Bài 1.
Câu 1.
- Đoạn văn trên trích từ tác phẩm: "Làng"
- Của tác giả Kim Lân
Câu 2.
- Nhan đề tác phẩm có nghĩa là: tác giả đã đặt tên tác phẩm mang tính bao quát là "Làng" chứ không phải "làng chợ Dầu" vì ông muốn nhấn mạnh, làm nổi bật được tinh thần yêu nước không chỉ riêng ở làng chợ Dầu mà còn là của toàn bộ người dân Việt Nam tại thời điểm bấy giờ.
Câu 3.
- Câu đặc biệt:
+ "Có tiếng nói léo xéo ở gian trên"
+ "Tiếng mụ chủ..."
- Một phép liên kết được sử dụng trong đoạn văn: phép lặp ( lặp lại từ "ông", "mụ")
Câu 4.
- Đoạn văn trên cho thấy tâm trạng của ông Hai: tâm trạng trằn trọc, băn khoăn cùng sự lo lắng, sợ hãi, buồn bã.
- Ông Hai có những tâm trạng đó vì: ông đã nghe được tin làng chợ Dầu - ngôi làng mà ông luôn tự hào, yêu quý đã đi theo giặc làm Việt gian.Chính vì cái tin này nên khi nghe được tiếng mụ chủ nhà nói chuyện, ông Hai mới có tâm trạng lo lắng, sợ hãi như vậy
Bài 2.
Câu 1.
- Đoạn trích trên trích từ tác phẩm: "Làng"
- Tác giả: Kim Lân
- Hoàn cảnh sáng tác: được viết trong thời kì đầu của kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên báo Văn nghệ năm 1948.
Câu 2.
- Câu "Cả làng chúng nó Việt gian theo Tây..." là lời dẫn trực tiếp.
- Vì câu này được đặt trong dấu ngoặc kép, thể hiện đây là lời nói hoặc nguyên văn của nhân vật được nói đến
Câu 3.
- Nội dung chính của đoạn trích: cho thấy tình yêu nước và tinh thần kháng hiến rộng lớn hơn tất cả, bao trùm lên tình cảm làng quê của ông Hai.
- Đoạn văn trên cho thấy vẻ đẹp của ông Hai:
+ có lòng yêu nước, yêu kháng chiến sâu sắc
+ biết phân biệt đúng - sai, là người sống theo lẽ phải
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK