Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả...

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nướ

Câu hỏi :

Câu 1 (3 điểm): Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: "Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông. Nước đầy và nước mới thì cua cá cũng tấp nập xuôi ngược, thế là bao nhiêu cò, sếu, vạc, cốc, le, sâm cầm, vịt trời, bồ nông, mòng, két ở các bãi sông xơ xác tận đâu cũng bay cả về vùng nước mới để kiếm mồi. Suốt ngày, họ cãi cọ om bốn góc đầm, có khi chỉ vì tranh một mồi tép. Có những anh cò gầy vêu vao ngày ngày bì bõm lội bùn tím cả chân vẫn hếch mỏ, chẳng được miếng nào. Khổ qua, những kẻ yếu đuối, vật lộn cật lực thế mà cũng không sống nổi. Tôi đứng trong bóng chiều tỏa xuống ánh nước của hang mà suy nghĩ việc đời như thế." a/ Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào trong chương trình các em đã học, tác giả là ai? b/ Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì? c/ Xác định các từ láy trong đoạn trích. d/ Xác định các thành phần câu trong câu văn sau: "Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông." e/ Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách gì? Hãy nêu tác dụng của phép tu từ ấy.

Lời giải 1 :

`a)` Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào trong chương trình các em đã học, tác giả là ai?

- Đoạn văn trên trích từ văn bản: “Bài học đường đời đầu tiên”

- Tác giả: Tô Hoài.

`b)` Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là gì?

- Phương thức biểu đạt chính: Tự sự (miêu tả).

`c)` Xác định các từ láy trong đoạn trích.

- Từ láy: mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm.

`d)` Xác định các thành phần câu trong câu văn sau:

"Mấy hôm nọ, trời mưa lớn, trên những hồ ao quanh bãi trước mặt, nước dâng trắng mênh mông."

`=>` Phân tích cấu tạo: 

- Trạng Ngữ 1: mấy hôm nọ

- Chủ Ngữ 1: trời 

- Vị Ngữ 1: mưa lớn

- Trạng Ngữ 2: trên những hồ ao quanh bãi trước mặt

- Chủ Ngữ 2: nước

- Vị Ngữ 2: dâng trắng mênh mông.

`e)` Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách gì? Hãy nêu tác dụng của phép tu từ ấy.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa.

- Từ ngữ nhận biết: tấp nập, cãi cọ om sòm, suy nghĩ việc đời, họ, anh, tôi.

- Dùng từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái của con người để chỉ hành động, trạng thái của vật, dùng từ ngữ xưng hô với nhau để chỉ cho vật.

`to` Tác dụng: Làm cho những nhân vật trong truyện trở nên gần gũi, thân thuộc. Giúp chúng bộc lộ được những tâm tư, suy nghĩ, trạng thái từ những điều ấy của con người.

$\\$

$\text{#Thọu}$

Thảo luận

Lời giải 2 :

`a,` Đoạn trích trên được trích từ văn bản '' Bài học đường đời đầu tiên '' của tác giả Tô Hoài

`b,` PTBĐ chính : tự sự

`c,` Từ láy là :

`->` mênh mông, tấp nập, xơ xác, cãi cọ, vêu vao, bì bõm

`d,`

`->` Phân tích cấu tạo :

Trạng ngữ 1 : mấy hôm nọ

Chủ ngữ 1 : trời

Vị ngữ 1 : mưa lớn

Trạng ngữ 2 : trên những hồ ao quanh bãi trước mặt

Chủ ngữ 2 : nước

Vị ngữ 2 : dâng trắng mênh mông

`e,`

Phép tu từ nhân hóa " họ cãi cọ om bốn góc đầm "

`->` Phép tu từ nhân hóa trong đoạn văn trên được tạo ra bằng cách gọi những con vật là '' họ ''

`->` Tác dụng : Giúp tăng sức gợi hình gợi cảm. Đồng thời làm cho hình ảnh các con vật trở nên sinh động và gần gũi với con người hơn

`#dpa`

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK