Trang chủ Ngữ văn Lớp 12 Câu 2 (5.0 điểm) "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu....

Câu 2 (5.0 điểm) "Ngày Tết, Mị cũng uống rượu. Mị lén lấy hũ rượu, cứ uống ực từng bát. Rồi say, Mị lịm mặt ngồi đấy nhìn mọi người nhảy đồng, người hát, n

Câu hỏi :

trình bày ra giấy giúp mình, ko làm trên máy tính

image

Lời giải 1 :

A. Mở bài

- Giới thiệu về tác giả Tô Hoài:

+ Cây bút hiện thực trước Cách mạng tháng 8.

+ Có vốn hiểu biết về văn hóa của nhiều vùng khác nhau.

+ Tây Bắc là một điển hình sâu sắc nhất.

- Giới thiệu về tác phẩm:

+ “Vợ chồng A Phủ” là tác phẩm nổi tiếng được trích trong tập truyện ngắn “Truyện Tây Bắc”.

+ Tập truyện đã đạt giải nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1954-1955.

- Khái quát nội dung đoạn trích:

+ Miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

+ Sống mãnh liệt, tiềm tàng và mạnh mẽ.

 B. Thân bài

*Sơ lược về Mị trước và trong khi làm dâu nhà Thống lí Pá Tra.

- Trước khi về làm dâu

+ Một cô gái người Mèo, trẻ trung, xinh đẹp, được xem là bông hoa của núi rừng Tây Bắc.

+ Có tài thổi sáo rất giỏi, thổi kèn lá cũng hay như thổi sáo.

+ Có rất nhiều người mê.

+ Có khát vọng sống mãnh liệt, yêu tự do, yêu lao động.

* Giá trị nhân đạo: Ca ngợi, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất của những con người miền núi.

Nhưng vì món nợ truyền kiếp của gia đình cô đã trở thành một cô con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra

- Khi về làm dâu

+ Bị vắt kiệt sức lao động

+ Bị thần quyền áp chế.

+ Nạn nhân của người chồng vũ phu

-> Chịu nỗi đau khổ cả về tinh thần và thể xác. Mất đi tự do, tuổi trẻ và hạnh phúc. Mị biến thành người đàn bà vô cảm, chai sạn, không cảm xúc.

=> Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thương sâu sắc cho số phận người dân bị áp bức, bóc lột.

- Tố cáo và lên án chế độ phong kiến miền núi lạc hậu.

*Diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

- Sự tác động của ngoại cảnh:

+ Không gian: mùa xuân đang về

+ Màu sắc: cỏ gianh vàng ửng, váy hoa xòa như con bươms ặc sỡ.

+ Âm thanh: tiếng trẻ đợi tết chơi quay cười âdm trên sân trước nhà.

=> Mùa xuân rộn rã âm thanh, màu sắc, gợi những rạo rực, náo nức của Hồng Ngài và cũng là thổn thức, nôn nao trong lòng Mị.

- Sự tác động của tiếng sáo:

+ Miêu tả: Văng vẳng tiếng sáo gọi bạn đầu làng

+ Tâm trạng: Thiết tha bổi hổi

+ Thức tỉnh: Mị ngồi nhẩm thầm.

=> Tiếng sáo là biểu tượng của tự do, của khát vọng tình yêu, là men say tình yêu đang thôi thúc, vẫy gọi Mị.

- Sự tác động của men rượu

+ Hành động: lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát

+ Tâm trạng: say tỉnh, nhớ quên

- Tâm trạng hạnh phúc, vui sướng khi được tìm lại chính mình:

+ Nhìn ra ô của lỗ vuông: căn buồng là chốn địa ngục còn ngoài ô cửa kia là thiên đường: tự do đang vẫy gọi, đêm tình đang tới, là tình yêu, là tuổi trẻ, là hạnh phúc.

-> Mị đang đau đáu khát vọng tự do.

+ Tâm trạng: Vui sướng, hạnh phú: “...Mọi thấy phơi phới trở lại, trong lòng đợt nhiên vui sướng như những đêm tết ngày trước”.

+ Khát vọng tự do, khát vọng vượt ngục: “Mị trẻ lắm. Mị vẫn còn trẻ. Mị muốn đi chơi”.

-> Tâm trạng phơi phới, khát vọng, nhưng bị rơi vào bi kịch khi Mị nhớ về A Sử, Mị đang rơi vào cuộc hôn nhân không hạnh phúc.

+ Khát vọng bùng cháy lại bị dập tắt bởi sự ám ảnh: “A Sử với Mị không có lòng với nhau mà vẫn phải ở với nhau...Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay...”

Trước đây Mị không đành lòng chết vì thương cha, khi cha mị chết rồi sự ràng buộc không còn nhưng Mị không còn nhớ đến cái chết.

Thực tế đau khổ mà cô đã quen, đã chấp nhận, thờ ơ không tưởng đến cái chết nữa. Mị cảm thấy phi lý, không thể chấp nhận, khao khát được chết là đỉnh cao sự thức tỉnh.

Hôn nhân không hạnh phúc, Mị muốn tìm đến nắm lá ngón -> Phản kháng lại hiện thực đầy đau khổ, bất công.

=> Sự thật phũ phàng càng làm tăng thêm bi kịch hiện tại, và khi ý thức được thực tại đau buồn, ý thức phản kháng trong Mị lại quay về, muốn chết là biểu hiện tiêu cực nhưng lại vô cùng hợp lý, bởi khi nhận thức được thực tại, Mị không cam chịu số phận ấy nữa. Đó là lòng tự trọng, là nhân phẩm cao đẹp của Mị.

+ Tiếng sáo lại đến kéo Mị ra khỏi sự tuyệt vọng và đưa mị thăng hóa trở lại với khát vọng tự do: “tiếng sáo gọi bạn yêu vẫn lửng lơ bay ngoài đường”

- Khát vọng tự do không chỉ có trong suy nghĩ mà còn trong hành động.

+ hàng loạt động từ được Tô Hoài huy động để tả hành động: đến, xắn, bỏ đi, đi chơi, cuốn, với, lấy, rút..đã diễn tả được sự quyết liệt cũng nhữ lòng yêu tự do đang hối thúc bên trong Mị.

-> Hành động quyết liệt, mạnh mẽ => Sức sống tinh thần mãnh liệt-Mị muốn được đi chơi xuân, quên hẳn sự có mặt của A Sử. Đó là sự chiến thắng của tinh thần trước bóng ma cường quyền, thần quyền.

=> Giá trị nhân đạo: Ca ngợi sức sống tiềm tàng, mãnh liệt, lòng yêu tự do trong Mị.

*Đặc sắc nghệ thuật

- Xây dựng diễn biến tâm lý nhân vật độc đáo

- Cách trần thuật linh hoạt, uyển chuyển.

- Ngôn ngữ chọn lọc, sinh động, biệt tài trong miêu tả thiên nhiên, phong tục ngưởi miền núi

*Khẳng định giá trị nhân đạo

- Giá trị nhân đạo là một trong những giá trị cơ bản của một tác phẩm văn học. “Nhân đạo” là lòng thương yêu, xót xa, cảm thông cho số phận con người.

- Thể hiện rõ trong đoạn trích: (Dẫn chứng phân tích bên trên, dưới này sơ lược lại, chủ yếu nêu tên đề mục).

+ Niềm cảm thương sâu sắc cho số phận người dân bị áp bức, bóc lột.

+ Tố cáo, lên án chế độ phong kiến tàn ác, lạc hậu.

+ Ca ngợi, nâng niu và trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất con người.

+ Ca ngợi sức sống mãnh liệt, tiềm tàng, lòng yêu tự do.

 C. Kết bài.

- Khái quát diễn biến tâm trạng Mị và ý nghĩa.

- Khẳng định giá trị nhân đạo với vị trí văn bản, tác giả, tác phẩm.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học hiện đại Việt Nam, các sáng tác của ông thiên về diễn tả sự thật đời thường với lối viết giản dị, gần gũi, thông tục. Truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” in trong tập “Truyện Tây Bắc” là một tác phẩm tiêu biểu, sau hơn nửa thế kỉ, đến nay vẫn giữ nguyên vẹn sức hút với nhiều thế hệ người đọc. Tác phẩm xoay quanh số cuộc sống của nhân vật Mị, đặc biệt là diễn tả diễn biến nội tâm của cô trong từng giai đoạn và đêm tình mùa xuân là một cảnh tác động lớn diễn biến tâm lí và hành động của người con gái vùng núi này.

Vì sao sau bao nhiêu năm sống lầm lũi như con rùa nuôi nơi xó cửa, chấp nhận cuộc sống chẳng bằng con trâu, con ngựa, sức sống của Mị lại chợt hồi sinh trong đêm tình mùa xuân? Phải chăng không khí mùa xuân đến bất ngờ cùng hội xuân, sắc áo váy rực rỡ và những cuộc chơi đã ảnh hưởng đến Mị? Hay chẳng phải sắc màu cũng chẳng phải hương xuân mà chính là tiếng sáo thân quen. Tiếng sáo gọi bạn tình vốn đã quen thuộc, đi vào nếp sống của người dân Hồng Ngài, họ dùng tiếng sáo để thể hiện tình yêu, để nói lòng mình. Nghe tiếng sáo, Mị lại bồi hồi nhớ lại quá khứ của mình, tiếng sáo đưa Mị theo những cuộc chơi, hình ảnh tiếng sáo quan trọng đến mức được lặp lại hơn mười lần trong tác phẩm. Tiếng sáo tuy giản dị, mộc mạc nhưng lại khiến lòng người thiết tha bồi hồi, bởi nó tượng trưng cho tình yêu trai gái. Tiếng sáo khơi dậy trong người con gái vốn tưởng đã chết về mặt tinh thần sống lại quá khứ tươi đẹp, cái ngày mà cô thỏa sức vùng vẫy trong tự do và tình yêu. Chính tiếng sáo đã tác động mạnh mẽ đến sức sống tiềm tàng trong Mị. Bên cạnh tiếng sáo, men rượu cũng là một yếu tố khiến Mị có sự thay đổi. Mị uống ực từng bát, uống như một tên sâu rượu, Mị uống để quên đi hiện tại khốn khổ, nhục nhã và cũng để không nhớ đến tương lai mờ mịt, không có gì để hi vọng. Hành động uống rượu ấy đã nói lên nỗi oan khuất đau buồn trong trái tim người con gái nhưng cũng tiếp thêm sức mạnh để người con gái ấy bừng tỉnh sức sống.

Từ những chất xúc tác từ bên ngoài ấy cùng bản chất mạnh mẽ, tràn đầy sức sống, Mị đã hồi sinh cảm xúc trong đêm tình mùa xuân. Nghe tiếng sáo, Mị bỗng cảm thấy tha thiết, bồi hồi. Những cảm xúc nhẹ nhàng ấy khiến Mị nhớ về quá khứ – một quákhứ tươi đẹp mà chẳng bao giờ Mị dám hi vọng có thể sống lại một lần nữa. Ngày ấy, Mị thổi lá cũng hay như thổi sáo, tài năng cùng với sắc đẹp của nàng khiến bao chàng trai Hồng Ngài mê đắm, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị. Từ những hồi ức đẹp đẽ ấy, Mị thấy phơi phới trở lại và cô nhận ra mình vẫn còn trẻ. Thật kì lạ khi người ta không biết trạng thái của bản thân ra sao để rồi một ngày chợt nhận ra mình vẫn còn trẻ. Điều ấy chẳng khác nào bao ngày qua, Mị không biết mình đang sống hay chỉ là tồn tại như một cái xác và đêm nay, cô mới chợt tỉnh, nhận thức được mình vẫn còn trẻ, mình vẫn còn sống và mình phải làm điều gì để chứng minh điều đó. Điều đầu tiên cô muốn làm khi sống lại cảm giác chính là muốn đi chơi. Bao năm rồi, kể từ khi bị gả về nhà thống lí Pá Tra, làm vợ A Sử, Mị đều không đi chơi xuân, mặc dù những người đàn bà có chồng khác vẫn đi chơi. Mị muốn ra ngoài, không còn muốn yên phận sống trong căn phòng kín mít, chỉ có một ôi cửa sổ nhỏ, hằng ngày nhìn ra không biết là sáng hay tối nữa. Cô bắt đầu sửa soạn, cô lấy chiếc váy hoa, cho thêm mỡ vào đèn để thắp sáng căn phòng tăm tối và quấn tóc. Đây là những hành động được coi là phản kháng của Mị, cô đã bắt đầu có những phản ứng với cuộc sống, đã hồi sinh cảm xúc. Nhưng ngay khi ngọn lửa sức sống đang bùng cháy mạnh mẽ thì lại bị dập tắt, con người tàn nhẫn ấy không ai khác chính là A Sử - con trai thống lí và cũng là chồng Mị. Hắn đột nhiên về nhà và thấy lạ khi thấy Mị sửa soạn đi chơi. Con người ấy đã trói Mị lại, độc ác hơn, hắn lấy tóc Mị quấn quanh cột, không cho Mị cử động. Nhưng dù bị trói, hơi rượu vẫn nồng nàn trong Mị, chi phối lí trí cô. Cô nghe thấy tiếng sáo, tiếng sáo gọi bạn tình của ai kia mà như gọi lòng cô, bất giác cô bước đi, cô muốn đi theo tiếng sáo tình yêu ấy, đó mới chính là cuộc sống đáng lẽ cô được hưởng. Nhưng dây trói cứa vào da thịt, nỗi đau thể xác làm cô bừng tỉnh. Cô đành lòng phải trở lại với hiện thực đắng cay, rằng thân phận mình không bằng con ngựa nhà thống lí. Đau xót thay.

Sự hồi sinh sức sống của Mị trải qua cả một quá trình diễn biến từ những cảm xúc hồ tưởng về quá khứ đến hành động phản kháng muốn đi chơi và cuối cùng nhận thức ra một điều quan trọng. Lúc trước, Mị đã coi mình là con trâu, con ngựa nhà thống lí mà đã là con trâu, con ngựa thì không có suy nghĩ, chúng chỉ biết ăn và làm việc mà thôi nhưng lúc này Mị đã hiểu ra, trong ngôi nhà này, đến cả con trâu, con ngựa mình cũng không bằng. Sự hồi sinh sức sống này do nguyên nhân khách quan là tiếng sáo và men rượu nồng nó chưa đủ sức mạnh để tạo nên những hành động mạnh mẽ để tự giải thoát mình, chính vì thế sau đó, Mị lại trở lại cuộc sống như cũ.

Qua nghệ thuật miêu tả giá trị nhân đạo  cùng việc sử dụng ngôn ngữ giản dị, thông dụng, Tô Hoài dường như đã vẽ lên trước mắt người đọc hình ảnh một người con gái mạnh mẽ, tuy đã bị vùi dập, tưởng chỉ còn cái xác không hồn nhưng bên trong vẫn tiềm tàng ẩn chứa sức sống mãnh liệt, chỉ tìm cơ hội để hồi sinh, để bùng cháy.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK