Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 5. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở...

5. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở đoạn văn sau: Đêm trăng, biển yên tĩnh . Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo . Một số chi

Câu hỏi :

5. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở đoạn văn sau: Đêm trăng, biển yên tĩnh . Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo . Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo. 6. Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN, khoanh tròn quan hệ từ ở mỗi câu dưới đây: a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại. b) Vì bão to nên cây cối bị đổ rất nhiều. c) Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ. d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất nhanh. 7. Xác định trạng ngữ ( TN ), chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) trong mỗi câu của đoạn văn sau: Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no. 8. Xác định CN, VN và cách nối các vế câu trong những câu ghép sau : a ) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ. b ) Ai làm, người nấy chịu. c ) Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn. d ) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to. ai làm nhanh và đúng thì sẽ đc 5 sao và câu trhn nha

Lời giải 1 :

`5.` Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở đoạn văn sau:

Đêm trăng, biển yên tĩnh . Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo . Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

Đêm trăng, biển yên tĩnh.

+ Trạng ngữ: Đêm trăng

+ Chủ ngữ: biển

+ Vị ngữ: yên tĩnh.

Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo.

+ Trạng ngữ: Trong vùng biển Trường Sa

+ Chủ ngữ: tàu phương Đông của chúng tôi

+ Vị ngữ: buông neo.

Một số chiến sĩ thả câu.

+ Chủ ngữ: Một số chiến sĩ

+ Vị ngữ: thả câu

Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

+ Chủ ngữ: Một số khác

+ Vị ngữ: quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

`6.` Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN, khoanh tròn quan hệ từ ở mỗi câu dưới đây:

`a)` Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.

+ Chủ ngữ `1`:lớp trưởng

+ Vị ngữ `1`: vắng mặt

+ Chủ ngữ `2`: cuộc họp lớp

+ Vị ngữ `2`: bị hoãn lại.

+ Cặp quan hệ từ: "Tại...nên..."

`b)` Vì bão to nên cây cối bị đổ rất nhiều.

+ Chủ Ngữ `1`: bão 

+ Vị Ngữ `1`: to

+ Chủ Ngữ `2`: cây cối

+ Vị Ngữ `2`: bị đổ rất nhiều

+ Cặp quan hệ từ: ''Vì... nên...''

`c)` Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.

+ Chủ Ngữ `1`: Tớ

+ Vị Ngữ `1`: không biết việc này

+ Chủ Ngữ `2`: cậu

+ Vị Ngữ `2`: chẳng nói với tớ.

+ Quan hệ từ: ''vì''

`d)` Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất nhanh.

+ Chủ Ngữ `1`: nó

+ Vị Ngữ `1`: học giỏi văn

+ Chủ Ngữ `2`: nó

+ Vị Ngữ `2`:  làm bài rất nhanh

+ Cặp quan hệ từ: ''Do... nên...''

`7.` Xác định trạng ngữ ( TN ), chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) trong mỗi câu của đoạn văn sau:

Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

Phân tích:

Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra.

+ Chủ ngữ: Cáo

+ Vị ngữ: mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra.

Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì.

+ Trạng ngữ: Với cái mỏ dài của mình

+ Chủ ngữ: Sếu

+ Vị ngữ: chẳng ăn được chút gì.

Cáo một mình chén sạch.

+ Chủ ngữ: Cáo

+ Vị ngữ: một mình chén sạch

Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài.

+ Trạng ngữ: Hôm sau

+ Chủ ngữ: Sếu

+ Vị ngữ: mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài.

Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn.

+ Chủ ngữ: Cáo

+ Vị ngữ: không sao thò mõm vào bình để ăn.

Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

+ Chủ ngữ: Sếu

+ Vị ngữ: vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

`8.` Xác định CN, VN và cách nối các vế câu trong những câu ghép sau :

`a)` Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.

+ Chủ ngữ `1`: hải âu

+ Vị ngữ `1`: là bạn của bà con nông dân 

+ Chủ ngữ `2`: hải âu

+ Vị ngữ `2`: còn là bạn của những em nhỏ.

$\rightarrow$ Các vế câu được nối với nhau bằng cặp quan hệ từ: "Chẳng những...mà còn..." (Biểu thị quan hệ tăng tiến).

`b)` Ai làm, người nấy chịu.

+ Chủ ngữ `1`: Ai

+ Vị ngữ `1`: làm

+ Chủ ngữ `2`: người nấy

+ Vị ngữ `2`: chịu

$\rightarrow$ Các vế câu được nối với nhau bằng dấu phẩy ","

`c)` Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.

+ Chủ ngữ `1`: Ông tôi 

+ Vị ngữ `1`: đã già

+ Chủ ngữ `2`: chân

+ Vị ngữ `2`: đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.

$\rightarrow$ Các vế câu được nối với nhau bằng quan hệ từ: "nên" . (Biểu thị quan hệ nguyên nhân - kết quả).

`d)` Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to.

+ Chủ ngữ `1`: Mùa xuân

+ Vị ngư `1`: đã về

+ Chủ ngữ `2`: cây cối

+ Vị ngữ `2`: ra hoa kết trái

+ Chủ ngữ `3`: chim chóc

+ Vị ngữ `3`: hót vang trên những lùm cây to.

$\rightarrow$ Các vế câu được nói với nhau bằng quan hệ từ "và" ; dấu phẩy ","

Thảo luận

-- https://hoidap247.com/cau-hoi/3815192 giúp

Lời giải 2 :

5. Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong mỗi câu ở đoạn văn sau:

Đêm trăng, biển yên tĩnh. Trong vùng biển Trường Sa, tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo. Một số chiến sĩ thả câu. Một số khác quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo.

`=>` Phân tích cấu tạo: 

- Chủ Ngữ 1: biển 

- Vị Ngữ 1: yên tĩnh

- Chủ Ngữ 2: tàu Phương Đông của chúng tôi

- Vị Ngữ 2: buông neo

- Chủ Ngữ 3: Một số chiến sĩ 

- Vị Ngữ 3: thả câu

- Chủ Ngữ 4: Một số khác 

- Vị Ngữ 4: quây quần trên boong sau, ca hát, thổi sáo

$\\$

6. Gạch 1 gạch dưới CN, gạch 2 gạch dưới VN, khoanh tròn quan hệ từ ở mỗi câu dưới đây:

a) Tại lớp trưởng vắng mặt nên cuộc họp lớp bị hoãn lại.

- Chủ Ngữ 1: lớp trưởng

- Vị Ngữ 1: vắng mặt

- Chủ Ngữ 2: cuộc họp lớp 

- Vị Ngữ 2: bị hoãn lại

- Cặp quan hệ từ: ''Tại... nên...''

b) Vì bão to nên cây cối bị đổ rất nhiều.

- Chủ Ngữ 1: bão 

- Vị Ngữ 1: to

- Chủ Ngữ 2: cây cối

- Vị Ngữ 2: bị đổ rất nhiều

- Cặp quan hệ từ: ''Vì... nên...''

c) Tớ không biết việc này vì cậu chẳng nói với tớ.

- Chủ Ngữ 1: Tớ

- Vị Ngữ 1: không biết việc này

- Chủ Ngữ 2: cậu

- Vị Ngữ 2: chẳng nói với tớ

- Quan hệ từ: ''vì''

d) Do nó học giỏi văn nên nó làm bài rất nhanh.

- Chủ Ngữ 1: nó

- Vị Ngữ 1: học giỏi văn

- Chủ Ngữ 2: nó

- Vị Ngữ 2:  làm bài rất nhanh

- Cặp quan hệ từ: ''Do... nên...''

$\\$

7. Xác định trạng ngữ ( TN ), chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) trong mỗi câu của đoạn văn sau:

Cáo mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra. Với cái mỏ dài của mình, Sếu chẳng ăn được chút gì. Cáo một mình chén sạch. Hôm sau, Sếu mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài. Cáo không sao thò mõm vào bình để ăn. Sếu vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no.

`=>` Phân tích cấu tạo: 

- Chủ Ngữ 1: Cáo 

- Vị Ngữ 1: mời Sếu đến ăn bữa trưa và bày canh ra

- Trạng Ngữ: Với cái mỏ dài của mình

- Chủ Ngữ 2: Sếu

- Vị Ngữ 2: chẳng ăn được chút gì.

- Chủ Ngữ 3: Cáo

- Vị Ngữ 3: một mình chén sạch

- Trạng Ngữ: Hôm sau

- Chủ Ngữ 4: Sếu

- Vị Ngữ 4: mời Cáo đến chơi và dọn bữa ăn trong một cái bình cổ dài 

- Chủ Ngữ 5: Cáo

- Vị Ngữ 5: không sao thò mõm vào bình để ăn

- Chủ Ngữ 6: Sếu

- Vị Ngữ 6: vươn cái cổ dài thò mỏ vào bình và một mình ăn no

$\\$

8. Xác định CN, VN và cách nối các vế câu trong những câu ghép sau:

a) Chẳng những hải âu là bạn của bà con nông dân mà hải âu còn là bạn của những em nhỏ.

- Chủ Ngữ 1: hải âu

- Vị Ngữ 1: là bạn của bà con nông dân

- Chủ Ngữ 2: hải âu

- Vị Ngữ 2: còn là bạn của những em nhỏ

`to` Cặp quan hệ từ: "Chẳng những... mà...''

b) Ai làm, người nấy chịu.

- Chủ Ngữ 1: ai

- Vị Ngữ 1: làm

- Chủ Ngữ 2: người nấy

- Vị Ngữ 2: chịu

c) Ông tôi đã già nên chân đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn.

- Chủ Ngữ 1: ông tôi

- Vị Ngữ 1: đã già

- Chủ Ngữ 2: chân

- Vị Ngữ 2: đi chậm chạp hơn, mắt nhìn kém hơn

`to` Quan hệ từ: ''nên''

d) Mùa xuân đã về, cây cối ra hoa kết trái và chim chóc hót vang trên những lùm cây to.

- Chủ Ngữ 1: mùa xuân

- Vị Ngữ 1: đã về

- Chủ Ngữ 2: cây cối

- Vị Ngữ 2: ra hoa kết trái

- Chủ Ngữ 3: chim chóc

- Vị Ngữ: hót vang trên những lùm cây to

`to` Quan hệ từ: ''và'' ; Dùng dấu nối, dấu phẩy.

$\\$

$\text{#Thọu}$

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK