Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phần I.Đọc – hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả...

Phần I.Đọc – hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ

Câu hỏi :

Phần I.Đọc – hiểu: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi phía dưới: Ruộng nương anh gửi bạn thân cày Gian nhà không mặc kệ gió lung lay Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh Sốt run người vầng trán ướt mồ hôi Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay Câu 1: Nội dung chính tác giả muốn làm nổi bật đoạn thơ trên là gì? Câu 2: Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh ẩn dụ hay hoán dụ? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó. Phần II.Tự luận Câu 1: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ về trách nhiệm cần có đối với quê hương, đất nước. Câu 2: Phân tích diễn biến tâm trạng ông Hai ( “Làng” – Kim Lân ) khi nghe tin làng Chợ Dầu làm Việt gian theo giặc .

Lời giải 1 :

@tui là vk bright 

Câu 1 :

ND : Vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí

Câu 2 :

Theo em hình ảnh “giếng nước gốc đa” là hình ảnh  hoán dụ

TD :  Người lính chia sẻ nỗi nhớ quê hương, nỗi nhớ nhà cùng với nhau. 

Phần tự luận( tự làm nha ) 

@huongtra168 

Thảo luận

Lời giải 2 :

Bạn tham khảo nhé:

1.

Nội dung: Hình ảnh về sự cảm thông sâu sa những tâm tư, nỗi lòng thầm kín của nhau của người lính

2.

Theo em, hình ảnh "Giếng nước gốc đa" là hình ảnh hoán dụ

Tác dụng: Nói về quê hương  nhớ người lính mà thực chất là người lính nhớ nhà , nỗi nhớ hai chiều này càng da diết. Người lính đã chia sẽ với nhau mọi tâm tư, nỗi niềm, chia sẻ cả những chuyện thầm kín,riêng tư nhất

II

2.

Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của nhà văn "Kim Lân" là một người có tình yêu làng quê sâu nặng. Đúng vậy, tình yêu đó đã được thử thách và tỏa sáng hơn bao giờ hết trong tình huốn nghe tin làng chợ Dầu của mình làm việt gian theo giặc. Khi nghe cái tin ấy đã làm ông rơi từ đỉnh cao của niềm hạnh phúc xuống vực thẳm của thất vọng. Trong ông dâng trào lên một cảm giác ngượng ngùng, xấu hổ, ông chỉ sở nếu có ai nhìn thấy lại nhắc đến chuyện xấu của làng ông. Trong suốt khoảng thời gian đó, ông luôn sống trong lo lắng, ông tủi thân khi nghĩ đến thân phận và các con. Tình huống mà câu chuyện đã đặt ra đã cho ông Hai phải đấu tranh tư tưởng gay gắt giữa việc về làng hay không khi biết tin người ta sẽ đuổi hết người làng mình ra khỏi nơi tản cư. Thế nhưng rồi lòng yêu nước yêu cách mạng đã chiến thắng, lớn lao hơn tình yêu làng, ông đã chọn  ở lại, ủng hộ kháng chiến, ủng hộ cách mạng thay vì trở về làng để có cuộc sống yên ổn bởi: "Về làng lúc này là theo Tây, nên phải thù". Tuy đã dứt khoát như thế , song ông Hai nào có nguôi đi nỗi nhớ và tình yêu với làng, ông vẫn tâm sự với đứa con út rằng: "ủng hộ cụ Hồ". Nghe như vậy, ông rất hạnh phúc vì dường như câu nói đó đã làm ông thấy nhẹ bớt với tâm sự, minh oan cho tấm lòng của mình. Đúng vậy, có thể thấy, ông Hai là một người nông dân có tình yêu làng, yêu nước thiết tha biết bao!Tóm lại, đây là một người nông dân điển hình có những nét chung ,tiêu biểu cho những người nông dân thời kì đầu kháng chiến chống P.

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK