Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Cảm nhận và suy nghĩ của emm về tình cảm...

Cảm nhận và suy nghĩ của emm về tình cảm cha con trong bài thơ Nói Với Con của Y Phương. - không coppy mạng ạ, mình cảm ơn - câu hỏi 909217

Câu hỏi :

Cảm nhận và suy nghĩ của emm về tình cảm cha con trong bài thơ Nói Với Con của Y Phương. - không coppy mạng ạ, mình cảm ơn

Lời giải 1 :

Tình cảm gia đình luôn được coi là một trong những nguồn cảm hứng mãnh liệt dạt dào nhất cho thơ ca. Trong đó những bài thơ ca ngợi về tình mẫu tử thiêng liêng, phụ tử quý báu. Tìm bài thơ tình mẫu tử không khó nhưng để nói hay nói đúng về tình phụ tử thì có lẽ chỉ có bài thơ “Nói với con” của tác giả Y Phương là thể hiện vô cùng trọn vẹn. Tác giả đã khéo léo đan cài tình cảm gia đình vào trong tình yêu nước yêu dân tộc để dạy dỗ con nên người.

Tình cảm gia đình luôn là thứ sức mạnh lớn lao nhất mà mỗi con người có được. Nó vừa là động lực vừa là thứ vũ khí sắc bén nhất để đưa chúng ta vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Cảm nhận đầu tiên về bài thơ này đó chính là hình ảnh đứa con lớn lên trong tình yêu thương sự đùm bọc chở che và chờ mong của cha mẹ.

“Chân phải bước tới cha

Chân trái bước tới mẹ

Một bước chạm tiếng nói

Hai bước tới tiếng cười”

Ít nhiều những hình ảnh này đã gợi nên trong tâm trí chúng ta cả một trời kí ức mộng mơ. Đó là hình ảnh đứa trẻ bi bô tập nói và lững chững bước những bước đầu tiên trong cuộc đời trong sự chờ mong khắc khoải của cha mẹ. Có ai đó đã từng nói rằng gia đình chính là chiếc nôi êm ái và quý giá nhất để nâng bước con vào đời. Thế nhưng không chỉ có gia đình mới là chiếc nôi nuôi nấng con mà nó còn được gắn chặt với tình cảm của quê hương trong cuộc sống khốn khó mà ân tình của người dân lao động:

Người đồng mình yêu lắm con ơi 

...tấm lòng 

Ở đây ta thấy có sự xuất hiện của cụm từ Người đồng mình. Vậy thì người đồng mình là ai? Đó là một cách nói mang đậm nét đặc trưng địa phương của đồng bào miền núi. Ý chỉ những người đồng bào cùng chung một xuất xứ, một quê hương bản quán và một dân tộc. Tác giả đã vận dụng vô cùng khéo léo cách nói của người dân tộc miền núi vào ý thơ. Hầu hết những suy nghĩ đều được miêu tả chân thực qua từng câu chữ. Đan lờ bắt cá, bàn tay khéo léo của người dân lao động đã tạo nên những nan hoa. Vách nhà tạo nên từ những câu hát,…. Rừng ở đây không chỉ cho gỗ quý cho lâm sản quý hiếm mà còn cho cả những bông hoa khoe sắc đẹp cho đời. Sự lao động miệt mài đó đã mang đến cho con người biết bao nhiêu điều tốt đẹp. Con đường không chỉ là nơi in dấu những bước chân xuôi ngược là nơi đi lại mà nó chính là hành trình nuôi nấng con khôn lớn.

Đến đây nhà thơ đã chuyển mạch thơ sang suy ngẫm về cội nguồn về hạnh phúc quê hương bản xứ:

Cha mẹ…

... trên đời

Không chỉ cho con biết về cội nguồn của sinh dưỡng mà ở đây người cha còn muốn răn dạy con cả về những đức tính tốt đẹp của “người đồng mình” đồng thời còn gửi gắm cả những ước mơ vĩ đại vào thế hệ con mai sau. Đó chính là tình yêu lao động hăng say là sức sống bền bỉ vượt lên mọi hoàn cảnh thử thách mọi khó khăn gian khổ:

Người đồng mình thương lắm con ơi

Không lo cực nhọc

Ở đây mạch thơ trở nên dồn dập nhanh hơn như một bài ca để răn dạy con những điều quý giá về cách sống và cách làm người. Đầu tiên đó chính là bài học về sự đoàn kết tinh thần tương thân tương ái mãnh liệt. Sự yêu thương đùm bọc chính là sức mạnh để giúp người đồng mình vượt qua biết bao nhiêu gian nan thử thách trong cuộc đời. những câu thơ đối xứng nhau như “cao đo nỗi buồn/ xa nuôi chí lớn” thể hiện thật dứt khoát thật mạnh mẽ những ý chí sắt đá của dân tộc mình.

Cuộc sống có thể vất vả có thể nghèo đói tuy nhiên con người luôn luôn tự hào và gắn bó với mảnh đất quê hương của mình. Và cuối cùng người cha muốn gửi gắm đến người con của mình dù có ở bất cứ đâu, làm bất cứ điều gì thì phải luôn biết nhớ về quê hương. Biết vượt qua mọi cam go thử thách trong cuộc sống bằng ý chí và niềm tin mãnh liệt. Không được chê bai và phản bội quê hương. Đoạn thơ lặp đi lặp lại bởi tiết tấu nhanh mạnh, dứt khoát, cứng rắn và dồn dập bởi những điệp từ, điệp ngũ và cấu trúc linh hoạt lay động trái tim của bất cứ ai nghe.

 

Có thể nói bài thơ “Nói với con” là một trong  những bài thơ xuất sắc nhất nói về tình phụ tử thiêng liêng mà cao quý trên đời. Nó như một chất men ủ càng lâu càng ngọt, càng lâu càng thấm. Tình cảm gia đình chính là thứ tình cảm vô cùng cao quý và thiêng liêng song hành cùng với tình yêu của đất nước, của quê hương. Nó chính là thứ động lực mãnh liệt để vun đắp và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi con người

Thảo luận

-- Mk cảm ơn
-- Bn có dùng fb k
-- Cho mk xin in4 để có thể hơi bài đc k á

Lời giải 2 :

 

Tình cảm cha con là một trong những tình cảm gia đình thiêng liêng cao đẹp nhất. Y Phương với bài thơ “ Nói với con” đã thể hiện lòng yêu thương con của người miền núi và mong ước con kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của quê hương. Bài thơ sáng tác năm 1980 là lời thơ gợi nhắc về tình cảm gia đình về truyền thống quê hương. Nhắc nhở con hãy kế thừa và phát huy những truyền thống đó. Đây cũng chính là lời gợi nhắc mỗi chúng ta có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

 Mở đầu bài thơ, tác giả nói với con về tình cảm cội nguồn. Nhà thơ dùng cách diễn đạt mới lạ giàu hình ảnh của người miền núi thể hiện một không khí gia đình đầm ấm, hạnh phúc, đầy ắp tiếng nói tiếng cười với một đứa trẻ đang chập chững biết đi trong vòng tau yêu thương đón chờ của cha mẹ. Không khí gia đình đầm ấm chứa chan tiếng cười, niềm tin yêu và con thật hạnh phúc khi được lớn lên từng ngày trong tình cha nghĩa mẹ trong mái ấm gia đình.Tình cảm của Y Phương dành cho con thật chân thành cảm động. Tình cảm ấy cũng được nhà thơ Huy Cận thể hiện :

« Được tin con tập đi

Cha mừng không ngủ được

Cha nằm đếm thầm thì

Từng bước chân con bước »

             Cha như muốn nói với con gia đình chính là chiếc nôi êm đềm, là tổ ấm để con khôn lớn trưởng thành. Với giọng điệu tha thiết trìu mến người cha đã gợi nhắc 1 kỉ niệm thiêng liêng đẹp đẽ nhất đối với cha mẹ :

« Cha mẹ ..... trên đời »

 Con không chỉ lớn lên trong tình thương của cha mẹ mà còn được lớn lên trong tình nghĩa tình sâu nặng của quê hương :

« Người đồng mình… câu hát »

« Người đồng mình » là cách gọi trìu mến thân thương pha chút tự hào về người đồng mình, miền mình, quê mình rộng hơn là dân tộc mình, đất nước mình. Người đồng mình đáng yêu đáng quý biết bao :

« Đan lờ... câu hát »

« Người đồng mình » hiện ra cụ thể trong lao động, họ cần cù chăm chỉ.Động từ « đan, cài,ken » cho thấy người đồng mình vừa cần cù trong lao động vừa lạc quan yêu đời. Họ làm việc trong lời ca câu hát và luôn cảm nhận được cái đẹp trong công việc. Họ «ken vách nhà » không chỉ bằng tre gỗ của núi rừng mà còn bằng tấm lòng yêu đời bằng lời ca câu hát mê say :

“ Rừng cho hoa... tấm lòng”

      Với cách diễn đạt ngắn gọn, giàu hình ảnh, nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ gợi những liên tưởng sâu xa. Núi rừng nơi con người được sống không chỉ tươi đẹp hùng vĩ mà còn là cái nôi lí tưởng cho người đồng mình sinh sống đúng như câu tục ngữ « Rừng vàng,biển bạc »

       Con đường không chỉ dẫn lối đến trường, đến chợ, lên nương làm rấy mà                                                                                            còn dẫn lối đến tương lai giúp người đồng mình mở rộng tầm nhìn kết nối những tấm lòng những vòng tay nhân ái -> quê hương không chỉ đẹp mà còn tình nghĩa, không chỉ nuôi dưỡng người đồng mình về hình hài vóc dáng mà còn nuôi dưỡng về tâm hồn lối sống .Phải chăng khi viết 2 câu thơ này mãi ngân vang với câu ca ngọt ngào :

« Gập ghềnh xuống biển lên non

Con đường tình nghĩa ai còn nhớ chăng »

Người cha muốn nói với con : Con không chỉ lớn lên trong vòng tay yêu thương của gia đình mà còn được trưởng thành trong cuộc sống lao động và tình nghĩa của quê hương. Con cần trân trọng những tình cảm thiêng liêng cao đẹp ấy.

                Người cha không chỉ nói với con về tình cảm cội nguồn , những điều sâu thẳm từ trong tâm hồn mà còn nói với con vè những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình và nhắc con kế thừa và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ấy :

« Người đồng mình… chí lớn »

Câu thơ đã nâng cao tâm thế của người đồng mình : phẩm chất của họ được người cha so sánh với đặc điểm của thiên nhiên lấy cái cao cái xa của đất trời để đo nỗi buồn chí lớn. Đây là cách so sánh tài tình mang âm điệu của núi rừng. Nghệ thuật đối kết hợp giàu hình ảnh giúp ta cảm nhận người đồng mình có biết bao nỗi khổ đau buồn tủi, nỗi đau như trải dài vô tận. Nhưng những lúc khó khăn nhất thì ngọn lửa ý chí nghị lực cháy lên trong họ giúp họ vượt lên tất cả. Tầm vóc ấy, ý chí ấy quả là lớn lao đáng khâm phục biết bao :

« Dẫu làm sao… cực nhọc »

     Với hình ảnh giàu sức biểu cảm, điệp ngữ « sống » nhấn mạnh điều cha dạy con là những điều hệ trọng, là đạo lí làm người con không được quên mà phải khắc cốt ghi tâm.

« Đá, thung, ghềnh, thác » tượng trưng cho cái đói cái nghèo của quê hương. Thành ngữ « lên thác xuống ghềnh » -> hoàn cảnh sống khó khăn cực nhọc lam lũ vất vả sống trong đói nghèo nhưng họ vẫn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, mọi biến cố trong cuộc đời. Tâm hồn họ vẫn nồng nàn tình yêu thủy chung với bản làng, núi rừng.

         Người cha muôn nhắc con hãy sống hồn nhiên, trong sáng . « Không lo không chê » là thái độ sống đáng trân trọng tràn đầy niềm tin của người đồng mình -> khẳng định bản lĩnh tâm thế sống đẹp của người đồng mình « Sống như sông như suối »-> hình ảnh so sánh nhằm ca ngợi cách sống khoáng của người đồng mình

      Người cha nói với con về những phẩm chất cao đẹp đó mong con không quên quê hương sống nghĩa tình chung thủy không ngại khó ngại khổ, không quay lưng phản bội quê hương mà phải thủy chung gắn bó với nơi mà mình sinh thành và góp phần xây dựng quê hương ngày càng tươi đẹp hơn :

« Người đồng mình… đâu con »

          Hình ảnh thơ đối lập tương phản tô đậm bản chất tốt đẹp của người đồng mình. Nếu người Kinh thường nói « Chân lấm tay bùn », « tay cày tay cuốc » thì Y Phương lại dùng cách nói của người Tày « thô sơ da thịt » để nói về sự đối lập tương phản về hình thức bên ngoài với tâm hồn bên trong.

          Người đồng mình chất phác trong lời ăn tiếng nói, dáng vóc và trang phục nhưng họ tự trọng, có khát vọng sống và tâm hồn phong phú

“Người đồng mình… phong tục”

           Tác giả sử dụng hình ảnh cụ thể diễn tả ý tứ sâu xa nối tiếp bắc cầu để ca ngợi khát vọng vươn lên của người đồng mình .Họ quyết tâm cống hiến sức lao động để giúp quê hương ngày 1 phát triển, giàu đẹp để tôn vinh tầm vóc giá trị của quê hương, để quê hương có thể sánh vai với các miền dân tộc khác.Còn quê hương là nơi lưu giữu những nét đẹp văn hóa cổ truyền những « thuần phong mĩ tục » để làm nên những bản sắc riêng.

Người cha như muốn nói với con về lòng tự hào dân tộc đồng thời giúp con nhận ra trách nhiệm của mình.

                            « Con ơi ... nghe con »

          Lần thứ 2 nhà thơ nhắc lại « thô sơ da thịt » để kđ điều cha mong muốn ở con : người đồng mình dù còn mộc mạc nhưng vẫn tỏa sáng những phẩm chất lớn lao, cao đẹp.

Trên mỗi bước đường đời con hãy phát huy và làm hành trang « lên đường » là hình ảnh đặc sắc giàu ý nghĩa, là khởi đầu của cuộc hành trình hòa nhập với những quốc gia dân tộc khác, là thời khắc con đã khôn lớn trưởng thành.

« Không bao giờ nhỏ bé được

Nghe con »

           Đó là mệnh lệnh phát ra từ trái tim đầy yêu thương trên mỗi bước đường con đi, sẽ có những gian khổ, chông gai bất thường. Những lúc này con không được phép nhỏ bé tầm thường mà hãy sống xứng đáng với phẩm chất của người đồng mình. Con không được đánh mất mình để làm tổn hại danh dự quê hương. Người cha muốn giáo dục con 2 điều thiêng liêng nhất đó là lòng tự hào và niềm tin : Tự hào về dân tộc, về qh, về gốc gác qh. Tự tin vào bản thân khi hòa nhập với mọi người.Tác giả nhắc nhở chúng ta : hãy biết giữ gìn bản sắc riêng của dân tộc, biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp và vươn lên kđ mình.

         Bài thơ «  Nói với con » không đơn thuần là lời cha nói với con mà là lời của quê hương dân tộc, lời trao gửi của thế hệ trước với thế hệ sau. Lời trao gửi ấy cũng được nhà thơ Hoàng Trung Thông thể hiện :

« Ta viết bài thơ lên báng súng

Con lớn lên viết tiếp thay cha

Người ở lại viết tiếp người ngã xuống

Người hôm nay viết  tiếp người hôm qua »

           Bài thơ không chỉ thể hiện tình cha con chân thành cảm động mà còn mang 1 bài học, 1 ý nghĩa sâu sắc, lời căn dặn của cha với con về tình cảm gắn bó  thủy chung với cội nguồn qh. Bài thwo còn gợi đến vấn đề phát huy bản sắc dân tộc và đặc biệt với cuộc sống hôm nay về việc hội nhập tiếp thu văn hóa nhân loại.

             Với thể thơ tự do, giọng điệu thiết tha, trìu mến, nhiều hình ảnh cụ thể.Tác giả sử dụng thành công các biện pháp tu từ : nhân hóa, so sánh, điệp ngữ, liệt kê, đối lập tượng trưng.Sử dụng các hình ảnh thơ nối tiếp bắc cầu, các thành ngữ, bố cục chặt chẽ, dẫn dắt tự nhiên.Người cha nói với con về truyền thống tốt đẹp của qh, tình cảm cội nguồn, nhắc nhở con phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Qua bài thơ giúp ta hiểu được tấm lòng nhà thơ Y Phương, tấm lòng người cha với con.

 

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK