Đáp án:
Giải thích các bước giải:
Câu 1:
- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa 2 vật.
- có 3 loại lực ma sát:
+ Lực ma sát lăn
VD: Quả bóng lăn trên sân cỏ.
Bánh xe lăn trên đường
+ Lực ma sát trượt
VD: Lê dép trên sàn nhà.
Viên phấn trượt trên bảng.
+ Ma sát nghỉ
VD: Ô tô đậu trên dốc.
Hàng hóa trên băng chuyền.
Câu 2:
- Nguyên nhân: do tương tác giữa bề mặt của 2 vật
Câu 3:
- Lực ma sát có lợi:
VD: + Ma sát nghỉ giúp ô tô đậu trên sườn dốc.
+ Ma sát lăn giữa mặt đường và bánh xe.
+ Ma sát trượt giữa viên phấn và mặt bảng.
Làm tăng ma sát bằng cách tăng áp lực, tăng độ nhám của mặt tiếp xúc
- Lực ma sát có hại:
VD:
+Lực ma sat trượt làm mòn các động cơ, máy móc, đồ dùng (ma sát trượt giữa đế giày và mặt đường, hoặc ma sát giữa đĩa tròn và xích của xe đạp,.)
+Lực ma sát trượt đẩy cái hộp chuyển động trên sàn,..
+ ma sát trượt giữa không khi và máy bay, tàu vũ trụ
Muốn giảm ma sát thì tăng độ nhẵn của mặt tiếp xúc, bôi trơn bằng dầu mỡ, thay ma sát trượt bằng ma sát lăn
Câu 1:
a) Lực ma sát trượt
+) Lực ma sát trượt sinh ra khi một vật trượt trên bề mặt của vật khác.
+) Lực ma sát trượt luôn ngược hướng chuyển động.
Ví dụ: Ở vĩ cầm (đàn violon), khi cọ xát cần kéo trên dây đàn thì giữa chúng xuất hiện lực ma sát trượt làm dây đàn dao động và phát ra âm thanh.
b) Lực ma sát lăn
+) Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác.
+) Lực ma sát lăn thường rất nhỏ so với lực ma sát trượt.
Ví dụ: Lực ma sát lăn làm cản trở chuyển động của các vật lăn trên mặt phẳng như bánh xe đạp.
c) Lực ma sát nghỉ
- Lực ma sát nghỉ giữ cho vật không trượt khi bị tác dụng của lực khác.
- Lực ma sát nghỉ có đặc điểm:
+) Cường độ (độ lớn) thay đổi tùy theo lực tác dụng lên vật có xu hướng làm cho vật thay đổi chuyển động.
+) Luôn có tác dụng giữ vật ở trạng thái cân bằng khi có lực tác dụng lên vật.
Ví dụ: Lực ma sát nghỉ giữ cho thùng hàng không bị trượt xuống khỏi xe.
Câu 2:
Lực ma sát là lực xuất hiện giữa bề mặt tiếp xúc của hai vật, lực ma sát phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, độ lớn của áp lực, lực ma sát sẽ không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc và tốc độ vật.
@ngoclam2009
#Hoidap247
Xin ctlhn ạ
Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK