Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại tiêu biểu của nền văn học Việt Nam. Không những thế, ẩn chứa trong mỗi câu ca dao còn là những bài học kinh nghiệm quý giá, sâu sắc mà cha ông ta đã đúc kết để lại cho con cháu đời sau. Điều này được thể hiện rõ nét qua câu "Có công mài sắt có ngày nên kim".
Vậy câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì, truyền tải cho chúng ta thông điệp quý báu nào? Theo nghĩa đen, câu tục ngữ có nghĩa là công sức, lòng kiên trì mài giữa thì một thanh sắt cứng, khó gọt đẽo sẽ trở thành một cây kim nhỏ bé... Theo nghĩa bóng, đó chính là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Có nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ thì khó khăn, thử thách dù lớn đến mấy thì cũng có thể vượt qua.
Từ xa xưa, ông cha ta đã dạy bảo con cháu bài học tương tự về lòng kiên trì như "Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo", "Thất bại là mẹ thành công". Hay như trong lịch sử, qua các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm hào hùng, nhờ kiên trì, bền bỉ mà dân tộc ta đã đập tan âm mưu của các thế lực xâm lăng, giữ yên bờ cõi, nhân dân sống trong ấm no, hạnh phúc. Hay trong thực tế cuộc sống hiện nay, ta có thể dễ dàng bắt gặp những tấm gương kiên trì rèn luyện như: Trần Minh, Nguyễn Ngọc Kí, Trần Bình Gấm ...Những tấm gương kiên trì trong lao động : Lương Đình Của, Thomas Edison...
Thật vậy, kiên trì và bền bỉ là phẩm chất quý giá cần có ở mõi con người. Tuy nhiên, cạnh bên những người có ý chí, quyết tâm, bền bỉ vượt qua khó khăn, thử thách thì vẫn còn tồn đọng những người thiếu ý chí quyết tâm, dễ dàng buông bỏ ước mơ, mục tiêu của mình. Hơn thế nữa, chúng ta cần phê phán những kẻ dồn sức cho những việc làm xấu xa, hại người. Chưa dừng lại ở đó, mỗi người cần rèn luyện cho mình ý chí, nghị lực và học tập những tấm gương kiên trì bền bỉ để thành công trong cuộc sống.
Câu tục ngữ trên chính là bài học, lời răn dạy quý giá mà cha ông ta để lại cho con cháu đời sau. Bởi vậy, mỗi người hãy không ngừng học tập theo lời dạy ấy. Có như vậy, bạn mới thành công và tìm ra được nhiều con đường mới cho bản thân mình.
Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… những đức tốt đẹp đó từ lâu đã trở thành truyền thống đáng quý của nhân dân ta. Chăm chỉ, cần cù, chịu thương chịu khó,… bởi ông cha ta tin rằng: “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.
Câu tục ngữ phản ánh một hiện thực tồn tại hiển nhiên trong đời sống: dù thỏi sắt có lớn đến mấy thì qua bàn tay lao động, qua công sức mài giũa của con người thì cuối cùng cũng mòn đi, nhỏ lại thành cây kim. Không chỉ vậy, thỏi sắt ban đầu là một vật thô phác, vô ích nhưng nhờ công sức lao động của con người đã trở thành cây kim tinh xảo có ích cho đời sống hàng ngày.Từ những ý nghĩa trên, câu tục ngữ đã khuyên răn, nhắc nhở chúng ta nhiều điều có ý nghĩa trong cuộc sống. Trước hết, công việc dù lớn đến mấy, dù khó khăn đến mấy nếu chịu khó, cần cù làm lụng thì nhất định sẽ thành. Ý nghĩa này giống như một câu ngạn ngữ phương Tây: “Đi là đến”. Bên cạnh đó, câu tục ngữ cũng nhắc nhở ta cần có ý thức kiên trì, bền bỉ để biến những công việc gian khó thành dễ dàng, sự thành công. Từ đó động viên con người: nếu có công làm lụng thì nhất định sẽ thành công.Trong thực tế, câu tục ngữ này đã được chứng minh rất nhiều. Xưa, Mạc Đĩnh Chi nhà nghèo, lại xấu xí, tưởng chẳng thể có được chút đóng góp cho đời. Vậy mà ông đã kiên trì tự học, học bằng chữ viết trên lá chuối, học bằng ánh sáng của trăng, của đom đóm, của những ánh lửa bốc lên từ đống lá khô,… Cuối cùng ông đã trở thành một Trạng nguyên tài ba nổi tiếng với bài thơ “Hoa sen trong giếng ngọc” xúc động lòng người. Nhà giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Kí trước đây là một câu bé bị liệt cả hai tay. Nhưng với tinh thần ham học hỏi, Kí đã vượt qua bao đau đớn, bao nỗi mặc cảm, vật lộn với những cơn chuột rút những lần thất bại. Giờ đây, chẳng những Nguyễn Ngọc Kí đã viết được bằng chân rất đẹp mà còn trở thành một nhà giáo ưu tú được học trò hết lòng yêu mến, kính trọng. Ngày nay, cũng có biết bao học người học trò nghèo kiên trì học tập và trở thành những học sinh giỏi. Cũng có biết bao những cô chú công nhân, những nhà doanh nghiệp đi lên từ vất vả gian khó. Với đôi bàn tay cần cù và sự kiên trì chịu khó họ đã làm nên những điều kì diệu nhất cho cuộc đời này. Quả thực, nếu ta quyết tâm làm việc thì công việc dù khó, dù lâu đến mấy nhất định sẽ xong.
Câu tục ngữ đúng đắn cùng những thực tế sinh động đã cho mỗi chúng ta một bài học lớn. Trong cuộc sống có bao công việc gian khó, vất vả: việc học tập, việc lao động,… nhưng nếu chúng ta biết vượt qua gian khó, kiên trì và quyết tâm thì thành công.
“Có công mài sắt, có ngày nên kim”, câu tục ngữ xưa của cha ông vẫn còn nguyên giá trị đến hôm nay nhắc nhở chúng ta cần có lòng quyết tâm yà sự kiên trì trong công việc hàng ngày.
Chúc bạn học tốt!!
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK