Quê hương em có rất nhiều lễ hội diễn ra hàng năm, trong đó lễ hội đua thuyền để lại nhiều ấn tượng nhất. Lễ hội truyền thống ở quê thông thường diễn ra đầu năm để chào năm mới, chào xuân đang về.
Lễ hội đua thuyền diễn ra đầu năm là ngày hội được sự tham gia của nhiều người dân. Trong cuộc đua thuyền đó sẽ chia ra nhiều đội, mỗi đội trên một chiếc thuyền khác nhau với nhiều màu sắc như vàng, trắng, xanh để phân biệt. Đội nào giành chiến thắng sẽ có phần quà và được vinh danh. Đây là cuộc thi rất vui bởi sự đoàn kết vì vậy em rất thích.
Trước khi bắt đầu lễ hội, xóm đã chuẩn bị những chiếc thuyền dài đủ sức chứa hàng chục người. Con trai làng em đứa nào đứa nấy khỏe, thể hình chắc chắn xem ra đây là đối thủ đáng gờm cho đội xóm em. Bắt đầu khoảng hai rưỡi mọi người tập hợp trên những sân đình chuẩn bị bắt đầu cuộc đua. Người dân trong làng và những nơi khác đều đến để xem, những đứa con nít reo hò, những cô gái cười đùa không khí náo nhiệt hẳn lên. Tất cả mọi người đều mang tâm trạng háo hức dự đoán đội giành chiến thắng.
Sau hiệu lệnh các đội bắt đầu xuất phát, mỗi đội đều tận dụng khả năng và kinh nghiệm bản thân để lái chiếc thuyền nhanh về đích, tiếng mái chèo đập xuống mặt nước phành phạch những chiếc thuyền lướt nhanh trên mặt nước, sự cỗ vũ reo hò của người dân hai bên bờ như tiếp theo động lực cho các đội tham dự. Xóm của em với những chàng trai to lớn khỏe mạnh là đội xuất sắc cán đích đầu tiên, giành được chiến thắng trước sự thán phục của các xóm khác. Các đội khác tuy không giành chiến thắng nhưng cũng có những phần quà nho nhỏ cho các đội tham gia cuộc thi này.
Lễ hội đua thuyền là nét đẹp truyền thống của người dân quê em, đây là dịp thế hệ sau tưởng nhớ công ơn của những người có công với quê hương, đất nước đồng thời giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc đã được lưu truyền hàng nghìn năm qua.
how lớp 6 làm bài thuyết minh
Zô kí tên truongthanhbaonam2k8
Việt Nam được biết đến là mảnh đất của những thắng cảnh tuyệt đẹp, những di tích lịch sử bồi đắp qua hàng trăm hàng nghìn năm, và đặc biệt là mảnh đất vàng của những lễ hội truyền thống mang những nét đẹp văn hóa khác nhau của từng vùng miền. Trong số ấy, lễ hội đua thuyền chính là nét đẹp lâu đời và nổi tiếng nhất.
Mùa xuân bao giờ cũng là mùa của ăn chơi, hội hè, bởi vì thế, các lễ hội thường được diễn ra vào những dịp đầu năm mới khi sắc hương thiên nhiên đang lên men khắp đất trời, để bắt đầu một năm mới sôi động, vui tươi náo nức. Lễ hội đua thuyền cũng mang những ý nghĩa đẹp đẽ ấy. Mỗi lệ hội đều mang ý nghĩa biểu tượng riêng, và đằm trong nó đẹp của tinh hoa văn hóa dân tộc. Nếu như lễ hội múa cồng chiêng thể hiện nét đẹp về văn hóa âm nhạc dân gian của người dân tộc miền núi, thì lễ hội đua thuyền đòi hỏi sự mạnh mẽ, khỏe khoắn, nhanh nhẹn đã thể hiện được khí phách và tinh thần thi đấu hừng hực của con người dân tộc. Tinh thần ấy đã đi vào sử sách với những cuộc chiến chống xâm lăng, và quật khởi trên những trang văn, thì nay được tái hiện chân thực một lần nữa qua lễ hội đua thuyền truyền thống.
Lễ hội đua thuyền ở Việt Nam được tổ chức hàng năm, và có quy mô lớn, được tổ chức trên nhiều đơn vị ở nước ta, điểm sơ qua một vài địa điểm có lễ hội đua thuyền ở Đà Nẵng trên dòng sông Hàn, Lễ hội đua thuyền Lệ Thủy – Quảng Bình được tổ chức trên dòng Kiên Giang nước chảy êm đềm,…Lễ hội đua thuyền là hình ảnh của dân tộc luôn tích cực, sôi nổi gắn kết với các hoạt động văn hóa, luôn biết hóa mình để cùng nâng cao tinh thần đoàn kết, hoàn thành mục tiêu đặt ra, tâm thế hăng hái sôi nổi của người đua, sự cổ vũ nhiệt tình và sự đồng lòng của cả người đến tham gia lễ hội như đang mang một lễ hội xuân độc đáo, rộn ràng trên từng gương mặt, từng cử chỉ, từng ngôn ngữ của những người tham gia.
Lễ hội đua thuyền trông có vẻ khá đơn giản nhưng thực chất cũng yêu cầu khá quan trọng đó là phải những người có sức khỏe cường tráng, để mái chèo được nhanh, và khỏe. Đua thuyền gồm nhiều đội tham gia, vì vậy mỗi đội sẽ mặc những trang phục khác nhau để giúp phân biệt đồng đội và đối thủ của mình. Trên thuyền sẽ gồm tầm gần 20 chục người, vì mỗi người cầm một tay chèo thuyền nên làm sao để chèo được nhanh nhất, mạnh nhất và đồng đều nhất cần sự phối hợp của tất cả các thành viên tham gia, nó cũng đòi hỏi rất nhiều những yếu tố kết hợp nhuần nhuyễn thông minh lại với nhau, sự uyển chuyển trong cánh tay chèo thuyền, sức khỏe dẻo dai để chèo được con nước lớn cũng như tinh thần đồng đội một lòng như một để dồn tạo sức mạnh băng thuyền vượt sóng đến từ từng mắt xích nhỏ tham gia.
Khi tiếng trống báo hiệu bắt đầu, các đội vào vị trí, sau đó hăng hái sôi nổi tham gia cuộc đua, đội nào về đích trước sẽ là đội thắng cuộc. Tuy nhiên khi chèo thuyền, cũng có một số trường hợp đội đó sẽ bị ngã xuống nước, khi ấy đã có chiếc áo phao cứu trợ bạn. Không khí tại các điểm đua hội thuyền luôn vô cùng sôi nổi, hấp dẫn, đó cũng chính là một nét đẹp hấp dẫn khách nước ngoài khi tới thăm Việt Nam, họ như hiểu thâm phần nào về vẻ đẹp của tinh thần đồng đội, của lòng đoàn kết dân tộc, một quốc gia không chỉ giàu truyền thống mà còn mang những nét đẹp riêng, độc đáo trong từng hoạt động văn hóa.
Thực chất, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất tổ chức lễ hội đua thuyền, một số nước như Thái Lan, Trung Quốc…cũng tổ chức lễ hội đua thuyền hằng năm nhằm mang đến một sân chơi sôi nổi và khích lệ tinh thần tham gia tích cực của người dân, đồng thời trong kỉ nguyên mà công nghệ hiện đại mà những giá trị tân tiến lên ngôi, đây cũng là một cách để truyền bá đến những thế hệ đang còn trẻ một mảng kí ức văn hóa mang tính lịch sử, truyền thống, thiêng liêng để đắp bồi thêm niềm tin về chân giá trị lịch sử còn mãi.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK