Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 PHIẾU BÀI VIẾNG LĂNG BÁC Trong bài thơ “Viếng lăng...

PHIẾU BÀI VIẾNG LĂNG BÁC Trong bài thơ “Viếng lăng Bác" của Viễn Phương có đoạn: "Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biế

Câu hỏi :

GIÚP VỚI CSCADDswsqsssss

image

Lời giải 1 :

Câu 1:

- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ được viết vào tháng 4 năm 1976, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi, đất nước nước thống nhất, lăng Bác Hồ mới được khánh thành, Viễn phương ra Bắc thăm Bác, nhà thơ đã viết bài thơ này và được in trong tập “Như mây mùa xuân” năm 1978

- Mạch cảm xúc: Mạch vận động đi theo trình tự cuộc vào lăng viếng Bác.

( Cụ thể

+Mở đầu: cảm xúc về cảnh bên ngoài lăng, tập trung ở ấn tượng đậm nét về hàng tre bên lăng gợi hình ảnh quê hương đất nước

+Tiếp đó, cảm xúc trước hình ảnh dòng người như bất tận ngày ngày vào lăng viếng Bác. Xúc cảm và suy ngẫm về Bác được gợi lên từ những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng: mặt trời, vầng trăng, trời xanh. 

+Kết thúc: cảm xúc: niềm mong ước thiết tha khi sắp phải trở về quê hương miền Nam, muốn tấm lòng mình mãi mãi vẫn được ở bên lăng Bác.

Câu 2:Bác đã ra đi nhưng nhà thơ dùng cụm từ nói về Bác đó là "giấc ngủ bình yên" bởi lẽ tác giả đã sử dụng nghệ thuật nói giảm nói tránh về sự ra đi của Người. Bác ra đi nhưng dường như trong trái tim của tác giả, của mỗi người dân VN, Bác là còn mãi, Bác chỉ đang ngủ sau một cuộc đời quá đỗi vất vả mà chưa có phút nào ngơi nghỉ. Giấc ngủ mà tác giả nhắc đến ấy cũng khiến ta bồi hồi suy ngẫm. Suốt cuộc đời bảy mươi chín mùa xuân, Bác chưa bao giờ có một giấc ngủ trọn vẹn: “Đêm nay Bác ngồi đó / Đêm nay Bác không ngủ / Vì một lẽ thường tình / Bác là Hồ Chí Minh.” (Minh Huệ) Liên tưởng đến câu thơ này càng khiến ta thêm nghẹn ngào, thành kính trước giấc ngủ ngàn thu đã phần nào yên giấc của Bác. Cụm từ vừa tránh đi sự đau buồn, vừa thể hiện tình yêu với Bác Hồ, Bác ra đi nhưng còn sống mãi trong lòng nhân dân Việt Nam, thể hiện thái độ nâng niu, trân trọng giấc ngủ của Bác.

Câu 3:

Xét theo mục đích nói: Câu cảm thán

=> Nỗi đau xót đã được biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim”. Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác thể hiện nỗi đau quặn thắt, tê tái như hàng ngàn mũi kim đâm vào trái tim thổn thức. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà thơ. Câu thơ cất lên với nỗi niềm thành kính xúc động.

Câu 4:

- Cặp quan hệ từ: Vẫn biết...mà sao

=> Thể hiện niềm thành kính xúc động bởi Bác Hồ đang ngủ giấc ngủ bình yên, nghỉ ngơi sau một cuộc đời gian khó không ngơi nghỉ. Tác giả ví Bác như "trời xanh" trường tồn, vĩnh hằng cùng non sông đất nước nhưng nhắc đến Bác với giấc ngủ bình yên nhưng vẫn thấy đau trong lòng bởi sự ra đi của Bác, về lí trí, Bác đã ra đi thật sự nhưng về tình cảm, Người vẫn đang hiện hữu trong trái tim mỗi người con Việt Nam và trong lòng dân tộc.

Bạn có thể tham khảo nha!

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK