Trang chủ Ngữ văn Lớp 10 Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên”...

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du ) câu hỏi 921718 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích “Trao duyên” (Trích “Truyện Kiều” của Nguyễn Du )

image

Lời giải 1 :

Nguyễn Du đã chua xót khi khắc họa tâm trạng của Thúy Kiều lúc này:

Cậy em em có chịu lời

Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa

Chỉ với hai câu thơ nhưng biết bao chua xót và dằn vặt, biết bao nước mắt và đau đớn. Từ “cậy” được đặt lên đầu câu diễn tả hoàn cảnh ngặt nghèo, khó thưa, khó gửi của Thúy Kiều. Vốn dĩ Thúy Kiều là chi, sẽ không có chuyện “thưa”, “lạy” Thúy Vân bất cứ việc gì; nhưng trong hoàn cảnh này, nàng đã phải làm những việc tưởng chừng như nghịch lý như vậy. Mối duyên với chàng Kim là mối duyên trời cho, nhưng số phận của Thúy Kiều giờ nổi trôi, bấp bênh, nàng không muốn phụ chàng, nên đã muốn cậy nhờ em gái nối tiếp mối duyên dở dang ấy. Câu thơ như cứa vào lòng người đọc nỗi chua xót cùng cực. Từ “cậy” là điểm nhấn, là sự thành công về mặt ngôn ngữ của Nguyễn Du.

Xem thêm  Phân tích bài “Chuyện chức phán sự ở đền Tản Viên” của Nguyễn Dữ.

Thúy Kiều bắt đầu giãi bày nỗi lòng của mình bằng những câu thơ như dao cắt:

Giữa đường dứt gánh tương tư

Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em

Kể từ khi gặp chàng Kim

Khi ngày quạt ước khi đêm chén thề

Sự đâu sóng gió bất kì

Hiểu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai.

Đến đây thì người đọc đã thực sự hiểu hết ý nghĩa của từ ‘cậy”, nó không còn là nhờ nữa mà mang tính chất ép buôc, bắt buộc phải làm. Thúy Kiều hiểu được hoàn cảnh, hiểu được nỗi đau của bản thân mình. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu, quyết phụ chàng Kim, chứ không thể phụ cha mẹ. Một người con gái yếu đuối, mỏng mang nhưng rất mực hiếu thảo. “Gánh tương tư” đã đứt gánh, mối duyên đã vỡ, nhưng Kiều không muốn chàng Kim đau lòng, nàng chỉ mong Thúy Vân có thể nối lại mối duyên này. Mặc dù “trao duyên” cho em gái nhưng lòng nàng đau như cắt. Những hẹn ước, những mong chờ, những kỉ niệm cứ như xát muối vào trong trái tim người con gái mỏng manh ấy.

Thúy Kiều đã rất khéo léo khi ‘cậy” duyên em gái, đã đem chuyện mãu mủ để ép Thúy Vân nên Thúy Vân không thể từ chối được:

Ngày xuân em hãy còn dài

Xót tình máu mủ thay lời nước non

Chị dù thịt nát xương tan

Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây

Thúy Kiều và Thúy vân đều đang “đến tuổi cập kề’ nhưng nàng lại nhắn nhủ với Thúy Vân “ngày xuân em còn dài”, có thể gánh tiếp mối duyên với chàng Kim, với người mà Kiều yêu thương. Một sự chua xót đến đau lòng khi Kiều nhắc đến cái chết, một dự liệu chẳng lành hay là một cuộc đời sẽ chẳng bình an mà nàng sắp phải mang. Thúy vân có thể giúp đỡ thì dù mai này có chết Kiều vẫn “ngậm cười chín suối”. Qua đây chúng ta thấy được tấm lòng, sự lương thiện, sống và yêu hết lòng mình.

Xem thêm  Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân

“Trao” đi mối duyên mà bản thân nâng niu, trân trọng là điều đau đớn, chua xót mà Kiều phải gánh chịu. Nhưng đây là con đường Kiều phải chọn để di, vì không còn lựa chọn nào khác nữa. Kiều mong em gái có thể giữ lấy mối duyên mà cô phải buông bỏ, để không phụ tấm lòng của Kim Trọng.

Và dường như cái chết càng hiển rõ nét trong những lời nói của Kiều:

Mai sau dù có bao giờ

Đốt lò hương ấy so tơ phím này

Trông ra ngọn cỏ lá cây

Thấy hiu hiu gió thì hay chị về

Hồn còn mang nặng lời thề

Nát thân bồ liễu đèn nghì trúc mai

Dạ đài cách mặt khuất lời

Rảy xin chén nước cho người thác oan.

Sống trong xã hội nhiều bất công, những người đáng lẽ ra phải được hưởng một cuộc sống hạnh phúc trọn vẹn lại phải lựa chọn con đường đi nhiều nước mắt. Cái chết không phải là kết thúc đối với Kiều, vì nàng còn mang nặng món nợ lớn với đời, với Kim Trọng. Thúy Kiều chỉ có thể bất lực với tình yêu của mình, mong Kim Trọng có thể hiểu được. Sự bế tắc và đau khổ trong lòng Thúy Kiều dường như chồng chất và đè nén không thể thoát ra được. Nguyễn Du đã sử dụng những từ ngữ có sát khí mạnh, cứa vào lòng người đọc một nỗi đau tận trái tim. Thương cho cô gái yếu đuối, với trái tim yêu chân thành nhưng lại rơi vào bế tắc cùng cực như vậy.

Đoạn trích “Trao duyên” thực sự khiến người đọc không kìm được cảm xúc khi nghĩ đến thân phận và nỗi đau mà người con gái hiếu thảo ấy phải gánh chịu. Xã hội bất công, lòng người bạc bẽo đã đẩy những phận người thấp cổ bé họng vào con đường không lối. Thúy Kiều và mối tình đứt gánh ấy là minh chứng cho điều đó.

Thảo luận

Lời giải 2 :

A, MB

- giới thiệu tác giả Nguyễn Du (sách giáo khoa chi tiết)

- giới thiệu đoạn trích Trao duyên: Đoạn trích "Trao duyên" nằm trong phần Gia biến và lưu lạc, khi Kiều phải ở trong tình thế khó xử là lựa chọn giữa đạo làm con và người mình yêu. Kiều đã đành gửi gắm duyên này của mình cho Thúy Vân và mình thì bán thân chuộc cha và em, làm tròn chữ hiếu.

- Đoạn trích đã thể hiện được tâm trạng đau khổ, day dứt tột cùng của Kiều.

B, TB

8 dòng thơ đầu chính là lời nhờ cậy và hành động thuyết phục Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi Kiều quyết định bán mình vào lầu xanh.

1. Hai câu thơ đầu: chính là lời nhờ cậy Thúy Vân của Thúy Kiều trước khi cô bán mình để chuộc cha và em.

- Những lí lẽ và hành động của Kiều đã cho thấy được tâm trạng đau khổ của Kiều.

- Người đọc có thể thấy được lí lẽ thuyết phục và hành động nhờ vả tinh tế của Kiều. Câu thơ 'Cậy em em có chịu lời" chính là mở đầu của lời lẽ trao duyên.

- Từ "cậy" là một từ độc đáo, gợi được âm điệu nặng nề, day dứt và khó mở lời của Thúy Kiều. Khác với những từ như "nhờ, mong", từ "cậy" gợi ra một sự khó mở lời và đau đớn trong lời nói của Thúy Kiều. Người đọc có thể thấy được cùng mang ý nghĩa nhờ vả nhưng từ cậy mang thêm sắc thái về sự hy vọng tha thiết và gửi gắm đầy tin tưởng của Thúy Kiều vào Thúy Vân về điều cô sắp nói.

- Tiếp theo, từ "chịu" thể hiện sự nài ép, bắt buộc nên Vân buộc phải nhận lời cho điều mà Kiều sắp nói. Câu thơ "Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa" là câu thơ thể hiện cử chỉ trao duyên. "Lạy, thưa" là hành động của người bề dưới đối với người bề trên, thể hiện cho sự tôn kính, nhờ vả, kính cẩn, trang trọng với người bề trên hoặc với người mà mình hàm ơn. Chính vì vậy, hành động của Kiều thể hiện sự khó nói, trang nghiêm và thiêng liêng cho điều mà cô sắp nói với Vân.

- Đồng thời, người đọc cũng thấy được sự thông minh , khéo léo của Kiều trong quá trình thuyết phục Vân cũng như cách dùng từ của Nguyễn Du.

2. 6 câu thơ tiếp theo: lời lẽ trao duyên của Kiều.

- Trong 4 câu thơ tiếp theo, Thúy Kiều đã kể mối tình của mình với chàng Kim cho em nghe. Thành ngữ: "Giữa đường đắt gánh tương tư" và hình ảnh "mối tơ thừa, keo loan" cho thấy một mối tình nồng thắm nhưng mong manh và tràn ngập bất hạnh của Thúy Kiều và Kim Trọng. Những hình ảnh "quạt ước, chén thề" cho thấy một mối tình mà Kiều thực sự coi trọng và giờ đây cô muốn ủy thác cho em.

- Những câu thơ còn lại chính là những lí do mà Kiều đưa ra để thuyết phục em của mình. Kiều không chỉ gợi lại tai ương đến với gia đình "sóng gió bất kì" mà còn nói ra tình huống khó xử phải lựa chọn giữa đạo làm con và đạo phu thê với em, để rồi Kiều đành chọn hi sinh tình để làm tròn chữ hiếu.

Tóm lại, 8 câu thơ đầu đã thể hiện được lời lẽ và hành động trao duyên của Thúy Kiều.

C, KB

Tóm lại, 8 câu thơ đầu chính là tâm trạng đau khổ của Kiều khi ở trong tình thế buộc phải trao duyên cho em mình.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 10

Lớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK