#tranthy2k9#^^
#HỌC TỐT#
Giáo dục khoa cử thời Tây Sơn
- Chữ Nôm là chữ được xây dựng trên cơ sở chữ Hán từ nhiều thế kỷ trước và trở thành thứ văn tự riêng ghi lại chân thực tiếng nói của người Việt. Từ cuối thời Trần, Hồ Quý Lyđã đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng, nhưng chỉ dừng lại ở việc dịch các tác phẩm chữ Hán ra chữ Nôm. Đến thời Tây Sơn, chữ Nôm được đưa vào văn bản chính thức của nhà nước, tại các bài hịch, thư từ, mệnh lệnh.
- Sau chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (1789), Quang Trung đã gạt bỏ tư tưởng độc tôn chữ Hán trong giáo dục và khoa cử của các triều đại phong kiến khác. Để tăng cường phổ biến chữ Nôm, Quang Trung cho lập ra Viện Sùng chính vào cuối năm 1791, do Nguyễn Thiếp làm viện trưởng. Viện được đặt ở Vĩnh Dinh, trên núi Nam Hoa (Nghệ An), nơi Nguyễn Thiếp từng ở ẩn. Quang Trung đã giao cho Nguyễn Thiếp việc tuyển các nhà nho làm thầy và khuyên dân học chữ. Ngoài ra, Quang Trung còn giao cho Nguyễn Thiếp việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm để phổ biến rộng rãi.
- Do chưa kịp xây dựng đủ cơ sở vật chất như chủ trương, Quang Trung lệnh cho các địa phương được sử dụng một số đền chùa vào làm trường học phủ. Các thầy dạy trong các trường học phủ phải là chức huấn đạo do triều đình bổ nhiệm, được cử đến đảm trách Nội dung học tập được chấn chỉnh lại cho phù hợp với tình hình mới, vì qua một thời gian dài, việc học tập thời Lê mạt tỏ ra bất cập vì cách học sáo rỗng, từ chương, cầu lợi của kẻ sĩ không hợp với đòi hỏi của xã hội mới. Điều đó được Nguyễn Thiếp chỉ ra trong thư gửi Quang Trung cuối năm 1791. Theo đề nghị của Nguyễn Thiếp, Quang Trung thống nhất quan điểm dạy và học là
+ Phép dạy, nhất định theo Chu Tử
+ Phép học thì trước học Tiểu học để bồi bổ lấy gốc; tuần tự tiến lên, rồi đến Tứ thư, Ngũ Kinh, Chu sử. Học cho rộng rồi ước lược gọn, theo điều học biết mà làm.
- Bản thân Quang Trung, xuất thân là một võ tướng, khi trở thành hoàng đế cũng cố gắng học Tứ Thư, Ngũ Kinh, Binh Thư... Mỗi tháng 6 lần, một viên quan Bí thư, có nhiệm vụ vào chầu để giảng giải cho hoàng đế Quang Trung về kinh sách.
Giáo dục khoa cử thời Nguyễn
- Trường học thời nhà Nguyễn là nơi học sinh đến để học chữ Nho và Nho giáo. Ở nông thôn cũng như thành thị trước khi khoa cử bị bãi bỏ vào đầu thế kỷ 20 thì có những thầy đồ mở trường tư tại gia dạy học. Thầy đồ đa số là những vị quan về hưu hoặc những người chỉ đỗ tú tài tự ý mở lớp chứ không có sự giám sát của chính quyền. Một người thầy hay chữ có thể có đến hàng nghìn học sinh theo học. Với số đông như vậy thầy giáo thường chọn lấy một người học trò giỏi giang hơn cả mà giao phó trách nhiệm làm trưởng tràng, giúp thầy trông coi các môn đệ. Ngoài ra lại có cán tràng và giám tràng hiệp lực.
- Trẻ con muốn nhập học thì thường mang xôi, gà đến biếu thầy và làm lễ khai tâm, cúng Khổng Tử để xin làm đệ tử.
- Ở những làng giàu có thì một phần công điền gọi là "học điền" có thể được dùng để lấy tiền gạo nuôi thầy đồ trong làng[4] còn ở những làng không có phương tiện thì chỉ nhà giàu mới có tiền cho con theo học mà thôi. Mỗi năm vào hai ngày tết (Tết Đoan dương và Tết Nguyên đán) thì học trò đem tiền vật đến biếu thầy
- Ngoài ra còn có một số cơ sở giáo dục thuộc nhà chùa, tuy không với mục đích dạy học trò để thi đỗ nhưng cũng góp phần vào việc đào tạo một số người.
- Vào năm 1908 con số ước đoán là trong hai xứ Bắc và Trung Kỳ thuộc quyền cai trị của nhà Nguyễn có 15.000 trường học và khoảng 200.000 học sinh.
- Việc học chủ yếu là để đi thi để ra làm quan.
Câu 2
+ Địa lí: Có Hồng Đức bản đồ, Dư địa chí, An Nam hình thăng đồ.
+ Y học: có Bản thảo thực vật toát yếu.
+ Y Học : có Đại thành toán pháp, Lập thành y pháp.
Câu 3
* Picture
Lịch sử là môn khoa học nghiên cứu về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người. Đây là thuật ngữ chung có liên quan đến các sự kiện trong quá khứ cũng như những ghi nhớ, phát hiện, thu thập, tổ chức, trình bày, giải thích và thông tin về những sự kiện này. Những học giả viết về lịch sử được gọi là nhà sử học. Các sự kiện xảy ra trước khi được ghi chép lại được coi là thời tiền sử.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK