Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức thiết đối với toàn nhân loại. Việc vứt rác bừa bãi có ảnh hưởng to lớn đến môi trường sống. Nhưng đây lại là một hiện tượng rất phổ biến hiện nay, được biểu hiện rõ nhất ở những nơi công cộng.
Xả rác bừa bãi là thói quen của nhiều người. Trong trường học, nhiều học sinh sau khi ăn quà không để rác vào sọt mà vứt lung tung trên sàn lớp, sân trường. Nhiều túi ni lông, giấy thải bay tứ tung nhìn rất bẩn và khó chịu. Ở một số gia đình, khi có xe đổ rác thì không mang rác ra xe mà khi xe đi qua rồi lại vứt ở góc tường, trước ngõ hay gần nơi họ sống. Một số người đi xe gắn máy, xe buýt, ô tô. Sau khi dùng thứ gì đó thì vứt luôn vỏ đựng xuống lòng đường. Hay một số người ăn kém, uống nước ngọt bên đường sẵn sàng vứt luôn que kem vỏ chai gần nơi họ ngồi. Và còn biết bao người thiếu ý thức bảo vệ môi trường. Họ vứt rác bừa bãi thành thói quen, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đường phố.
Vậy, nguyên nhân của hành động thiếu văn hóa này xuất phát từ đâu? Khách quan, có thể thấy việc tuyên truyền, giáo dục ý thức cho người dân của các cơ quan chuyên trách đối với việc bảo vệ môi trường chưa thực sự cao. Các qui định xử phạt lại thiếu và chưa thật nghiêm khắc. Về chủ quan, ta thấy rất nhiều người không có ý thức bảo vệ môi trường tiện tay thì vứt, cốt sao sạch nhà mình, còn ngoài đường ra sao thì kệ. Họ đâu ý thức rằng những việc làm tưởng như rất bình thường, đó lại có tác hại lớn thế nào đến môi trường sống của chính họ và những người xung quanh.
Vứt rác bừa bãi gây ra hậu quả vô cùng lớn. Hành động này làm xấu cảnh quan thiên nhiên gây mất mĩ quan đường phố. Nguy hại hơn, nó làm cho môi trường sống của chúng ta lại ô nhiễm: Vứt rác ra sông hồ làm ô nhiễm nguồn nước, chôn rác không phân hủy làm ô nhiễm đất, làm ô nhiễm không khí, ô nhiễm tầm nhìn. Gây ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật chứ không kể riêng con người. Sức khỏe của con người suy giảm, dễ mắc các bệnh về hô hấp, về tiêu hóa, ung thư. Các loại sinh vật sống ở biển, hồ sẽ chết vì nuốt phải rác không phân hủy, chết vì nguồn nước quá ô nhiễm gây hoang mang cộng đồng.
Bởi vậy, chúng ta phải có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng này. Ở Sing-ga-po, những người vứt rác ra đường hoặc những nơi công cộng dù là rác rất nhỏ như mẩu thuốc lá hay vỏ kẹo cao su. Cũng bị phạt rất nặng. Đó chính là một kinh nghiệm mà đất nước ta cần học tập. Cần có những hình thức xử phạt thật nghiêm hành động này. Bên cạnh đó, các ban ngành chính quyền, các cơ quan chức năng, đoàn thể. Cần đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để họ không vứt rác bừa bãi. Mặt khác chúng ta cần tích cực trồng cây xanh, phủ đồi trọc giữa môi trường Xanh – Sạch – Đẹp.
Vứt rác bừa bãi là một hành động vô ý thức đáng bị phê phán và lên án. Vì thế, để cải thiện môi trường sống xung quanh chúng ta, mỗi người hãy tự tạo lập ý thức vứt rác đúng nơi quy định, cùng nhau xây dựng một xã hội văn minh, hiện đại, không còn rác thải.
Dải đất hình chữ S không chỉ là quốc gia có truyền thống văn hóa lịch sử lâu đời, tinh thần dân tộc kháng chiến mà thiên nhiên ưu ái cho nhiều cảnh quan, danh lam thắng cảnh hùng vĩ, trong đó phải nhắc đến vịnh Hạ Long - nơi đã được UNESCO 2 lần công nhận là di sản văn hóa của thế giới.
Lịch sử địa chất địa mạo của vịnh Hạ Long trải qua ít nhất 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau. Vịnh Hạ Long từng trải qua một số lần biển lấn trong kỷ Nhân sinh (2 triệu năm trước). Lại có truyền thuyết nói rằng, khi đất nước bị giặc ngoại xâm, có 1 con rồng đã bay theo dọc sông xuôi về phía biển và hạ cánh xuống ở vùng ven biển Đông Bắc làm thành bức tường chống giặc. Nơi rồng đáp xuống được gọi là Hạ Long.
Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử. Thời Bắc thuộc, khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hải. Các thời Lý, Trần, Lê vịnh mang các tên Hoa Phong, Vân Đồn, Lục Thủy,... Tên Hạ Long chỉ mới xuất hiện trong một số bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.
Là một vịnh nhỏ, bộ phận của vịnh Bắc Bộ, Vịnh Hạ Long được giới hạn tại các tọa độ từ 106°58'-107°22' Đông và 20°45'-20°50' Bắc với phía Đông Bắc giáp vịnh Bái Tử Long; phía Tây Nam giáp quần đảo Cát Bà; phía Tây và Tây Bắc giáp đất liền bằng đường bờ biển khoảng 120 km từ Quảng Yên - Vân Đồn; phía Đông Nam và Nam hướng ra vịnh Bắc Bộ. Với diện tích 1.553 km², vịnh Hạ Long bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên.
Từ trên cao nhìn xuống, toàn cảnh Hạ Long hiện ra với những đường nét, bố cục tuyệt vời. Đó là những tạo hình tuyệt mỹ, tài hoa của tạo hoá, của thiên nhiên biến hàng ngàn đảo đá vô tri tĩnh lặng kia trở nên những tác phẩm điêu khắc, hội họa hoàn mỹ với muôn hình dáng vẻ yêu kiều, vừa quen vừa lạ,…Chỉ có nhìn từ trên cao, du khách mới cảm nhận hết được nét hùng vỹ mà tạo hóa đã ban tặng cho nơi đây.
Vịnh Hạ Long gồm 2 phần chính: Vùng di sản thiên nhiên được UNESCO công nhận(vùng lõi) có diện tích 434 km2 gồm 775 đảo. Vùng kế bên (vùng đệm), là di tích danh thắng quốc gia đã được bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam xếp hạng từ năm 1962.
Địa hình Hạ Long chủ yếu là đảo, núi xen kẽ giữa các trũng biển, là vùng đất mặn có sự kết hợp hài hòa, sinh động các yếu tố thiên nhiên hùng vĩ mà tạo hoá đá ban tặng. Và bàn tay khéo léo, tài hoa của tạo hoá đã tạo ra muôn ngàn đảo đá, bao gồm đảo đã vôi và đảo phiến thạch như: hòn Trống Mái, hòn Lư Hương, hòn Lã Vọng,...
Hệ thống đảo đá ở Hạ Long muôn hình vạn trạng quyện với trời biển, tạo ra một bức tranh thủy mặc khổng lồ sống động. Phía trong những đảo đá lớn lại hấp dẫn bởi những hang động đẹp đẽ, lạ kỳ như: động Thiên Cung, động Sửng Sốt, hang Trinh Nữ,...
Cảnh biển ở đây cũng rất đẹp, đặc biệt khi hoàng hôn buông xuống. Mặt vịnh lúc này được nhuộm một sắc màu đỏ rực của những tia nắng cuối cùng. Cảnh sắc quyện lại dệt nên những gam màu tuyệt diệu khiến cho vịnh Hạ Long trở nên huyền ảo như thật như mơ.
Hạ Long cũng là nơi gắn liền với những trang sử vẻ vang, hào hùng của dân tộc những địa danh nổi tiếng như Vân Đồn – nơi có thương cảng cổ sầm uất vào thế kỷ thứ XII; có núi Bài Thơ lịch sử; cách đó không xa dòng sông Bạch Đằng – là chứng tích của hai trận thuỷ chiến lẫy lừng của các thế hệ ông cha chống giặc. Không chỉ có vậy, nơi đây còn có nền Văn hoá Hạ Long huy hoàng thời Hậu kỳ đồ đá mới tại các địa danh khảo cổ học nổi tiếng như Đồng Mang, Xích Thổ, Soi Nhụ, Thoi Giếng…
Hạ Long cũng là nơi tập trung đa dạng sinh học cao với những hệ sinh thái điển hình như hệ sinh thái rừng ngập mặn, san hô, tùng áng, rừng cây nhiệt đới… Với 374 loài thực vật, 1151 loài động vật. Ngoài ra, vịnh Hạ Long còn có những điều kiện thuận lợi để phát triển ngành kinh tế du lịch với loại hình đa dạng như: nghiên cứu khoa học, ngắm cảnh, lặn khám phá rặng san hô,…
Bên cạnh những giá trị thẩm mỹ, cảnh quan,... đã được tổ chức UNESCO hai lần công nhận, Vịnh Hạ Long còn có hai giá trị nổi bật: Đa dạng sinh học và văn hoá lịch sử mà trong tổng số 6 di sản thế giới tại Việt Nam và hơn 900 di sản trên thế giới hiện nay chưa nơi nào có được.
Ngày nay, vịnh Hạ Long vẫn đang thu hút rất nhiều khách du lịch và mang lại nhiều lợi ích cho nước nhà. Nhưng những năm gần đây, di sản thế giới vịnh Hạ Long bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi sự ô nhiễm do nhiều nguyên nhân. Vì vậy chúng ta cần ra sức bảo vệ và giữ gìn vịnh Hạ Long để vịnh ngày càng xanh tươi hơn, mãi mãi là niềm tự hào của đất nước.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK