Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 A - BÀI KIỂM TRA ĐỌC I - Đọc thành...

A - BÀI KIỂM TRA ĐỌC I - Đọc thành tiếng (5 điểm) II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút MÙA

Câu hỏi :

A - BÀI KIỂM TRA ĐỌC I - Đọc thành tiếng (5 điểm) II - Đọc thầm và làm bài tập (5 điểm) – Thời gian 25 phút MÙA THU Ở ĐỒNG QUÊ Trời như một chiếc dù xanh bay mãi lên cao. Các hồ nước quanh làng như mỗi lúc một sâu hơn. Nó không còn là hồ nước nữa, nó là cái giếng không đáy, ta có thể nhìn thấy bầu trời bên kia trái đất. Cò trắng đứng co chân trên bờ ruộng, đầu ngẩng lên nhìn chốn xa xăm, mơ màng nỗi nhớ cố hương. Còn những con nhạn bay thành đàn trên trời cao, như một đám mây trắng mỏng lướt qua thôn làng, gieo xuống những tiếng kêu mát lành, trong veo sương sớm, khiến tim tôi vang lên dịu dàng những câu thơ không nhớ thuộc tự bao giờ: Trước sân ai tha thẩn Đăm đăm trông nhạn về Mây trời còn phiêu dạt Lang thang trên đồi quê… Trẻ con lùa bò ra bãi đê. Con đê vàng rực lên màu vàng tươi của đàn bò đủng đỉnh bước. Ngỡ đấy là một con đê vàng đang uốn lượn. Cánh đồng lúa xanh mượt, dập dờn trong gió nhẹ, chúng đuổi nhau mãi, đuổi nhau mãi từ ven làng đến tít tắp chân đê. Trong làng, mùi ổi chín quyến rũ. Những buồng chuối trứng cuốc vàng lốm đốm. Và đâu đó thoảng hương cốm mới. Hương cốm nhắc người ta nhớ những mùa thu đã qua… (Nguyễn Trọng Tạo) Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng. 1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào? A. xanh, nâu, đỏ B. xanh, trắng, vàng C. vàng, đỏ, tím 2. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài? A. Bầu trời mùa thu B. Mùa thu ở đồng quê C. Cánh đồng mùa thu 3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê? A. hình ảnh, màu sắc B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh 4. Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào? A. Thời gian B. Không gian 5. Những sự vật nào được so sánh trong bài? A. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay C. Bầu trời, hồ nước 6. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài? A. Con cò B. Hồ nước C. Sóng lúa 7. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong veo”? A. trong sạch B. trong lành C. trong vắt 8. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc? A. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt B. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành 9. “ thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào? A. đồng âm B. đồng nghĩa C. nhiều nghĩa 10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì? A. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ B. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ C. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang phải văn tả chiếc đồng hồ báo thức

Lời giải 1 :

1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?

A. xanh, nâu, đỏ

B. xanh, trắng, vàng

C. vàng, đỏ, tím

2. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?

A. Bầu trời mùa thu

B. Mùa thu ở đồng quê

C. Cánh đồng mùa thu

3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?

A. hình ảnh, màu sắc

B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm

C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh

4. Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào?

A. Thời gian

B. Không gian

5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?

A. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê

B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay

C. Bầu trời, hồ nước

6. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?

A. Con cò

B. Hồ nước

C. Sóng lúa

7. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong veo”?

A. trong sạch

B. trong lành

C. trong vắt

8. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt

B. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm

C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành

9. “ thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

A. đồng âm

B. đồng nghĩa

C. nhiều nghĩa

10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?

A. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ

B. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ

C. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang

                                             Văn tả chiếc đồng hồ báo thức

                                                                  Bài làm 

Vào hôm sinh nhật vừa rồi, mẹ tặng cho em một chiếc đồng hồ báo thức rất đẹp. Ngay khi nhìn thấy là em đã phải reo lên vì sung sướng.

Chiếc đồng hồ báo thức to như một chiếc bánh bao, có hình vuông giống như hộp quà. Màu sắc chủ đạo là màu hồng của hoa đào - màu mà em yêu thích nhất. Mặt phía trước là mặt chính của đồng hồ, được vẽ một hình tròn lớn màu hồng nhạt hơn vỏ, chiếm gần hết diện tích. Ở trên hình tròn đó, các số từ một đến mười hai được xếp dọc theo viền đường tròn, cách nhau đều tăm tắp. Ở giữa là một hình trái tim nhỏ xíu màu đỏ, làm tâm của hình tròn. Chính nó là gốc của ba chiếc kim đồng hồ. Kim giờ ngắn và to nhất, cũng là kim chạy chậm nhất, cứ một giờ chú mới nhích một số. Kim dài tiếp theo, nhỏ hơn kim giờ một chút là kim phút. Nhanh nhất chính là anh kim giây, dài và thân nhỏ nhất nhưng anh ta chạy thoăn thoắt. Cứ tích tắc tích tắc liên tục.

Phía trên đầu chiếc đồng hồ là hai cái tai tròn xoe. Thực ra, đó chính là nút bấm dùng để hẹn giờ. Mặt phía sau thì có một hộc nhỏ, dùng để lắp pin - nguồn sống của đồng hồ. Bên cạnh đó, có một cái nút nhỏ, có thể xoay vòng tròn. Nó giúp em điều chỉnh các kim của đồng hồ đến giờ mình mong muốn. Thật là tiện lợi.

Em đặt chiếc đồng hồ vào góc đẹp nhất của giá sách. Từ đây, chiếc đồng hồ đáng yêu này sẽ là người bạn đồng hành của em. Em sẽ giữ gìn nó thật cẩn thận, để đồng hồ luôn xinh đẹp như bây giờ

Thảo luận

Lời giải 2 :

1. Bức tranh phong cảnh mùa thu trong bài có những màu sắc nào?

A. xanh, nâu, đỏ

B. xanh, trắng, vàng

C. vàng, đỏ, tím

2. Tên nào phù hợp nhất với nội dung bài?

A. Bầu trời mùa thu

B. Mùa thu ở đồng quê

C. Cánh đồng mùa thu

3. Những gì được Nguyễn Trọng Tạo miêu tả trong bức tranh phong cảnh mùa thu ở đồng quê?

A. hình ảnh, màu sắc

B. hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương thơm

C. hình ảnh, màu sắc, âm thanh

4. Bài văn được miêu tả theo thứ tự nào?

A. Thời gian

B. Không gian

5. Những sự vật nào được so sánh trong bài?

A. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay, con đê

B. Bầu trời, hồ nước, đàn nhạn đang bay

C. Bầu trời, hồ nước

6. Những sự vật nào không được nhân hoá trong bài?

A. Con cò

B. Hồ nước

C. Sóng lúa

7. Từ nào đồng nghĩa với từ “trong veo”?

A. trong sạch

B. trong lành

C. trong vắt

8. “Gieo” trong câu nào được dùng với nghĩa gốc?

A. Cánh đồng vừa mới được gieo hạt

B. Câu hát ấy đã gieo vào lòng người những nỗi niềm thương cảm

C. Đàn nhạn gieo vào sương sớm những tiếng kêu mát lành

9. “ thu” trong “mùa thu” và “thu” trong “thu chi” quan hệ với nhau như thế nào?

A. đồng âm

B. đồng nghĩa

C. nhiều nghĩa

10. Từ “phiêu dạt” có nghĩa là gì?

A. Bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, nay đây mai đó, đến những nơi xa lạ

B. Đi chơi, thăm những nơi xa lạ

C. Chuyển động lúc thì sang trái, lúc thì sang

                                             Văn tả chiếc đồng hồ báo thức

Ngoài mẹ gọi em thức dậy mỗi sáng mai thì còn có một người bạn làm nhiệm vụ "báo thức". Đó chính là chiếc đồng hồ xinh đẹp nằm im lìm trên mặt bàn. Đây là người bạn tốt đã giúp em thức dậy đúng giờ hơn hằng ngày trước khi đến trường.

Chiếc đồng hồ báo thức này là món quà đầu năm học mới mẹ mua cho em. Nó giúp em biết được giờ giấc đồng thời hẹn giờ để em tỉnh dậy. Đồng hồ có màu xanh da trời là chủ đạo. Còn mặt đồng hồ hình tròn, màu trắng nhìn rất hài hòa và bắt mắt. Những con số trên chiếc đồng hồ được đánh dấu bằng chữ số la mã để em biết được lúc này là mấy giờ, mấy phút. Những con số này có màu đen đậm, kể cả những bạn cận thị thì vẫn có thể nhìn thật rõ. Chiếc đồng hồ này được làm bằng nhựa cứng rất chắc chắn. Nhưng nếu để bị rơi có thể nó sẽ hỏng. Bởi vậy mà em bảo quản, giữ gìn chiếc đồng hồ cẩn thận và không để bị rơi.

Ở phía sau chiếc đồng hồ có một cái giá đỡ để chống cho chiếc đồng hồ giữ được thăng bằng, không bị ngã ngửa về sau. Hơn hết ở phía sau chiếc đồng hồ này còn có hộp đựng pin. Chỉ cần ấn một cái là em có thể tháo và lắp pin một cách dễ dàng nhất. Pin này là pin dùng tạm thời, khi bị hết pin thì em sẽ thay pin mới cho nó.

Mỗi sáng mai cứ vào lúc 6h là chiếc đồng hồ lại vang lên inh ỏi đánh thức em dậy. Đây là âm thanh quen thuộc mà em vẫn nghe hằng ngày. Nhiều khi em rất ghét âm thanh này vì nó làm tỉnh giấc ngủ của em. Nhưng nhiều khi em lại cảm ơn nó vì nhờ vậy mà em không đến trường muộn.

Chiếc đồng hồ báo thức là người bạn đồng hành đáng tin cậy của em. Em sẽ luôn nhớ tới vai trò của nó trong cuộc sống của em. Mỗi sáng chủ nhật em không phải đi học, có thể ngủ nướng thì em có thể để chiếc đồng hồ nghỉ ngơi, không cần phải báo thức. Dù trong trường hợp này thì em vẫn rất yêu quý chiếc đồng hồ báo thức đáng yêu này.

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK