Vượt thác là bức tranh thiên nhiên trên dòng sông Thu Bồn. Bức tranh đó được miêu tả có sự thay đổi theo từng chặng đường của con thuyền, theo điểm nhìn của tác giả. Nhà văn đã chọn vị trí quan sát là ở trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan hai bên bờ cũng như dòng nước trên sông: con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Có thể nói đó là một vị trí quan sát thích hợp nhất để tả cảnh.
Ở đây, cảnh vật được nhân hoá, so sánh khiến cho bức tranh thiên nhiên sông nước có hồn, sinh động và gợi cảm. Con thuyền như đang nhớ núi rừng phải lướt cho nhanh để về cho kịp... Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn... Rồi thuyền vượt qua khỏi thác cổ Cò. Dòng sông cứ chảy quanh co dọc những núi cao sừng sững. Nhưng hàm chứa nhiều ý nghĩa là hình ảnh những cây cổ thụ trên bờ sông mà tác giả đã miêu tả đến hai lần ở đoạn đầu và cuối bài văn. Khi con thuyền đã qua đoạn sông êm ả, sắp đến chỗ có nhiều thác dữ thì dọc bờ sông hiện ra những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước như là cảnh báo con người: phía trước là khúc sông có nhiều thác dữ, cần phải chuẩn bị tinh thần để vượt qua. Đến khi con thuyền vượt qua nhiều thác dữ thì dọc sườn núi lại hiện ra.
Nhà văn đã đặc tả nhân vật này với những chi tiết đầy ấn tượng thể hiện một quyết tâm lớn để chiến thắng hoàn cảnh. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ.
Võ Quảng đã thành công trong việc thể hiện chủ đề của bài văn qua cảnh vượt thác của dượng Hương Thư, chú Hai và thằng Cù Lao. Nhà văn ca ngợi cảnh thiên nhiên miền trung đẹp, hùng vĩ, ca ngợi con người lao động Việt nam hào hùng mà khiêm nhường, giản dị.
chúc bạn học tốt
Vượt thác văn bản nằm trong chương XI truyện Quê nội (1974) -của nhà văn Võ Quảng. Đoạn trích nằm trong chương trình SGK Văn 6 đã cho thấy được khung cảnh sông nước hùng vĩ, nhưng hung dữ trên sông Thu Bồn trong hành trình vượt thác đầy vất vả và gian nan của những con người lao động nơi đây.
Vượt thác chính là bức tranh thiên nhiên trên sông Thu Bồn, trong một hành trình đầy hiểm nguy và vất vả, tác giả khéo léo chọn vị trí quan sát trên thuyền nên có thể nhìn thấy cảnh quan rõ nét, con thuyền đi đến đâu thì cảnh hiện ra đến đấy. Tác giả đã cho thấy những nét tiêu biểu, đặc sắc của từng nơi khi mà con thuyền đi qua từ từ đồng bằng cho đến những đoạn sông nước chảy cuồn cuộn, thác dữ.
Thiên nhiên có tươi đẹp đến mấy mà không có con người thì thật vô vị, chính khung cảnh thiên nhiên đã làm nền cho con người, trung tâm đó là chú Hai và dượng Hương Thư trong cảnh vượt thác dữ. Dượng Hương Thư trông như một pho tượng đồng đúc, bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cẩn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào, giống như một hiệp sĩ của Trường sơn oai linh hùng vĩ. Tác giả dùng biện pháp so sánh nhiều lần trong một đoạn ngắn đã khắc hoạ vẻ đẹp con người rắn chắc, thể hiện sức mạnh, sự cố gắng để chiến đấu với dòng thác dữ. Nghệ thuật so sánh nhà văn làm nổi bật con người trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ.
Trong đoạn "Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẹ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ" cho thấy được những sự đối lập của con người, trong mọi hoàn cảnh khác nhau thì tư thế, sức mạnh cũng khác nhau. Đó là những hình ảnh đối lập thể hiện sự khiêm tốn, giản dị của những người lao động.
Với những hình ảnh thiên nhiên hung dữ trong cảnh vượt thác, nổi bật lên là hình ảnh con người kiên cường chống chọi vượt qua thiên nhiên, đồng thời nhà văn cũng ca ngợi con người lao động khiêm nhường, giản dị.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK