Trang chủ GDCD Lớp 12 Cho tình huống s au: Anh Nguyễn Tuấn Trường (28...

Cho tình huống s au: Anh Nguyễn Tuấn Trường (28 tuổi, nhận thức bình thường), có địa chi thưong trú tại huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Anh Trưong là lái

Câu hỏi :

Giúp em ý 3 với ý 4 với ạ, em cần rất gấp

image

Lời giải 1 :

Câu 3: Trong trường hợp trên anh Trường có vi phạm và vi phạm luật hành chính. Vì ngoài việc chở hàng hóa còn chở thêm người là Nguyễn Thị Hà. Trong khi đó xe vận tải của anh chỉ chở hàng hóa được cấp vạch xanh. Anh Trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật việc dùng xe chở hàng để chở người.

 Câu 4: Lỗi vi phạm pháp luật: Chở người trong khi xe vận tải chỉ chở hàng hóa.

-  Đây là hành vi cố ý trực tiếp . Biết rõ mình làm trái pháp luật nhưng vẫn cố ý để được thêm thu nhập.

- Vô ý vì qua tự tin có thể gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội song tin chắc rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được vì là xe chở hàng thiết yếu hỗ trợ vùng dịch nên mới thực hiện và gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.

Thảo luận

-- bạn ới vào nhóm mik ko ạ
-- có thể giúp luôn mình ý 1 và 2 với
-- Có 1 2 k ạ

Lời giải 2 :

Câu 3:

Trong tình huống nêu trên anh Trường phải chịu trách nhiệm pháp lý trước pháp luật. Anh Trường phải chịu trách nhiệm hành chính, vì xe của anh ngoài việc chỉ để chở hàng hóa thiết yếu hỗ trợ vùng dịch nhưng anh lại nhận chở thêm người là chị Nguyễn Thị Hà, trong khi đang áp dụng giãn cách xã hội toàn thành phố theo Chỉ thị số 17/CT-UBND.  Anh Trường sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật việc lợi dụng xe luồng xanh để chở người.

 Câu 4:

Các loại lỗi trong vi phạm pháp luật

- Lỗi cố ý

+ Lỗi cố ý trực tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại gây ra cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra.

VD: B và Q xảy ra mâu thuẫn, Q đã dùng dao đâm nhiều nhát vào người B với mục đích giết chết B.

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm pháp luật nhận thấy trước hậu quả thiệt hại gây ra cho xã hội do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

VD: Anh D giăng lưới điện để chống chuột phá hoại lúa nhưng không có cảnh báo nguy hiểm. Anh E hàng xóm đi ngang qua đã dẫm vào đường lưới điện dẫn đến tử vong tại chỗ. => mục đích của anh D chăng lưới điện là để chống chuột, dù biết là việc sử dụng lưới điện là nguy hiểm cao độ có thể gây chết người nhưng anh D vẫn có ý để mặc cho hậu quả đó xảy ra dẫn đến cái chết của anh E.

- Lỗi vô ý

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình gây ra, nhưng hi vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc nếu xảy ra có thể ngăn chặn được.

VD: Người đi săn thú tin rằng sẽ bắn trúng con thú, không để đạn đi lạc vào người.

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể nhìn thấy hoặc cần phải nhận trước thấy.

VD: Là một bác sĩ tiêm thuốc cho bệnh nhân, người phạm tội cần nhận thấy trước được việc tiêm nhầm thuốc cho bệnh nhân là rất nguy hiểm đến tính mạng người bệnh.

Bạn có biết?

Giáo dục công dân (GDCD) là một hệ thống kiến thức liên quan đến nhiều lĩnh vực như triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội khoa học, pháp luật, đường lối, quan điểm của Đảng, một số chính sách quan trọng của Nhà nước Việt Nam.

Nguồn : kiến thức

Tâm sự 12

Lớp 12 - Năm cuối ở cấp tiểu học, năm học quan trọng nhất trong đời học sinh trải qua bao năm học tập, bao nhiêu kì vọng của người thân xung quanh ta. Những nỗi lo về thi đại học và định hướng tương lai thật là nặng. Hãy tin vào bản thân là mình sẽ làm được rồi tương lai mới chờ đợi các em!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK