Trang chủ Ngữ văn Lớp 7 tìm 5 câu tục ngữ về lao động sản xuất...

tìm 5 câu tục ngữ về lao động sản xuất và thiên nhiên về con người nhớ phân tích câu hỏi 3824379 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

tìm 5 câu tục ngữ về lao động sản xuất và thiên nhiên về con người nhớ phân tích

Lời giải 1 :

Câu tục ngữ 1

: Đây là kinh nghiệm về đặc điểm thời tiết các mùa trong năm:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Nghĩa đen của câu tục ngữ này là: tháng năm (Âm lịch), thì đêm ngắn, ngày dài, tháng mười thì đêm dài, ngày ngắn. Cách nói cường điệu có tác dụng nhấn mạnh đặc điểm ấy: chưa nằm đã sáng, chưa cười đã tối. Phép đối xứng giữa hai vế câu làm nổi bật sự trái ngược trong tính chất của đêm mùa hạ và ngày mùa đông.

Có thể vận dụng nội dung của câu tục ngữ này vào chuyện tính toán, sắp xếp công việc hoặc giữ gìn sức khỏe trong mùa hè và mùa đông.

Câu tục ngữ 2: Là nhận xét và kinh nghiệm phán đoán nắng mưa:

Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Câu này có hai vế đối xứng, nhấn mạnh ý: Sự khác biệt về mật độ sao trên bầu trời đêm trước sẽ dẫn đến sự khác biệt về hiện tượng mưa, nắng trong những ngày sau đó.

Vế Mau sao thì nắng: Mau có nghĩa là dày, nhiều. Đêm nhiều sao thì hôm sau trời nắng.

Vế vắng sao thì mưa: vắng có nghĩa là ít, thưa... Đêm ít sao thì ngày hôm sau trời sẽ mưa.

Nghĩa cả câu: Đêm trước nhiều sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ nắng. Đêm trước ít sao báo hiệu ngày hôm sau sẽ mưa.

Kinh nghiệm này được đúc kết từ hiện tượng trông sao đoán thời tiết đã có từ lâu của nông dân ta và nó đã được áp dụng thường xuyên trong sản xuất nông nghiệp và trong sinh hoạt. Nắm được thời tiết (mưa, nắng) để chủ động sắp xếp công việc. Vì các phán đoán về hiện tượng thiên nhiên phần lớn dựa trên kinh nghiệm cho nên không phải lúc nào cũng đúng.

Câu tục ngữ 3: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có bão:

Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

Ráng là màu vàng xuộm của mây do mặt trời chiếu vào. Ráng mỡ gà thường xuất hiện ở phía chân trời trước khi có giông bão. Nó như điềm báo trước để con người biết mà lo chống giữ nhà cửa cho chắc chắn nhằm giảm bớt tác hại ghê gớm do bão gây ra.

Câu tục ngữ này đã lược bỏ một số thành phần để thành câu rút gọn, nhấn mạnh vào nội dung chính để mọi người dễ nhớ.

Dân gian không chỉ dựa vào hiện tượng ráng mỡ gà mà còn dựa vào hiện tượng chuồn chuồn bay để đoán bão. Câu tục ngữ: Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão cũng đúc kết kinh nghiệm này.

Hiện nay, ngành khí tượng đã có nhiều phương tiện khoa học hiện đại để dự báo bão khá chính xác nhưng những kinh nghiệm dân gian vẫn còn tác dụng.

Câu tục ngữ 4: Là kinh nghiệm về hiện tượng thời tiết trước khi có lụt:

Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Cứ đến tháng bảy (Âm lịch) mà kiến rời khỏi tổ từng đàn lớn, kéo nhau từ chỗ đất thấp lên chỗ đất cao thì nhất định thể nào cũng xảy ra lụt lội.

Ở nước ta, mùa lũ thường xảy ra vào tháng tám nhưng có năm kéo dài sang cả tháng chín, tháng mười. Từ thực tế quan sát được nhiều lần, nhân dân tổng kết thành quy luật. Kiến là loại côn trùng rất nhạy cảm với những thay đổi của khí hậu, thời tiết. Khi trời sắp có những đợt mưa to kéo dài, các loại kiến từ trong tổ kéo ra đàn đàn lũ lũ, di chuyền chỗ ở lên cao để tránh bị ngập nước và để bảo tồn nòi giống.

Câu tục ngữ này chứng tỏ người xưa quan sát tỉ mỉ những biểu hiện nhỏ nhất trong thế giới tự nhiên, từ đó rút ra những nhận xét chính xác, lâu dần thành kinh nghiệm. Kinh nghiệm này nhắc nhở mọi người phải chuẩn bị phòng chống lũ lụt sau tháng bảy Âm lịch.

Câu tục ngữ 5: Là nhận xét của nông dân về giá trị của đất đai:

Tấc đất, tấc vàng.

Hình thức câu tục ngữ này được rút gọn tối đa chỉ có bốn tiếng chia thành hai vế đối xứng rất dễ hiểu, dễ nhớ. Nội dung của nó nêu bật giá trị của đất đai canh tác.

Tấc là đơn vị đo lường cũ trong dân gian bằng 1/10 thước. Đất là đất đai trồng trọt chăn nuôi . Tấc đất: mảnh đất rất nhỏ. Vàng là kim loại quý thường được cân đo bằng cân tiểu li, hiếm khi đo bằng tấc thước. Tấc vàng chỉ lượng vàng lớn , quý giá vô cùng. Câu tục ngữ đã lấy cái có giá trị rất nhỏ (tấc đất) để so sánh với cái có giá trị rất lớn (tấc vàng) để khẳng định giá trị của đất đai đối với nhà nông. Nghĩa của cả câu là: một mảnh đất nhỏ bằng một lượng vàng lớn. Đất cũng quý giá như vàng, có khi còn quý hơn vàng.

Đất quý giá vì đất nuôi sống con người. Con người phải đổ bao mồ hôi, xương máu mới có được đất đai. Đất là một loại "vàng" đặc biệt có khả năng sinh sôi vô tận. Vàng thật dù nhiều đến đâu nhưng ngồi không ăn mãi cũng hết (Miệng ăn núi lở), còn chất vàng của đất đai khai thác hết thế hệ này sang thế hệ khác, mãi mãi không bao giờ vơi cạn.

Vì thế con người cần sử dụng đất đai sao cho có hiệu quả nhất.

Người ta có thể sử dụng câu tục ngữ này trong nhiều trường hợp. Chẳng hạn như: để phê phán hiện tượng lãng phí đất; để đề cao giá trị của đất và thể hiện sự gắn bó yêu quý đất đai của người nông dân.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Đa số những câu tục ngữ về thiên nhiên, lao động sản xuất mang đến ý nghĩa:

– Tục ngữ về thiên nhiên giúp dự báo về tinh hình thời tiết trong mỗi thời kỳ khác nhau. Các hiện tượng đó giúp người nông dân có phương án kịp thời trong lĩnh vực nông nghiệp.

– Tục ngữ về thiên nhiên giúp giải thích các hiện tượng đang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất.

– Tục ngữ về lao động sản xuất ca ngợi phẩm chất tuyệt vời của người nông dân chịu thương, chịu khó. Đó cũng là những câu tục ngữ động viên, khích lệ tinh thần mọi người nỗ lực, hăng say trong công việc.

– Các câu tục ngữ còn đưa ra những kinh nghiệm, bài học quý báu trong quá trình lao động sản xuất. Từ đó người nông dân làm việc hiệu quả tạo nên sản phẩm chất lượng, mang đến nguồn kinh tế ổn định cho gia đình.

– Cuối cùng những câu tục ngữ thể hiện nếp sống văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Sự trao truyền kiến thức từ thế hệ này sang thế hệ khác với cội nguồn dân tộc tạo nên truyền thống “tốt đời, đẹp đạo”.

Tục ngữ về thiên nhiên luôn song hành với tục ngữ về lao động sản xuất. Người ta dựa trên những chiêm nghiệm về tự nhiên để ứng dụng vào quá trình sản xuất. Yếu tố tự nhiên góp phần quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm chất lượng, hiệu quả.

Tục ngữ về thiên nhiên:

1.Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa

Câu tục ngữ là kinh nghiệm được đúc kết của cha ông ta về chuyện nắng mưa. Không cần dự báo thời tiết chỉ cần quan sát sao là có thể biết thời tiết ngày hôm sau. Nếu tối hôm trước bầu trời nhiều sao, các ngôi sao sáng rõ thì hôm sau trời nắng to. Ngược lại nếu trời ít sao, các ngôi sao nhìn không rõ thì mai sẽ mưa.

2.Gió heo may, chuồn chuồn bay thì bão

Gió heo may là gió lạnh, không khí khô và thường xuyên thổi vào mùa thu. Nếu khi gió thổi bạn quát sát thấy có chuồn chuồn bay thì chắc chắn sắp có bão.

3.Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Nếu quan sát phía Đông có chớp xuất hiện với tần suất nhiều thì chắc chắn 1 – 2 hôm sau trời sẽ mưa.

4.Tháng Bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt

Các con vật thường có cảm ứng về thời tiết nhanh nhạy, chính xác. Nếu quan sát tháng 7 âm lịch, kiến thường bò thành đoàn thì chắc chắn sắp tới sẽ có mưa lớn. Bởi kiến sẽ bò trên cao để tích trữ thức ăn và tìm nơi tránh trú an toàn.

5.Mưa chẳng qua Ngọ, gió chẳng qua Mùi

Câu tục ngữ chỉ ra rằng nếu mưa buổi sáng thường không kéo dài qua buổi trưa – giờ Ngọ (từ 11 – 13 giờ), gió thường lặng vào buổi chiều – giờ Mùi (từ 13 – 15 giờ).

6.Mống dài trời lụt, mống cụt trời mưa

Mống ở đây được hiểu là cầu vồng: cầu vồng sẽ xuất hiện sau cơn mưa khi trời còn nắng. Quan sát thấy cầu vồng dài thì nhiều hơi nước trời có mưa lớn, dẫn đến ngập lụt.

7.Rét tháng Ba, bà già chết cóng.

Vào tháng 3 âm lịch thường xuyên có những đợt gió mùa kéo dài, lạnh buốt. Điều này nhắc nhở mọi người phải mặc đủ ấm để bảo vệ sức khỏe của mình.

8.Mưa tháng Bảy, gãy cành trám, nắng tháng Tám, rám trái bưởi.

Quán sát sẽ thấy tháng 7 âm lịch có lượng mưa lớn đi kèm gió lớn. Còn tháng 8 âm lịch nắng nóng gay gắt, khó chịu

9.Sấm tháng Mười cày cười mà cấy.

Nếu vào tháng 10 âm lịch có sấm xuất hiện nhiều thì vụ Đông – Xuân sắp tới có đủ nước để cấy cày. Nếu tận dụng hiệu quả điều kiện thuận tiện của tự nhiên có thể tạo nên mùa màng bội thu.
10. Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

Quan sát màu sắc của mây giúp mọi người dự đoán mưa nắng chuẩn nhất. Nếu thấy mây ánh lên sắc vàng thì trời có gió còn mây màu đỏ thò trời sắp chuyển mưa.

Tục ngữ về lao động sản xuất:

1.Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn

Đó là kinh nghiệm của cha ông ta trong việc bố trí chuồng trại trong chăn nuôi. Không nên bố trí cửa chuồng nuôi về hướng Đông. Đây là hướng dễ tiếp gió, điều này khiến vật nuôi bị gió tạt vào, ảnh hưởng đến đề kháng, dễ sinh bệnh.

2.Ăn kỹ no lâu, cày sâu tốt lúa

Nghĩa đen: người nào nhai kỹ trong lúc ăn sẽ no lâu hơn còn cây sâu sẽ có nhiều đất để cấy

Nghĩa bóng: Trong sản xuất nên cầu sâu dưới lòng đất vì dưới lòng đất có nhiều vi sinh vật được xem là loại phân bón hiệu quả giúp lúa phát triển tốt nhất.

3.Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen

Câu tục ngữ nói về kinh nghiệm của cha ông trong vấn đề trồng cây. Khi trồng khoai người nông dân nên trồng ở các mảnh đất mới, chưa từng trồng loại cây này bao giờ. Khi gieo mẹ nên ưu tiên ở mảnh đất có thổ nhưỡng quen thuộc, giúp cho sự phát triển của cây lúa.

4.Tháng giêng trồng trúc, tháng lục trồng tiêu

Kinh nghiệm trồng các loại cây trong năm có điều kiện thuận lợi: tháng 1 nên trồng tre trúc để có măng, còn tháng 6 âm nên trồng ớt, hồ tiêu.

5.Nhất nước nhì phân, tam cần, tứ giống

Câu tục ngữ nêu lên tầm quan trọng của các yếu tố trong lĩnh vực nông nghiệp. Đầu tiên cần chú ý đến lượng nước vào – ra trong từng thời kỳ lúa khác nhau. Thứ 2 cần chú ý đến phân bón, thứ ba là thường xuyên chăm sóc, thăm đồng để theo dõi sự phát triển của cây lúa. Cuối cùng cần chọn giống cây lúa chất lượng, ít sâu bệnh.

6.Ba tháng trồng cây không bằng 1 ngày trồng quả

7.Giàu đâu những kẻ ngủ trưa. Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày

Câu tục ngữ phê phán những kẻ lười lao động,cuộc sống phải chịu khó, chăm chỉ làm việc. Có như vậy cuộc sống mới tốt đẹp, tương lai tươi sáng đang ở phía trước.

8.Làm ruộng ba năm không bằng chăn tằm 1 lứa

9.Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền

Câu tục ngữ nêu kinh nghiệm phát triển kinh tế của cha ông ta truyền lại. Nghề đem lại cuộc sống tốt là nghề nuôi cá, tiếp đó là nghề làm vườn và cuối cùng mới là nghề làm nông.

10.Năm trước được cau, năm sau được lúa

Những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất tạo nên giá trị về cuộc sống, nhân sinh quan. Cách mỗi người có thể đọc và hiểu rõ ràng từng câu tục ngữ cho thấy giá trị tuyệt vời mà nó mang lại.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK