Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 những lời kể trong truyện ngầm ý rằng câu chuyện...

những lời kể trong truyện ngầm ý rằng câu chuyện thánh Gióng đã thực sự xảy ra trong lịch sử xa xưa của dân tộc và ý nghĩa của những lời kể đó: Những lời kể: Ý

Câu hỏi :

những lời kể trong truyện ngầm ý rằng câu chuyện thánh Gióng đã thực sự xảy ra trong lịch sử xa xưa của dân tộc và ý nghĩa của những lời kể đó: Những lời kể: Ý nghĩa của những lời kể này : nhanh vs ạ mình cần gấp chiều nộp cho cô

Lời giải 1 :

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ:

"Sau khi thắng trận, để nhớ ơn người anh hùng, vua Hùng sai lập đến thờ Gióng ở làng quê, phong làm Phù Đống Thiên Vương. Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khu rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang cái tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và có những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi là tre la ngà"

Ý nghĩa của lời kể đó là:

Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng trong quá trình đánh giặc cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

#danquyennguyen2109#

Thảo luận

-- xin ctlhn nha
-- cop mạng hả ;-;
-- mik rất cảm ơn lời mời của bạn nhma mik ko vô nha

Lời giải 2 :

Câu hỏi

Lời kể nào trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ? Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó.

Trả lời

Lời kể trong truyện Thánh Gióng hàm ý rằng câu chuyện đã thực sự xảy ra trong quá khứ là:

"Hiện nay, vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng... Làng đó nay gọi là làng Cháy."

Nhận xét về ý nghĩa của lời kể đó:

Lời kể về những dấu tích còn lại của người anh hùng làng Gióng trong quá trình đánh giặc cho thấy nhân dân ta luôn tin rằng Thánh Gióng là người anh hùng có thật và tự hào về sức mạnh thần kì của dân tộc trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm.

Những lời kể hàm ý rằng câu chuyện thực sự xảy ra trong quá khứ cũng là một biểu hiện có tính chất đặc thù trong thi pháp của truyện truyền thuyết. Người kể chuyện truyền thuyết có ý muốn tạo niềm tin cho người đọc, người nghe nên đưa ra các lời kể hàm ý về tính xác thực của câu chuyện. Đồng thời, nó cũng cho thấy trí tưởng tượng phong phú của tác giả dân gian khi sáng tạo nhiều chi tiết sinh động, kì lạ làm tăng thêm vẻ đẹp linh thiêng, hấp dẫn cho nhân vật; gắn lịch sử với phong tục, địa danh nhằm biểu đạt ý nghĩa thiêng liêng: Phong tục, địa danh hay các sản vật tự nhiên của đất nước đã được lịch sử đặt tên, được được sinh ra một lần nữa nhờ những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp dựng nước, giữ nước của nhân dân.

Bản kể của một nhà sưu tầm Nguyễn Đổng Chi trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam có đoạn: Ngày nay chúng ta còn thấy dấu vết những dãy ao tròn nối nhau kéo dài suốt từ Kim Anh, Đa Phúc cho đến Sóc Sơn, người ta bảo đó là những vết chân ngựa của Thánh Gióng. Khi rừng bị ngựa sắt phun lửa thiêu cháy nay còn mang tên là làng Cháy. Những cây tre mà Gióng nhổ quật vào giặc bị lửa đốt màu xanh ngả thành màu vàng và những vết cháy lốm đốm, ngày nay giống ấy vẫn còn, người ta gọi đó là tre la ngà (hay tre đằng ngà )

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK