* Dàn ý
I, MB: Nguyễn Du là nhà thơ kiệt xuất của văn học Việt Nam. Đọc văn chương của Nguyễn Du, dù chữ Hán hay chữ Nôm ta đều tháy ông "có con mắt trông thấu sáu cõi và tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời". 'Truyện Kiều" là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông và cũng là kiệt tác số một của văn học nước nhà. Thúy Kiều- nhân vật trung tam của truyện được sáng tạo từ cảm hứng nhân đạo sâu sắc của tác giả. Nhưng Kiều cũng là nạn nhân, là hiện thân nỗi đau của những con người tài hoa, đức hạnh, có phẩm giá nhưng bị xã hội phong kiến chà đạp. 'Trao duyên" là một tỏng những nỗi đau đó của Kiều. Đặc biệt 12 câu thơ đầu của đoạn trích đã làm nổi bật tấn bi kịch ấy.
II, TB:
1, Khái quát chung
- Vị trí: Là đoạn thơ mở đầu cho cuộc đời lưu lạc đau khổ của Thuý Kiều. Tình huống của Kiều là tình huống trao duyên. Trích từ câu 723 đến câu 756 trong Truyện Kiều là lời Thuý Kiều nói với Thuý Vân
- Nội dung đoạn trích: Thúy Kiều nhờ Thúy Vân thay mình trả nghĩa cho Kim Trọng
2, Phân tích
- 2 câu thơ đầu:
+Cậy: thái độ vật nài, tin tưởng, thân mật.
+Chịu: Bị nài ép, bắt buột, không nhận không được.
+Lạy, thưa:thái độ kính cẩn, hàm ơn.
=>Lời xưng hô vừa có sắc thái kính cẩn, vừa có sắc thái nài ép, trông cậy. Nguyễn Du dùng cậy mà không dùng nhờ, chọn chịu mà không dùng nhận bởi vì: giữa các từ ấy có sự khác biết tinh vi.
+ Nếu thay “nhờ” bằng “cậy” không những thanh điệu tiếng thơ nhẹ đi (B- T) mà còn làm giảm đi cái quằn quại, đau đớn, khó nói của Kiều, ý nghĩa hi vọng tha thiết của một lời gởi gắm, trăng trối cũng mất.
+ Nhận có phần nào tự nguyện, chịu thì hình như vì nài ép nhiều quá, nể mà phải nhận, không nhận không được! Tình thế của Thúy Vân lúc ấy, chỉ có thể chịu mà thôi.
+ “Lạy” vì đó là việc nhờ cậy cực kì quan trọng “chị lạy em” sự việc thật bất ngờ, phi lí mà hợp lí biết bao, bởi đây là người chịu ơn, tỏ lòng biết ơn trước sự hi sinh to lớn và cao quý của em mình, hành động đó đầy kính cẩn, trang trong và cho ta thấy: Thúy Kiều coi em mình là ân nhân số một của đời mình.
- 10 câu tiếp theo:
+Đứt gánh tương tư, sóng gió bất kì: nói tai nạn đột ngột trong tình yêu.
+Quạt ước, chén thề: tình cảm sâu đậm của Kiều và Kim Trọng.
+Mối tơ thừa:cách nói nhùn mình vì hiểu được tình thế của em gái.
+Xót tình máu mủ, ngậm cười chín suối: viện dẫn tình ruột thịt và cái họa kiếp mà Kiều sắp nhận lấy có thể khiến nàng không còn mạng để khiến Thúy Vân không thể chối từ.
=>Lập luận trao lời khôn khéo, thấu tình.
* Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
Đoạn trích cho thấy niềm cảm thương sâu sắc của Nguyễn Du đối với số phận bất hạnh, khổ đau "thanh lâu hai lượt, thanh ý hai lần" của 1 người con gái tài sắc vẹn toàn.
- Đồng thời đó còn là lời ngợi ca vẻ đẹp nhân cách của Thúy Kiều, một người nặng tình nặng nghĩa. Nàng đã hi sinh chữ tình vì chữ hiếu. Thế nhưng vẫn luôn day dứt, luôn cảm thấy mình là người có lỗi, đã phụ Kim Trọng
- Đó cón là việc len án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. Đó là Mã Gíam Sinh, là Tú Bà lòng dạ độc ác đã lừa bán Kiều. Rộng hơn đó là chế độ pong kiến, xã hội đồng tiền đã gây nên thảm cảnh cho gia đình Kiều, khiến nàng phải lâm và bi kịch.
3, Đánh giá chung
- Ý nghĩa văn bản: thể hiện bi kịch tình yêu, thân phận đau khổ và nhân cách cao quý của Kiều
- Nghệ thuật: Miêu tả nội tâm độc đáo, ngôn ngữ giàu hình ảnh sinh động.
III, KB: Khẳng định lại vấn đề
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 10 - Năm thứ nhất ở cấp trung học phổ thông, năm đầu tiên nên có nhiều bạn bè mới đến từ những nơi xa hơn vì ngôi trường mới lại mỗi lúc lại xa nhà mình hơn. Được biết bên ngoài kia là một thế giới mới to và nhiều điều thú vị, một trang mới đang chò đợi chúng ta.
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK