Trang chủ Toán Học Lớp 8 Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường...

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH a) Chứng minh AH? = HB.HC b) Biết

Câu hỏi :

Bài 1. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH a) Chứng minh AH? = HB.HC b) Biết BH = 9cm, HC = 16cm. Tính các cạnh của tam giác ABC. Bài 2. Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH, AB = 12cm, AC = 16cm. a) Chứng minh tg HBA đồng dạng tg HAC b) Tính BC, AH, BH. c) Gọi E, F lần lượt là hình chiếu của H trên AB, AC. Chứng minh AE.AB = AF.AC Bài 3. Cho tg ABC có AB = 12cm, AC 16cm, BC = 20cm, đường cao AH. a) Chứng minh tg HBA đồng dạng tg ABC b) Tính AH, BH. c) Gọi M là trung điểm của BC. Tính diện tích tg AHM. Bài 4. Cho tam giác ABC vuông ở A, có đường cao AH, biết AB =15cm, AC 20cm. a) Chứng minh tg ABC đồng dạng tg HBA b) Tính độ dài đoạn BC, AH, HB. GIÚP MÌNH QUA KÌ THI NÀY NHA!!!

image

Lời giải 1 :

Bài 1:

a) Xét ΔABC và ΔHBA có:

∠ABC chung

∠BAC=∠BHA (=$90^{o}$ )

⇒ ΔABC ~ ΔHBA (g-g)

⇒$\frac{AH}{HC}$= $\frac{HB}{AH}$ ⇔$AH^{2}$ =HB·HC

b) Có : HB+HC=BC ⇒ BC= 25 cm

Lại có:  $AB^{2}$ =HB·BC⇒ $AB^{2}$ =9. 25=225 ⇒AB= 15 cm

Áp dụng định lí Pitago vào ΔABC có ∠A==$90^{o}$

          $AB^{2}$ +$AC^{2}$= $BC^{2}$ 

⇔$AC^{2}$= $BC^{2}$- $AB^{2}$= $25^{2}$ -$15^{2}$ =400 ⇔ AC=20 cm

Bài 2:

a) Xét ΔHBA và ΔHAC có:

   ∠BHA=∠AHC =$90^{o}$

   ∠HBA=∠HAC (cùng phụ ∠C)

⇒ ΔHBA~ΔHAC (g-g)

b) Áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông ABC

⇒ $BC^{2}$ =$AB^{2}$ +$AC^{2}$ = $12^{2}$+ $16^{2}$= 400 ⇒BC=20 cm

Ta có: $S_{ABC}$= AB.AC- $\frac{1}{2}$AH. BC 

                           =12.16 = $\frac{1}{2}$.AH.20

⇒AH= 19,2 cm

 Vì ΔABC ~ ΔHBA(cmt)

⇒ $\frac{AB}{AC}$ =$\frac{BH}{AH}$ 

⇒ $\frac{12}{16}$ =$\frac{BH}{19,2}$ 

⇒BH= 14,4 cm

c) Xét ΔAEF và ΔHAB có:

∠FAE=∠AHB (=$90^{o}$ ) (1)

Xét tứ giác AEHF có ∠A=∠F=∠E=$90^{o}$

⇒ AFHE là hcn

Gọi AH∩FE={O}

⇒OE=OA⇒ ΔOEA cân tại O

⇒∠OEA=∠OAE (2)

Từ (1) và (2) ⇒ ΔAEF~ΔHAB (g-g) (3)

Xét ΔHAB và ΔACB có:

∠ABC chung

∠AHB=∠CAB=$90^{o}$

⇒ΔHAB~ΔACB (g-g) (4) 

Từ (3) và (4) ⇒ ΔAFE~ΔABC (t/c bắc cầu)

⇒$\frac{AE}{AF}$= $\frac{AC}{AB}$ ⇒ AE.AB=AF.AC

Bài 3:

a) Ta có:  $AB^{2}$ $+AC^{2}$ $=12^{2}$ $+16^{2}$ $=400^{}$ 

               $BC^{2}$ $=20^{2}$= $400^{}$ 

⇒$AB^{2}$ $+AC^{2}$=  $BC^{2}$ 

⇒ ΔABC vuông tại A (định lí pitago đảo)

Xét ΔABC và ΔHBA có:

∠ABC chung

∠BAC=∠BHA (=$90^{o}$ )

⇒ ΔABC ~ ΔHBA (g-g)

b) ⇒$\frac{AC}{BC}$ =$\frac{AH}{AB}$ 

⇒$\frac{16}{20}$ =$\frac{AH}{12}$ 

⇒AH= 9,6 (cm)

Vì ΔABC ~ ΔHBA (cmt)

⇒$\frac{AB}{BC}$ =$\frac{BH}{AB}$ ⇒$AB^{2}$ $= BC.BH^{}$

⇒$12^{2}$ $=20.BH^{}$ ⇒ BH= 7,2 (cm)

c) Vì M là trung điểm của BC ⇒ BM=10cm

Ta có: HM= BM-BH= 10-7,2= 2,8 (cm)

⇒$S_{AHM}$ $=^{}$ $\frac{1}{2}$ $AH.HM^{}$ $=^{}$ $\frac{1}{2}$ $9,6·2,8^{}$ = $=13,44 cm^{2}$ 

Bài 4:

a) Xét ΔABC và ΔHBA có:

∠ABC chung

∠BAC=∠BHA (=$90^{o}$ )

⇒ ΔABC ~ ΔHBA (g-g)

b) Áp dụng định lí Pitago vào tam giác vuông ABC

⇒ $BC^{2}$ =$AB^{2}$ +$AC^{2}$ = $15^{2}$+ $20^{2}$= 625 ⇒BC=25 (cm)

Vì ΔABC ~ ΔHBA (g-g)

⇒ $\frac{AC}{BC}$ =$\frac{AH}{AB}$ 

⇒$\frac{20}{25}$ =$\frac{AH}{15}$ 

⇒AH= 12 (cm)

Vì ΔABC ~ ΔHBA (cmt)

⇒$\frac{AB}{BC}$ =$\frac{BH}{AB}$ ⇒$AB^{2}$ $= BC.BH^{}$

⇒$15^{2}$ $=25.BH^{}$ ⇒ BH= 9 (cm)

@thuyylinhh20042007

image
image
image
image

Thảo luận

-- xứng đáng 5sao
-- Cảm ơn bạn

Bạn có biết?

Toán học là môn khoa học nghiên cứu về các số, cấu trúc, không gian và các phép biến đổi. Nói một cách khác, người ta cho rằng đó là môn học về "hình và số". Theo quan điểm chính thống neonics, nó là môn học nghiên cứu về các cấu trúc trừu tượng định nghĩa từ các tiên đề, bằng cách sử dụng luận lý học (lôgic) và ký hiệu toán học. Các quan điểm khác của nó được miêu tả trong triết học toán. Do khả năng ứng dụng rộng rãi trong nhiều khoa học, toán học được mệnh danh là "ngôn ngữ của vũ trụ".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK