Trong việc đọc, giới trẻ cũng chưa có sự lựa chọn sách đúng đắn, chưa có mục đích rõ ràng, thiếu kế hoặc đọc sách cụ thể. Việc đọc sách trở nên chưa thật sự có ích. Một số lựa chọn có nội dung tầm thường, dung tục để đọc. Thói xấu, nội dung nguy hại nhanh chóng tiêm nhiễm vào đầu óc những tư tưởng thiếu trong sáng, lành mạnh. Rời bỏ sách, giới trẻ lao vào sống ảo với mạng xã hội, cùng những trò giải trí tầm thường, vô bổ và nguy hại.Nhiều người cho rằng đọc sách thời nay là lạc hậu vì ở thời đại thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, lên mạng đọc nhanh và dễ hơn. Từ đó, họ không mặn mà với sách giấy. Đó là một nhận thức sai lầm bởi thiết bị điện tử không những làm tổn hại sức khỏe của họ mà còn làm cho họ không thể chú tâm được. Từ đó khiến cho việc đọc kém hiệu quả.
Giới trẻ chưa có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa và vai trò của việc đọc sách. Đọc sách không chỉ là phương tiện để giải trí, không chỉ là con đường tiếp cận tri thức mà còn để tăng khả năng tư duy mở rộng tâm hồn, để hiểu mình, hiểu người, có kĩ năng sống tốt…
Người Việt vốn rất yêu sách, thích đọc sách. Thế nhưng, từ khi mạng xã hội ra đời, nền kinh tế phát triển, sản phẩm công nghệ len lỏi vào đời sống, giới trẻ ngày càng trở nên lười biếng hơn. Họ chưa có nhiều hành động để hình thành thói quen đọc sách. Trước sự bùng nổ mạnh mẽ của công nghệ thông tin, các nhà quản lí chưa có giải pháp sàn lọc thông tin, các kênh truyền hình có đầy ắp phim ảnh, thông tin đầy mạng xã hội, lôi kéo giới trẻ.
Sự nhộn nhịp của quán xá với bao trò chơi giải trí lôi cuốn làm người ta không có thời gian để ý đến việc đọc sách. Đời sống vật chất, tiện nghi đầy đủ khiến nhiều bạn trẻ ngày nay thích sống cuộc đời thụ hưởng hơn là cống hiến, sống hời hợt hơn là sâu sắc, vay mượn năng lực hơn là tự rèn luyện mình. Việc đọc sách khá mệt mỏi nên nhanh chóng làm họ bỏ cuộc và chuyển hướng.
VĂN HÓA ĐỌC SÁCH CỦA GIỚI TRẺ NGÀY NAY
Triết gia Thomas Carlyle (Xcốt-len) đã từng phát biểu: “Tất cả những gì con người đã làm, nghĩ hoặc trở thành: được bảo tồn một cách kỳ diệu trên những trang sách.”
Quả thật, sách là kho tàng tri thức của nhân loại. Sách là một phương tiện dùng để ghi chép, lưu giữ và lưu truyền tri thức trong xã hội loài người. Sách đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tri thức. Mỗi quyển sách là một động lực phát triển văn minh xã hội.
Thế nhưng, đã xa rồi cái thời mỗi người có một, hai cuốn sách “gối đầu giường”, thời đại công nghệ thông tin bùng nổ, văn hóa nghe- nhìn “lấn át” văn hóa đọc đã làm cho giới trẻ ngày nay xa dần với thói quen đọc sách mỗi ngày. Xu hướng toàn cầu hóa diễn ra ồ ạt, khiến cho giới trẻ ngày nay không chịu đọc sách. Một thực tế cần phải xác nhận là giới trẻ ngày nay không còn yêu mến sách nữa. Việc đọc sách vì thế cũng rất hạn chế.
Trước sự phát triển của cuộc sống, con người nguyên thủy nhận thức rõ tầm quan trọng của tri thức. Họ tìm cách lưu giữ những thông tin mình đã nhận thức được để lại cho các thế hệ sau. Và sách đã ra đời. Có thể nói từ khi có sách thì nền văn minh của loài người mới được xác thực.
Thực tế, tác dụng của việc đọc sách không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu kiến thức mà còn là một biện pháp để hoàn thiện con người, rèn luyện cho người đọc những kĩ năng, tình cảm và thói quen hữu ích. Với ý nghĩa này, các loại sách văn hóa học, văn chương, lịch sử, triết học không chỉ là những loại sách thuần chuyên môn mà đã trở thành sách chung cho mọi người, cho xã hội.
“Văn hóa đọc” hiểu nôm na chính là thái độ, là cách ứng xử của mỗi người với tri thức sách vở. Văn hóa đọc ngày nay không đủ sức thu hút đông đảo các bạn trẻ: thư viện, hiệu sách vắng bóng người tìm đọc, nhường chỗ cho nhà hàng, quán cà phê, karaoke, quán internet… “lên ngôi”. Ngoài sách giáo khoa và sách tham khảo dùng trong trường học, hiếm có bạn học sinh nào được hỏi mà trả lời dùng tiền để mua các loại sách khác hoặc dùng thời gian rảnh rỗi để tới thư viện, hiệu sách tìm đọc nhiều loại sách khác nhau.
Công nghệ điện tử số làm cho hình thức và phương thức đọc sách có nhiều thay đổi. Việc đọc sách ngày nay không nhất thiết là đọc trang sách in hay ngồi trong phòng, mọi người có thể đọc trang sách điện tử bất cứ lúc nào và bất cứ đâu. Sự phát triển rầm rộ của các ngành công nghệ giải trí với những chương trình mới lạ, đặc sắc thu hút giới trẻ theo dõi, từ đó họ lơ là việc đọc sách.
Một thực tế nữa là giới trẻ ngày nay thường yêu thích những thứ có tính thuần giải trí như game, mạng xã hội, thần tượng, …Việc tiếp cận và say mê nguồn thông tin này khiến giới trẻ trở nên lười biếng, mất dần các thói quen bổ ích. Chẳng hạn như là việc đọc sách hằng ngày.
Gia đình, nhà trường và xã hội thiếu quan tâm đến việc phát triển tâm hồn và năng lực trí tuệ cho con trẻ. Phụ huynh vì bận rội với công việc mà không quan tâm khuyến khích con cái đọc sách. Nhà trường không có kế hoạch đọc sách, hay không gian đọc sách cho học sinh. Xã hội không có chương trình khuyến khích, cổ động việc đọc sách trong toàn dân để nâng cao dân trí. Và dường như, khôi phục thói quen đọc sách trong toàn dân chỉ nằm trên khẩu hiệu.
Ngoài lý do chủ quan, bàn tới văn hóa đọc của các bạn trẻ cũng phải đề cập tới lý do khách quan về vấn đề xuất bản, kinh doanh sách. Nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, lành mạnh, hoặc chủ yếu sưu tầm, tập hợp của nhiều sách khác làm thị trường sách trở nên hỗn độn, phức tạp. Có cuốn sách dầy cộp, giá “lên trời”, có cuốn là sách lậu, kém chất lượng cũng là nguyên nhân ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Thị trường sách tại tỉnh cũng chưa thực sự phong phú, nhiều đầu sách hay, có giá trị nhưng rất khó để tìm đọc, tìm mua do không được bày bán trên thị trường.
Không có thói quen đọc sách đã đành, có nhiều bạn trẻ đôi lần đọc sách nhưng là đọc không chọn lọc, đọc hời hợt, đọc theo phong trào và đọc không ứng dụng. Những loại sách về văn hóa, nghệ thuật có tác dụng giáo dục tư tưởng, thẩm mỹ bị các loại truyện tranh nội dung đơn giản, những tiểu thuyết ngôn tình ủy mị, thậm chí thiếu lành mạnh “truất ngôi”.
Không muốn đọc sách khiến cho việc học tập cũng trở nên khó khăn, tri thức hết sức hạn chế, hiểu biết hạn hẹp. Một hậu quả dễ thấy nhất là giới trẻ ngày nay có năng lực đọc rất kém, viết sai chính tả nhiều, không phân biệt được lỗi phát âm và diễn dạt vụng về, thô lỗ.
Không đọc sách làm cho tâm hồn khô héo, thiếu cảm xúc và những rung động chân thành. Giới trẻ ngày càng trở nên cộc cằn, ứng xử thiếu lịch sự, thường vô lễ với thầy cô và người lớn. Việc ít đọc sách khiến giới trẻ không biết cảm thông, chia sẻ hay yêu thương; không biết tự kiềm chế bản thân làm nảy sinh ngày càng nhiều các vụ bạo lực xảy ra trong học đường.
Không những ít đọc hoặc không đọc sách, thiếu sự tôn trọng đối với sách, nhiều người còn tỏ ra xem thường sách, có hành vi hủy hoại sách. Những người như thế thật đáng chê trách.
Đọc sách là thể hiện lòng biết ơn đối với người xưa và trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và đất nước. hãy lựa chọn cho mình những quyển sách hay và đọc nó hằng ngày. Đó chính là con đường đúng đắn dẫn bước ta đến cánh cửa của tương lai.
Xin trích dẫn câu nói của nhà chính trị Mahatma Gandhi (Ấn Độ) để thấy được giá trị của việc đọc sách, đặc biệt là với các bạn trẻ, thay cho lời kết - “Không cần phải đốt sách để phá hủy một nền văn hóa. Chỉ cần buộc người ta ngừng đọc mà thôi”.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK