Bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương và bài thơ Bác ơi! của nhà thơ Tố Hữu đều thể hiện được tình cảm kính yêu của nhà thơ, của dân tộc VN đối vị vị lãnh tụ vĩ đại của nhân dân VN. Tiếp theo, hai bài thơ còn có điểm chung đó chính là đều thể hiện sự đau đớn,tiếc thương vô hạn của hai nhà thơ trước sự ra đi của Bác cùng lời khẳng định về sự hiện diện vĩnh cửu của Bác với non sông VN. Cuối cùng, hai bài thơ đều ca ngợi tình yêu thương, tấm lòng vĩ đại của Bác Hồ dành cho nhân dân VN và thể hiện sự quyến luyến với Bác qua những hình ảnh, vật dụng, cây trái quen thuộc gắn liền với Bác
Điểm khác nhau đầu tiên đó chính là hoàn cảnh sáng tác. Nếu như nhà thơ Viễn Phương sáng tác bài thơ trong hoàn cảnh ra viếng thăm lăng Bác thì nhà thơ Tố Hữu viết bài thơ này trong hoàn cảnh Bác Hồ từ trần ngày 2/9/1969. Bài thơ Viếng lăng Bác đã thể hiện được niềm xót thương vô hạn của nhà thơ miền Nam với Bác và sự kính yêu, biết ơn với những công lao của Bác cho dân tộc VN. Đồng thời nhà thơ Viễn Phương cũng bày tỏ sự quyến luyến, muốn được ở bên Bác và hóa thân vào những hình ảnh bình dị của VN. Trong bài thơ Bác ơi!, nhà thơ Tố Hữu chủ yếu bày tỏ sự đau buồn khôn xiết của mình, của dân tộc VN với sự ra đi của Bác và sự thương nhớ Bác qua những hình ảnh thân thương, bày tỏ sự kính yêu đối với Bác qua những công ơn Bác dành cho dân tộc.
Như đã nói ở trên, trong nền thơ ca cm VN ko chỉ có Viễn Phương dành ngòi bút của mình để viết về Bác mà trước đó còn có một lão làng già giặn là lá cờ đầu của nền thơ ca cm VN, đó là Tố Hữu. Tố Hữu đã viết rất nhiều về Bác, mỗi tác phẩm của ông đều chứa chan những tình cảm cao đẹp. Bài thơ "Bác ơi ! " đã thể hiện tình cảm nghẹn ngào, đau sót khi hay tin Bác mất. Tình cảm ấy được thể hiện rõ nét trong đoạn thơ sau:
"Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp, nắng xanh trời
Miền Nam đang thắng, mơ ngày hội
Rước Bác vào thǎm, thấy Bác cười!"
Bài thơ là tiếng khóc tiễn biệt rất cảm động, có thể nói đây là đoạn thơ xúc động nhất. Bằng câu hỏi tu từ "Bác đã đi rồi sao, Bác ơi! " t/g muốn bộc lộ sự đau đớn tột cùng, tin Bác mất là điều quá đau đớn và đột ngột với tác giả sự đau đớn tiếc thương trong t/g là nỗi đau của người con mất cha, của người dân mất đi vị lãnh tụ vĩ đáng kính. Ko chỉ đau đớn sót xa mà t/g còn thể hiện niềm tiếc nuối, thếc cho dt VN, tiếc cho những đứa con miền Nam chưa 1 lần đón Bác vào thăm.
Cả 2 đoạn thơ đều thể hiện tình cảm của một người nghệ sĩ, một người chiến sĩ đối với Bác. ĐB Tố Hữu và Viễn Phương đều xem Bác là cha và có cách gọi rất gần gũi than thương "Bác ". Cả 2 bài thơ đều ra đời vào 2 thời điẻm quan trọng của dt. Tuy nhiên, chúng ta vốn nhận được những tình cảm chân thành, xúc động mãnh liệt của mỗi t/g. Đến với 2 tác phẩm, người đọc như được bồi đắp thêm những tình cảm đẹp dành cho Bác cũng như của các vị anh hùng dt.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK