Câu 1:
- Nguyên nhân sâu xa:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược thuộc địa.
+ Việt Nam có vị trí địa lí quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến đang trong tình trạng suy yếu.
- Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
Âm mưu xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp:
- Âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh”:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31-8-1858, liên quân Pháp – Tây Ban Nha dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng. Với âm mưu chiếm xong Đà Nẵng sẽ kéo thẳng ra Huế, nhanh chóng buộc nhà Nguyễn đầu hàng.
+ Ngày 1-9-1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.
- Âm mưu “chinh phục từng gói nhỏ”:
+ Thất bại với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” ở Đà Nẵng, Pháp chuyển hướng vào Gia Định.
+ Ngày 24-2-1861, Pháp tấn công đại đồn Chí Hòa, thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa, Vĩnh Long.
+ Ngày 5-6-1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất, nhượng cho Pháp 3 tỉnh miền Đông Nam Kì.
câu 2
* Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Ngày 20 – 11 – 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.
@ photran
Đáp án:
Câu 1: Vì sao thực dân Pháp xâm lược nước ta? thực dân Pháp âm mưu xâm lược nước ta như thế nào?
Trả lời:
`+` Pháp xâm lược nước ta do nước ta có một vị trí chiến lược quan trọng, giàu tài nguyên khoáng sản.
`+` Âm mưu : Đánh nhanh thắng nhanh
`-` Khiêu khích, lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô để đem quân xâm lược nước ta.
Câu 2: Tình hình Việt Nam (Đại Nam) trước khi Thực Dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?
Trả lời:
`+` Tình hình Đại Nam trước khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì:
• Triều đình:
`-` Thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:
`-` Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.
`-` Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.
`-` Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu mà không được chăm lo.
`-`Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.
`-` Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.
• Thực dân Pháp:
`-` Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì Pháp đã bắt vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì. Tiến hành xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.
`-` Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất. Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.
`-` Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.
• Nhân dân:
`-` Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.
Câu 3: Pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ 2 như thế nào?
Trả lời:
`+` Nguyên nhân:
`-` Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước Giáp Tuất năm `1874`, tiếp tục giao thiệp với nhà Thanh, Pháp đem quân xâm lược Bắc Kì lần thứ hai.
`+` Diễn biến:
`-` Ngày 3/4/1882 quân Pháp do đại tá Ri-vi-e chỉ huy đổ bộ lên Hà Nội.
`-` Ngày 25/4/1882 Ri-vi-e gửi tối hậu thư cho Tổng đốc Hoàng Diệu, đòi nộp khí giới và giao thành không điều kiện. Không đợi trả lời, quân Pháp nổ súng tấn công. Quân ta anh dũng chống trả nhưng vẫn thất bại, Tổng đốc Hoàng Diệu thắt cổ tự tử.
`-` Sau đó quân Pháp nhanh chóng tỏa đi chiếm Hòn Gai, Nam Định và các tỉnh khác thuộc đồng bằng Bắc Kì.
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK