Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 1. Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng...

1. Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các phần trích sau : a) Thằng Dần lè lưỡi ra : – Eo ! Mẹ ơi!… – Thật… không có t

Câu hỏi :

1. Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các phần trích sau : a) Thằng Dần lè lưỡi ra : – Eo ! Mẹ ơi!… – Thật… không có thế cứ cổ con mà chặt. (Nam Cao) b) Rú… rú… rú… máy bắt đầu mở, bắt đầu xúc than. (Võ Huy Tâm) c) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất tả chạy xông vào thở không ra lời: – Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi ! (Phạm Duy Tốn) d) Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây… Bốn giây… năm giây… Lâu quá (Vũ Tú Nam) đ) Thể điệu ca Huế có sôi nổi, tươi vui, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… (Hà Ánh Minh) e) – Anh này lại say khướt rồi. – Bẩm không ạ, bẩm thật là không say. Con đến xin cụ đi ở tù, mà nếu không được thì… thì… Thưa cụ. (Nam Cao) g) Chim bay vút lên khoe trăm màu áo đan chéo nhau trong không trung : nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc… (Võ Văn Trực) h) Núp định ra chặn lại hỏi. Nhưng… có được không ?… Nó có bắt mình nộp cho Pháp… chắc không đâu, Pháp làm nó khổ thế này, bụng nó chắc không thương Pháp đâu. (Nguyên Ngọc) i) Do đó, tiếng Việt có thể kể vào những thứ tiếng giàu hình tượng ngữ âm như những âm giai trong bản nhạc trầm bổng […]. Giá trị của một tiếng nói cố nhiên không phải chỉ là câu chuyện chất nhạc. (Đặng Thai Mai) 2. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau : a) Bên cạnh ngài, mé tay trái, bát yến hấp đường phèn, để trong khay khảm, khói bay nghi ngút; tráp đồi mồi hình chữ nhật để mở, trong ngăn bạc đầy những trầu vàng, cau đậu, rễ tía, hai bên nào ống thuốc bạc, nào đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ông vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm bông trông mà thích mắt. (Phạm Duy Tốn) b) Cơn dông tan. Gió lặng. Cây gạo xơ xác hẳn đi, nom thương lắm. Nhưng chẳng có điều gì đáng lo cả ; cây gạo bền bỉ làm việc đêm ngày, chuyên cần lấy từ đất, nước và ánh sáng nguồn nghị lực và sức trẻ vô tận. (Vũ Tú Nam) c) Tôi rất yêu những bông hoa giấy. Chúng có một đặc điểm khác nhiều loài hoa khác : Hoa giấy rời cành khi vẫn còn đẹp nguyên vẹn, hoa rụng mà vẫn còn tươi nguyên ; đặt trên lòng bàn tay, những cánh hoa mỏng tang rung rinh, phập phồng run rẩy như đang thở, không có một mảy may biểu hiện của sự tàn úa. (Trần Hoài Dương) Giúp mình với Nhanh mình cho 5 sao !!!! (Bùi Hiển

Lời giải 1 :

-Rồng-

Bài làm

Câu1: Hãy cho biết tác dụng của dấu chấm lửng trong các phần trích sau :

a) Mẹ ơi!... - Tác dụng : tỏ thái độ ngạc nhiên nhưng cũng chen vào đó cả sự kinh bỉ.

    Thật... - Tác dụng : Thể hiện sự ngập ngừng,người ns còn tỏ thái độ bất bình.

b) Rú… rú… rú… -  Tác dụng :Làm cho nhịp câu văn bị giãn, đây là báo hiệu cho nd bất ngờ sắp xảy ra.

c)Bẩm… quan lớn… -Tác dụng : Ns lên đc sự sợ hãi , ngập ngừng của người ns.

d)Ba giây… Bốn giây… năm giây… - Tác dụng : Nói lên rằng thời gian còn nhưng chx đc ns hết.

đ) ...ai oán… - Tác dụng : thể hiện nhiều cảm xúc nhưng còn nhiều nên ko đc ns

e)thì… thì… - Tác dụng : Muốn ns rằng ko muốn ns nx.

g)nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc… - Tác dụng : Muốn ns con chim có rất nhiều màu lông nhưng chx liệt kê hết.

h)  Nhưng… có được không ?… Nó có bắt mình nộp cho Pháp…  - Tác dụng : thể hiện rằng ko muốn ns thêm.

i) […] - Tác dụng : còn nhiều tiếp tấu chx liệt kê hết.

2. Nêu tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu sau :

a) Đánh dấu các sự vật đc liệt kê.

b) Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

c) Đánh đấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

#No_copy

xin ctrlhn nếu hay :D

Thảo luận

-- ừa :)
-- à mà bà ở đou ý nhể :D
-- Hà Nam?
-- :>> yep
-- ừa tự dưng quên mít :>
-- :v
-- à lên lz tui bảo
-- uk

Lời giải 2 :

Câu 1: TÁc dụng của dấu chấm lửng:

a, Mẹ ơi!... ->thể hiện lời nói bỏ dở vì ngạc nhiên

- Thật...        ->Thể hiện sự ngập ngừng của người nói tỏ sự bất bình 

b, Rú...rú...rú... -> Làm giãn nhịp câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

c, – Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi !   -> Thể hiện sự ngập ngừng, ngắt quãng vì sợ quan phụ mẫu.

d, Ba giây… Bốn giây… năm giây… Lâu quá  -> Thể hiện thời gian chưa liệt kê hết.

đ, ...bâng khuâng, có tiếc thương ai oán… -> Thể hiện còn nhiều cảm xúc chưa liệt kê hết khi thưởng thức những giai điệu ngọt ngào của ca Huế.

e, mà nếu không được thì… thì… Thưa cụ -> Thể hiện lời nói ngập ngừng vì không muốn nói tiếp.

g, nâu, trắng, mun, vàng, xám, tím biếc…   -> Thể hiện còn nhiều màu sắc khác chưa liệt kê hết.

h, Nhưng… có được không ?… Nó có bắt mình nộp cho Pháp… chắc không đâu   -> Thể hiện lời nói ngập ngừng vì không muốn nói tiếp.

i, Thể hiện còn nhiều âm giai khác chưa liệt kê hết.

Câu 2; 

a, Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê các đồ dùng xa hoa lãng phí của quan phụ mẫu.

b, Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

c, Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK