủ. Một sự chậm trễ thờ ơ của họ có thể làm chết người, một sự cẩu thả, đùa cợt trong lời nói có thể gây nỗi đau đớn cho người khác. Chỉ có họ mới đang đêm khuya người ta có thể dựng dậy để nghe mô tả về phân, về nước ối, về sự khó ở của người khác. Nhưng cũng chỉ có họ, mới được người ta tin cậy mà thổ lộ tất cả “tâm can”, những đau đớn thể chất, tinh thần – bởi vì họ đã thề trước ông tổ của nghề nghiệp là không bao giờ tiết lộ bí mật của người bệnh. Có những điều người bệnh không thể nói với ai – dù là cha mẹ, vợ chồng, con cái – mà chỉ nói được với người thầy thuốc.
Để rèn luyện một nghề nghiệp như thế, họ ngay từ những ngày đầu đã được khoác lên người chiếc áo blouse trắng, bỏ đi bộ quần áo quen thuộc, nếp sống cũ ở ngoài kia. Họ mày mò với xác chết, với các bộ xương người, họ qua lại trong môi trường đầy không khí trang nghiêm, trách nhiệm cao – sơ sẩy là chết người – làm quen với mùi máu, mủ, phân và nước tiểu, nước ối . . ., tập nghe tiếng rên la, tập nhìn con người trần trụi, tênh hênh với những sự thực phũ phàng, với những đớn đau của nó. Để rồi ngày tháng dần qua, họ đổi thay lúc nào không hay, họ nói năng trịnh trọng, họ nhìn như quan sát, họ hỏi như điều tra, họ bình tĩnh đến lạnh lùng, họ che dấu cảm xúc rất khéo léo – nghĩa là họ thành một con người khác : một bác sĩ, một người “thầy thuốc” !
Mối quan hệ giữa thầy thuốc với bệnh nhân là một mối quan hệ rất đặc biệt. Người bệnh đến với thầy thuốc không chỉ tìm kiếm những thông tin liên quan đến bệnh tật, đến thuốc men, mà còn mang theo cả những nỗi băn khoăn, lo lắng và sợ hãi . . .
Thầy thuốc không chỉ là một chuyên viên tư vấn (consultant) về y học mà còn phải là một chuyên viên tham vấn (counsellor) về sức khỏe, bởi người bênh đến với họ vì tin tưởng rằng người thầy thuốc ngoài việc chữa bệnh còn có thể an ủi, giúp đỡ họ.
Người bệnh cũng rất nhạy cảm với những “truyền thông không lời” trong mối giao tiếp đặc biệt này. Chỉ cần nhìn nét mặt, cử chỉ, nghe giọng nói, cái vỗ vai, cái bắt tay . . . cũng được bệnh.
. Nghe tiếng trẻ khóc vang lên nơi đêm vắng lòng người mẹ và thầy thuốc nghe ấm hẳn. Ôm một đứa trẻ vào lòng, nghe hơi ấm từ bé truyền sang, những người thầy thuốc khoa sản chắc hẳn là những người thầy thuốc hạnh phúc nhất.
Còn nữa, khi bạn nắm tay một người vừa hồi tỉnh sau khi trụy mạch, nhìn vào đôi mắt của kẻ vừa trở về từ cõi chết này, bạn sẽ sẵn sàng đánh đổi cả trăm cuộc vui quanh bàn nhậu để có nó. Khi bạn xoa lên đầu một đứa trẻ qua cơn sốc sốt xuất huyết, bàn tay nhỏ xíu của nó bấu lấy bạn, còn niềm vui nào hơn.
Nhìn những người xuất viện, gia đình tíu tít, em bé reo vui, người già hớn hở, còn phần thưởng nào hơn! Bạn sẽ không cần những bằng khen, giấy khen bằng những cái cúi chào với nụ cười, những giọt lệ không phải vì buồn mà vì vui vì đã trả lại thân nhân người bệnh, kẻ mà họ tưởng đã ra đi mãi mãi. Vui lắm chứ, nếu không phải vì những niềm vui tuy đơn sơ đó nhưng lại là sức mạnh vô hình giữ chúng ta lại với nghề.
Vui lắm những khi đi tham gia cứu trợ người nghèo vùng xa, đến với họ bằng những viên thuốc bé bỏng không đáng giá là bao nhưng làm ấm lòng những kẻ cô đơn, lưu đày do túng thiếu, những kẻ mà cả đời không dám đến với thầy thuốc chúng ta vì lý do duy nhất: nghèo.
Có lẽ những viên thuốc đó không quý giá bằng sự hiện diện của chúng ta, những kẻ từ kinh thành ánh sáng đến với họ bằng xương bằng thịt thay vì những ngôn từ hoa mĩ. Chúng ta không đến với họ thì ai sẽ đến với họ? Các bạn sẽ được sờ vào những bàn tay chai sạn, đầy sẹo, vuốt những mái tóc rễ tre vì nhiễm phèn, xoa lên những cặp mắt mờ đục vì sương gió và thời gian.
Rồi bạn sẽ thấy cuộc đời là ở đó, ở những con người âm thầm chiến đấu với thiên nhiên khắc nghiệt để tồn tại. Bạn sẽ học được rất nhiều điều mà phòng máy lạnh, chốn ăn chơi xa hoa không dạy ta được điều gì ngoài buồn chán, thừa mứa, buồn nôn.
Học tốt nhé !
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK