“Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt
mình cho bn văn tham khảo
Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”
Chế Lan Viên
Con sông Bạch Đằng là nhân chứng lịch sử hùng hồn của bao thời đại, là nơi các vị anh hùng dân tộc đã làm nên những chiến công oanh liệt góp phần mạ vàng cho trang sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Năm 938, trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền đã đánh bại quân Nam Hán, đưa nước ta thoát khỏi ách đô hộ hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc. Năm thiên phúc thứ 2 (981), Lê Đại Hành đã đóng cọc gỗ trên sông Bạch Đằng để chặn đánh quân Tống, bắt được Hầu Nhân Bảo. Chiến công vĩ đại của quân dân nhà Trần (1288) được xem là vang dội nhất, được nhiều sử gia ghi nhận là đã tạo được bước ngoặt quan trọng đối với cục diện thế giới bấy giờ.Sau hai lần đưa quân xâm lấn Đại Việt và bị thua thảm bại, quân Mông - Nguyên vẫn tham vọng xâm chiếm nước ta. Trận Bạch Đằng năm 1288 với nhiệm vụ tiêu diệt đạo quân rút lui đường thủy do Ô Mã Nhi và Phàm Tiếp chỉ huy là trận quyết chiến lớn nhất trong kháng chiến quân Nguyên lần thứ ba. Trong cuộc kháng chiến này, Trần Quốc Tuấn và triều đình rất chú trọng đến chiến trường ven biển Đông Bắc, là đường tiến của thủy quân và thuyền lương của giặc. Phó tướng Trần Khánh Dư được giao nhiệm vụ tiêu diệt thuyền lương, làm thất bại kế hoạch hậu cần của giặc. Chính vì thế, khi nghe tin đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ bị tiêu diệt thì quân giặc rất hoang mang, rơi vào khó khăn và buộc phải rút lui. Vì lực lượng của giặc còn đông, rút theo đường thủy và đường bộ nên Trần Hưng Đạo và các tướng lĩnh nhà Trần đã có chủ trương trước hết tiêu diệt cánh quân rút lui đường thủy rồi sau đó thừa thắng tiêu diệt cánh quân đường bộ. Đó cũng là sự lựa chọn đúng đắn và là quyết tâm với chiến lược sáng suốt, chính xác của một nhà chiến lược lớn. Cánh quân thủy sau khi bị tiêu diệt gọn thì cánh quân bộ sẽ rút lui trong hoảng loạn và sẽ là đối tượng bị truy kích dễ dàng.
Cuối tháng 3-1288, từ Vạn Kiếp, Ô Mã Nhi chỉ huy hàng vạn quân với 600 chiến thuyền có các đội kị binh yểm trợ, rút theo đường ra sông Bạch Đằng. Vừa ra khỏi Vạn Kiếp, quân Nguyên đã bị quân nhà Trần chăn đánh khiến đoàn kị binh phải theo về cùng với bộ binh của Thoát Hoan, chỉ còn thủy quân buộc phải tiếp tục chạy ra sông và lọt vào trận địa của ta đã mai phục sẵn ở tả và hữu ngạn sông Giá (Thủy Nguyên) và tả, hữu ngạn sông Giá (Yên Hưng). Hàng loạt cọc gỗ vạt nhọn và bịt sắt được cắm xuống, tạo ra bãi chướng ngại vật. Những cánh quân chủ lực tinh nhuệ nhất của triều đình, đông đảo các đơn vị quân đội của vương hầu quý tộc và đội dân binh đã được huy động tham gia trận đánh lịch sử này. Trong Bộ chỉ huy trận đánh, ngoài Trần Hưng Đạo còn có cả Thượng hoàng Trần Thánh Tông, vua Trần Nhân Tông, danh tướng Phạm Ngũ Lão. Mờ sáng 9-4-1288, đoàn thuyền của Ô Mã Nhi từ Đá Bạc tiến vào sông Bạch Đằng. Trần Hưng Đạo cho một đội thuyền nhẹ ra khiêu chiến rồi giả vờ thua chạy, Phàm Tiếp cho quân đuổi theo nhưng khi đến núi Tràng Kênh thì bị phục binh của ta tấn công. Đến giữa trưa, quân của Ô Mã Nhi cũng lọt vào ổ phục kích lớn nhất tại sông Bạch Đằng. Nước triều rút nhanh, các cọc bịt sắt nhọn nhô khỏi mặt nước, đâm thủng thuyền địch. Hoảng sợ, chúng định tháo chạy nhưng càng tiến theo dòng sông thì thuyền địch càng sa vào trận địa cọc của ta. Thuyền bị chìm gần hết, quân lính bị thương vong vô số. Ô Mã Nhi, Phàm Tiếp, Tích Lệ Cơ bị bắt, 400 trong 500 chiến thuyền bị tiêu diệt. Song song đó, khi nghe tin thủy quân bị tiêu diệt, cánh quân bộ của Thoát Hoan trở nên rối loạn, bị quân ta chặn đánh liên tục trên đường rút chạy.
Trận Bạch Đằng thời Trần đã kế thừa và phát triển nghệ thuật quân sự của cha ông ta thời Ngô Quyền, Lê Hoàn trong việc lợi dụng yếu tố địa hình, phối hợp hiệu quả giữa kị binh và thủy binh, giữa quân chủ lực và dân binh, cả về thời gian và không gian. Đặc biệt là tài chỉ huy quân sự và sự đoàn kết của dân tộc ta đã tạo nên chiến công lẫy lừng trong những trận quyết chiến chiến lược lừng lẫy trong lịch sử dân tộc và cả trên thế giới, góp phần quan trọng nhất vào việc đè bẹp ý chí xâm lược của quân Nguyên.
Đến nay nước sông vẫn chảy hoài
Mà nhục quân thù không rửa hết”
(Bạch Đằng giang phú - Trương Hán Siêu)
Nguyễn Hoàng Cát Tiên
(lớp 9/5 Trường THCS Võ Văn Tần)
" Phú Sông Bạch Đằng" của Trương Hán Siêu là một trong những tác phẩm hay và tiêu biểu của thể phú thể hiện rõ tinh thần yêu nước và niềm tự hào, tự tôn dân tộc của tác giả . Sông Bạch Đằng trong bài phú trước hết là một con sông với cảnh quan hùng vĩ: "Bát ngát sóng kình muôn dặm". Vì rộng “bát ngát” và dài “muôn dặm” cho nên sông Bạch Đằng không chỉ là đại giang mà còn là trường giang với bao lớp sóng cuồn cuộn triều dâng. Thế nhưng, ngoài vẻ đẹp hùng vĩ, sông Bạch Đằng còn hiện lên với vẻ đẹp duyên dáng, thơ mộng : mùa thu nước xanh trong, thuyền trôi dập dềnh trên sông tạo nên một khung cảnh rất đỗi nên thơ. Con sông này đã ghi dấu biết bao chiến tích của lịch sử, là chứng nhân của thời gian chứng kiến bao trận chiến oai hùng trên Bạch Đằng giang. Đây là nơi diễn ra bao trận đánh, chứng kiến ta thắng lợi vẻ vang nhưng cũng là nơi nhìn thấu những hy sinh, mất mát. Những “giáo gãy”, “xương khô”, “trời nước”, “lau lách đìu hiu” như gợi lên nỗi đau buồn, xót thương. Chính vì thế mà người hôm nay không khỏi tiếc thương cho những anh hùng đã khuất . Tuy có đau buồn nhưng cảm hứng chủ đạo của bài phú là sự ngợi ca chiến công lẫy lừng của cha ông ta trên dòng sông lịch sử này. Qua lời thơ của tác giả , người đọc như thấy hiện lên trước mắt mình là không khí hào hùng của trận đánh với sự đông đảo của lực lượng tham chiến và sự dữ dội của cuộc chiến “thư hùng chưa phân” khiến cho cả trời đất mờ mịt, như sắp đổi dời. Cả bô lão và lữ khách đều phải thán phục , ngợi ca trước chiến công oanh liệt của nhân dân ta trên dòng sông lịch sử . Có thể nói rằng, “Phú sông Bạch Đằng” là một bài ca yêu nước, tràn đầy tinh thần tự hào dân tộc.Bài phú đã khiến người đọc thêm phần tự hào về non sông hùng vĩ và biết ơn sâu sắc thế hệ cha ông đã gìn giữ cho đất nước thanh bình hôm nay. Đó cũng là giá trị sâu sắc mà bài phú mang đến cho bạn đọc, đánh thức trong tâm hồn những người trẻ hôm nay phải có trách nhiệm và tình yêu với đất nước .
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK