Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 bàn luận về phép học, Nguyễn thiếp viết: "Ngọc không...

bàn luận về phép học, Nguyễn thiếp viết: "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ

Câu hỏi :

bàn luận về phép học, Nguyễn thiếp viết: "Ngọc không mài không thành đồ vật, người không học không biết rõ đạo". Hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của em về lời dạy trên.

Lời giải 1 :

La Sơn Phu Tử là người ở phủ Đức Thọ, nay thuộc tỉnh Hà Tĩnh. Ông là người đức trọng tài cao. Ông được vua Quang Trung mời giúp nhiều lần nên ông đã giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước về mặt chính trị. Trong thời gian này, ông đã làm bài tấu gửi lên vua Quang Trung để trình bày về mục đích của việc học. Trong bài tấu, Nguyễn Thiếp có đề cập đến phương pháp học: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm, có nghĩa là học phải đi đôi với hành. Muốn học tốt chúng ta phải hiểu về học và hành như thế nào cho đúng.

Với phép lập luận chặt chẽ, sắc bén, thuyết phục, Nguyễn Thiếp đã làm sáng tỏ mục đích của việc học, phê phán lối học hình thức để cầu danh lợi. Đặc biệt, tác giả đã đưa ra nhiều hình thức so sánh cụ thể, dễ hiểu, giúp người đọc hiểu được rằng: "Người không học, không biết rõ đạo, không biết đến tam cương ngũ thường" để làm nổi bật mục đích của việc học: Học để làm người có đạo đức, có tri thức. Học để hành đạo, học để giúp đời. Sau khi bàn về mục đích của việc học, La Sơn Phu Tử bàn đến việc mở rộng việc học, nội dung dạy học, đặc biệt nhất là ông nhấn mạnh phương pháp học để thành người tốt, giúp cho đất nước hưng thịnh: học rộng rồi tóm lược cho gọn, theo điều học mà làm. Có nghĩa là chúng ta học phải nắm vững kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.

Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể xem nhẹ việc học cũng như không thể xem nhẹ việc hành. Khi học phải nắm vững kiến thức và tiếp thu lý thuyết. Kiến thức và lý thuyết chỉ đạo cho việc hành. Nếu hành mà không học, không có lý luận soi đường thì áp dụng vào thực tế sẽ không tránh khỏi những khó khăn, lúng túng, trở ngại, thậm chí là sai lầm.

Hành giúp củng cố lý thuyết và bổ sung lý thuyết được nâng cao, mở rộng và hoàn chỉnh hơn. Khi thực hành, chúng ta vận dụng tri thức, lý thuyết vào thực tế và khi thực hành lý thuyết trong thực tế giúp ta củng cố, nắm vững lý thuyết, đồng thời bổ sung những khiếm khuyết chưa hoàn chỉnh.

Lấy ví dụ trong thực tế, từ phát minh của Ác-si-mét về lực đẩy của nước, ban đầu loài người đã sáng tạo ra những phương tiện giao thông trên nước, vật nổi trên nước. Nhưng trải qua quá trình áp dụng định lý Ác-si-mét, con người đã sáng tạo ra tàu ngầm, tiềm thủy đỉnh,...

Đối với học sinh, khi chúng ta học lý thuyết, kiến thức từ thầy cô giảng dạy trên lớp, chúng ta phải năm vững lý thuyết để vận dụng giải các bài tập từ đơn giản đến phức tạp. Qua giải các bài tập giúp củng cố kiến thức đã học.

Học và hành có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau. Là học sinh, chúng ta phải biết vận dụng phương pháp học tập học đi đôi với hành. Lý thuyết phải gắn liền với thực tiễn cuộc sống nhằm mục đích học tập của chính mình.

~ Nếu thấy hay cho mình 5* + cảm ơn + ctlhn nha. Chúc bạn học tốt ~

Thảo luận

Lời giải 2 :

:D

image
image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK