Đây là bài tham khảo:
HỆ SINH THÁI NÔNG NGHIỆP – NÔNG NGHIỆP BỀN VỮNG
Sản xuất nông nghiệp là một hoạt động tổng thể và toàn diện của con người. Vì vậy, cần thiết phải đặt cây trồng, vật nuôi là các đối tượng chính của nông nghiệp trong mối quan hệ giữa chúng với môi trường và giữa chúng với nhau.
Sự chuyển biến từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái nông nghiệp đã trải qua một quá trình phát triển tiến hóa lâu dài, trong đó con người có vai trò quan trọng nhất. Sự tác động của con người vào tự nhiên ngày càng sâu rộng hơn về quy mô lẫn tính chất và được thể hiện thông qua các giai đoạn phát triển của lịch sử loài người. Từ hái lượm? Săn bắt? Chăn thả? Nông nghiệp? Công nghiệp? Siêu công nghiệp, ở mỗi giai đoạn mức độ tác động của con người vào tự nhiên đều khác nhau, càng về sau mức độ tác động và cường độ tác động càng mạnh mẽ và sâu sắc hơn. Con người ngày càng can thiệp nhiều hơn vào cơ chế tự điều chỉnh của tự nhiên hoặc cố gắng thay đổi cơ chế tự nhiên bằng các cơ chế nhân tạo nhằm khai thác, sử dụng tối đa năng suất của hệ. Thế nhưng dù có đủ tri thức và sức mạnh thì con người cũng chỉ một bộ phận của chu trình sinh - địa - hóa. Hay nói cách khác loài người cũng chỉ là một thành phần của tự nhiên, nên loài người phải chịu sự tác động của thiên nhiên trong quan hệ sinh tồn.
1. Quan niệm về hệ sinh thái nông nghiệp
Ngoài hệ sinh thái tự nhiên, con người đã tạo ra nhiều hệ sinh thái hoàn toàn nhân tạo. Như vậy, hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái nhân tạo và trong hệ sinh thái nông nghiệp thành phần sinh vật chủ yếu là thực vật (đồng cỏ) hay cây trồng. Thực vật hấp thụ năng lượng bức xạ mặt trời, nước và chất dinh dưỡng từ đất để tổng hợp nên chất hữu cơ tạo thành năng suất sơ cấp của hệ sinh thái nông nghiệp. Chất hữu cơ được động vật, kể cả con người hay vi khuẩn sử dụng một phần để tạo nên năng suất thứ cấp
Hệ sinh thái nông nghiệp là một hệ sinh thái tương đối đơn giản về thành phần và đồng nhất về cấu trúc nên nó kém bền vững dễ bị phá vỡ trạng thái cân bằng hay có thể nói cách khác hệ sinh thái nông nghiệp là hệ sinh thái có chu trình vật chất không kín và chưa cân bằng. Vì vậy, nên hệ sinh thái nông nghiệp được duy trì trong sự tác động thường xuyên của con người. Nghĩa là con người phải đấu tranh thường xuyên với thiên nhiên nhằm duy trì hệ sinh thái theo theo hướng có lợi cho con người, nếu không quá trình diễn thế tự nhiên sẽ để hệ sinh thái quay lại trạng thái tự nhiên của nó. Ví dụ: Một cánh đồng muốn gieo lúa nếu không có sự tác động thường xuyên của con người, hệ sinh thái này sẽ từ từ biến thành một cánh đồng cỏ và khi đó năng suất sinh thái mà con người thu được từ hệ sinh thái mới không cao như trạng thái mà con người mong muốn khi xây dựng.
2. Đặc điểm của hệ sinh thái nông nghiệp
3. Sự hình thành của hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp được hình thành do tác động của con người vào hệ sinh thái tự nhiên thông qua quá trình lao động nhằm tăng năng suất của hệ nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy, hệ sinh thái là một bộ phận của sinh quyển và trong sinh quyển có 3 hệ sinh thái chủ yếu là:
Giữa 3 hệ trên đều có sự trao đổi vật chất và năng lượng và giữa chúng có mối liên hệ với nhau thông qua quá trình trao đổi thông tin.
Hệ sinh thái nông nghiệp được hình thành gồm nhiều hệ phụ khác, ta có thể chia các hệ phụ trong hệ sinh thái nông nghệp như sau:
Trong số này thì hệ sinh thái đồng ruộng là phần lớn nhất, quan trọng nhất của hệ sinh thái nông nghiệp. Người ta thường nhầm lẫn giữa Hệ sinh thái đồng ruộng với Hệ sinh thái nông nghiệp. Thực ra, hệ sinh thái đồng ruộng chỉ là bộ phận trung tâm của Hệ sinh thái nông nghiệp.
4. Hoạt động của các Hệ sinh thái nông nghiệp
Hoạt động sản xuất nông nghiệp thực chất là một quá trình điều khiển các hệ sinh thái. Ở giai đoạn ban đầu khi con người chuyển từ hái lượm, săn bắt sang trồng trọt và chăn nuôi cách đây khoảng 14-15 ngàn năm cho đến khi phát minh ra máy hơi nước vào thế kỷ 18 đã đánh dấu một cuộc cách mạng khoa học, kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp.
Vào thời điểm này, con người tác động vào thiên nhiên chủ yếu là lao động sống với các phương thức sản xuất đơn giản chủ yếu là do kinh nhiệm để lại, vật tư kỹ thuật chưa nhiều nên khối lượng sản phẩm nông nghiệp làm ra còn hạn chế.
Hệ sinh thái nông nghiệp do con người tạo nên là hệ sinh thái cây cỏ, lúc đầu chỉ có các cây hoang dại, dần dần con người đã thuần hóa thành cây trông. Sau đó Hệ sinh thái được phát triển dần theo thời gian dưới những tác động của con người.
Trong giai đoạn từ thế kỷ XVIII đến thập kỷ 70 của thế kỷ XX sản xuất nông nghiệp đã có những bước tiến nhảy vọt, lao động sống hòa nhập với vật tư, kỹ thuật luôn được cải tiến nhằm tăng năng suất và sản lượng trong Hệ sinh thái nông nghiệp. Con người đã thực sự tạo ra một cuộc cách mạng trong sản xuất nông nghiệp với các chương trình như cơ khí hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa và sinh học hóa trong nông nghiệp. Năng xuất và sản lượng lương thực thực phẩm của Hệ sinh thái nông nghiệp của giai đoạn này tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, để tạo ra nhiều của cải vật chất con người đã sử dụng quá nhiều tài nguyên năng lượng hóa thạch và tác động vào thiên nhiên một cách mạnh mẽ làm cho tài nguyên thiên nhiên bị tổn thất năng nề, môi trường bị suy thoái, chất lượng cuộc sống của nhân dân ở nhiều khu vực trên thế giới ngày càng bị suy giảm, nghèo khổ hơn. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này là sự trả giá do thiên nhiên đã “phản ứng” lại những tác động mà con người đã tác động vào thiên nhiên thiếu khôn khéo. Đó là những đợt hạn hán kéo dài, những trận lũ lụt chưa từng thấy trong lịch sử xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, đất đai bị thái hóa nghiêm trọng, nguồn nước bị khô kiệt hoặc ô nhiễm nặng. Sự tồn tại của nhiều cộng đồng với hàng triệu người đang bị đe dọa. Trước tình hình đó, nhiều cuộc hội thảo trên phạm vi toàn thế giới đã và đang bàn luận để hướng tới một nền nông nghiệp mới có thể đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của con người, đồng thời có khả năng bảo tồn, tiết kiệm, kiểm soát dược tài nguyên thiên nhiên, giảm suy thoái môi trường sống của chính con người và nhiều loài sinh vật khác. Đó là nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nền công nghiệp sinh thái.
5. Những quy luật hoạt động của Hệ sinh thái nông nghiệp
Hệ sinh thái nông nghiệp cũng như những hệ sinh thái khác đều hoạt động theo những quy luật nhất định. Trong Hệ sinh thái nông nghiệp hoạt động trao đổi chất và năng lượng diễn ra như sau:
Ngoài ra, Hệ sinh thái nông nghiệp còn trao đổi vật chất và năng lượng với các Hệ sinh thái khác như Hệ sinh thái đô thị, khu công nghiệp và cả với các Hệ sinh thái tự nhiên.
Năng suất của Hệ sinh thái nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào hai nguồn năng lượng chính:
Năng lượng do công nghiệp cung cấp không trực tiếp tạo ra năng xuất sơ cấp mà chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho cây trồng hấp thụ, tích lũy được nhiều năng lượng bức xạ mặt trời. Tuy nhiên, năng lượng do công nghiệp cung cấp có tham gia vào quá trình tạo ra năng suất thứ cấp của hệ như thức ăn gia súc. Thực chất nguồn năng lượng này là năng lượng sơ cấp hoặc thứ cấp của hệ sinh thái khác và đã được chế biến ở thành phố hay khu công nghiệp nào đó.
Đối với Hệ sinh thái nông nghiệp, con người luôn tác động để duy trì ở trạng thái của một Hệ sinh thái trẻ. Tuy nhiên, trong hoạt động sản xuất con người cũng có nhiều cố gắng trong việc làm già hóa một số quá trình của Hệ sinh thái nông nghiệp nhằm tăng tính ổn định của hệ.
Độc canh được thay thế bằng phương pháp luân canh cây trồng đã làm cho hệ thêm phong phú về thành phần loài và thêm phức tạp về mặt cấu trúc. Mặc dù, sự phong phú và phức tạp của hệ chỉ theo mùa vụ trong một thời gian ngắn.
Việc sử dụng phân hữu cơ, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi nhằm tăng sự quay vòng của các chất hữu cơ, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật phát triển, do đó tăng thêm tính phức tạp trong chuỗi thức ăn.
Sử dụng mối quan hệ sinh học trong quẩn thể để tăng năng suất và tính ổn định của hệ sinh thái như dùng các cây họ đậu, dùng các giống cây trồng vật nuôi có khả năng kháng được sâu bệnh, dùng phương pháp đấu tranh sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trông trên cơ sở hiểu biết về một số loài thiên địch.
Mối quan hệ giữa tính đa dạng và sự ổn định trong hệ sinh thái là một vấn đề phức tạp cẩn phải nghiên cứu sâu hơn. Hệ sinh thái nông nghiệp do muốn đạt năng suất cao ngày càng tiến tới khuynh hướng đơn giản như chuyên canh, độc canh, sử dụng các giống năng suất cao, thuần nhất về di truyền, sử dụng nhiều phân bón hóa học,... Làm như vậy, hệ sinh thái sẽ mất tính đa dạng và giảm tính ổn định, để tăng tính ổn định cho hệ sinh thái không cần thiết phải tạo ra sự đa dạng về thành phần loài như hệ sinh thái tự nhiên. Tuy nhiên, cần phải tôn trọng quy luật phát triển của hệ sinh thái.
6. Quan niệm chung về nông nghiệp bền vững
Bên cạnh những thành quả đạt được của nền nông nghiệp hiện đại cũng đã có những tác động rất lớn đến tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống. Chính vì vậy, một xu hướng, một quan điểm mới về sản xuất nông nghiệp đươc hình thành. Đó là xây dựng một nền nông nghiệp bền vững hay còn gọi là nền nông nghiệp sinh thái học.
Định nghĩa: Nông nghiệp bền vững đã có nhiều định nghĩa nhưng định nghĩa sau được nhiều người công nhận. “Đó là những hệ thống cư trú lâu bền của con người; là một lý luận và cách tiếp cận về sử dụng đất tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa tiểu khí hậu, cây trồng hằng năm, cây lâu năm, súc vật, đất nước và những nhu cầu của con người, xây dựng một cộng đồng chặt chẽ và hiệu quả”. (Bill Mollison và Remy Slay – Đại cương về nông nghiệp bền vững, bản dịch, NXB Nông nghiệp, Hà Nội – 1994).
Nông nghiệp bền vững không đồng nghĩa với nông nghiệp sinh học hay nông nghiệp hữu cơ. Nền nông nghiệp bền vững không loại trừ phân bón hóa học, thuốc bảo vệ thực vật... mà sử dụng chúng một cách hiệu quả hơn và tránh tình trạng gây ô nhiễm môi trường.
Con người là thành viên quan trong nhất của tất cả các hệ sinh thái nông nghiệp, đối với các nền sản xuất nông nghiệp thì con người giữ một vai trò chủ động. Với những hiểu biết, trí tuệ của mình con người có thể lựa chon công đoạn hợp lý, phù hợp với lợi ích của mình. Có thể điều khiển các hệ sinh thái theo hướng có lợi nhất. Trong sản xuất nông nghiệp con người không chỉ giới hạn mục tiêu của mình trong việc tạo ra những sản phảm thỏa mãn nhu cầu cho thế hệ hiện tại, mà còn phải nghĩ đến lợi ích của các thế hệ tương lai.
Tối ưu hóa sản xuất nông nghiệp là một nhu cầu cơ bản trong nền nông nghiệp hiện đại, tiên tiến của giai đoạn hiện nay. Tối ưu hóa là chọn một phương thức sản xuất hợp lý nhất, tốt nhất trong điều kiện cụ thể. Trong sản xuất nông nghiệp tối ưu hóa bao gồm 4 nội dung cơ bản sau:
Con người là một bộ phận của tự nhiên nên phải chung sống hòa hợp với tự nhiện. Không được can thiệp “thô bạo” vào các quá trình tự nhiên, đối lập với các quy luật về sinh thái.
Nông nghiệp bền vững đồng nghĩa với việc bảo vệ môi trường, tạo dựng một môi trường trong lành và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất nước, tiểu khí hậu..
Mục đích của nông nghiệp bền vững là thiết lập một hệ thống bền vững về mặt sinh thái, có tiểm lực về mặt kinh tế, có khả năng đáp ứng được nhu cầu của con người mà không “bóc lột” đất đai và không làm ô nhiễm môi trường.
Nội dung cơ bản của Nông nghiệp bền vững :
Nông nghiệp bền vững phải đảm bảo những nguyên tắc sau:
Nền nông nghiệp bền vững bên cạnh việc áp dụng có chọn lọc, cân nhắc các tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Điều cần thiết phải mô phỏng theo các kiểu của hệ sinh thái tự nhiên, luân canh, xen canh, thực hiện đa dạng sinh học với các nội dung.
Cấu trúc nhiều tầng: Sản lượng sinh khối trong rừng tự nhiên luôn cao hơn sinh khối của các hệ sinh thái khác. Nguyên nhân là do thảm thực vật nhiều tầng có khả năng sử dụng tối đa năng lượng do mặt trời cung cấp, nước mưa, vừa trả lại cho đất nhiều sản phẩm hữu cơ. Trong khi đó, cấu trúc của hệ sinh thái nông nghiệp thường đơn giản, cấu trúc ngang, nên có nhiều hạn chế trong việc khép kín vòng tuần hoàn vật chất. Do đó, cần thực hiện gieo trồng theo phương thức nông lâm kết hợp, trông xen, trồng phối.
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK