Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 1. a. Chép lại chính xác 4 câu cuối của...

1. a. Chép lại chính xác 4 câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”. b. Phân tích đoạn thơ em vừa chép. câu hỏi 3868661 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

1. a. Chép lại chính xác 4 câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”. b. Phân tích đoạn thơ em vừa chép.

Lời giải 1 :

$1.$           "Ta nghe hè dậy bên lòng

           Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !

                 Ngột làm sao, chết uất thôi

           Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu"

$2.$ 

Nội dung đoạn thơ: Tâm trạng của người tù cách mạng

- Xét đoạn thơ, ta thấy:

"Ngột làm sao, chết uất thôi" $\rightarrow$ Nhịp thơ 3/3. Sử dụng động từ mạnh

Ngoài ra: "Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi !"

"đạp tan phòng" : động từ mạnh; "hè ôi!" : câu cảm thán $\rightarrow$ Tạo nhịp thơ 6/2

"đạp tan phòng" : sử dụng phép ẩn dụ $\rightarrow$ Đạp tan phòng giam, phá tan xiềng xích

$\Rightarrow$ Tâm trạng đau khổ, u uất, ngột ngạt 

- Cảm giác ngột ngạt và uất ức cao độ đã dậy nên niềm khao khát cháy bỏng muốn thoát khỏi cảnh tù ngục, xiềng xích để trở về cuộc sống tự do, hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng

$@HannLyy$

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/3872970
-- bn ưi giúp mk với ak
-- mong bn giúp mk ak mk đg cần gấp ak
-- cảm ơn bn nhìu ak

Lời giải 2 :

`1`.

a. Chép lại chính xác 4 câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”.

Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

b. Phân tích đoạn thơ em vừa chép.

Trước hết là khát vọng muốn bứt phá tù ngục, muốn “đạp tan phòng”. Mùa hè trở thành đối tượng vẫy gọi, đối tượng để nhà thơ thổ lộ tâm tình. Cảm giác ngột ngạt trong cảnh tù hãm lên đến tột đỉnh khi nhà thơ thốt lên: “Ngột làm sao, chết uất thôi”. Cái ngột ngạt ở đây không chỉ là giới hạn chật hẹp của phòng giam, mà là sự phẫn uất của tác giả và niềm khao khát tự do, khao khát trở về với cuộc đời hoạt động cách mạng sôi nổi. Các từ cảm thán “ôi”, “thôi”, “làm sao”,… càng nhấn mạnh cảm giác ngột ngạt đó. Tiếng “Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!” càng như thôi thúc vẫy gọi. Tiếng chim tu hú báo hiệu xuânhết hè sang, báo hiệu sự chuyển đổi của thời gian, mà đối với người chiến sĩ cộng sản, vấn đề không phải chỉ là ở chỗ bị bắt bớ tù đày khổ ải, mà vấn đề là ở chỗ cách mạng đang bước vào giai đoạn quyết liệt, thời cơ của cách mạng giải phóng dân tộc đã tới gần. Do đó, thời gian hành động đòi hỏi rất cấp bách, trong khi ấy, người chiến sĩ lại đang bị giam hãm trong nhà lao. Cách ngắt nhịp 6/2 hay 3/3 cũng nhấn mạnh trạng thái tinh thần bức xúc, bực bội ấy (“Mà chân muốn đạp tan phòng/ hè ôi”, “Ngột làm sao/ chết uất thôi”). Tiếng chim tu hú một mặt vừa báo hiệu sự chuyển dịch của thời gian, mặt khác vừa như thúc bách, giục giã người thanh niên cách mạng trẻ tuổi đang bị giam hãm trong nhà lao đế quốc phải nhanh chóng thoát ra ngoài để trở về với phong trào, để cùng với nhân dân đấu tranh cho tự do, độc lập. Nếu tiếng chim ở phần đầu bài thơ là tiếng chim thông báo chuyển mùa thì tiếng chim ở cuôì bài là tiếng chim nhắc nhở, thôi thúc. Tiếng chim một mặt cho thấy dấu hiệu dịch chuyển thời gian, mặt khác lại cho thấy thời gian không đợi không chờ. Tiếng chim ấy đối với người tù cộng sản cũng là tiếng gọi của tự do.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK