Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 Phân tích đoạn đầu bài thơ sang thu của hữu...

Phân tích đoạn đầu bài thơ sang thu của hữu thĩnh câu hỏi 860967 - hoctapsgk.com

Câu hỏi :

Phân tích đoạn đầu bài thơ sang thu của hữu thĩnh

Lời giải 1 :

* Tín hiệu:

- “Sang thu” ở đây là chớm thu, là lúc thiên nhiên giao mùa. Mùa hè vẫn chưa hết mà mùa thu tới có những tín hiệu đầu tiên.

- Trước những sự thay đổi tinh vi y, phải nhạy cảm lắm mới cảm nhận được.

- Với Hữu Thỉnh mùa thu bắt đầu thật giản dị:

Bng nhận ra hương ổi

Phả vào trong gió se

+ Nếu trong “Đây mùa thu tới” cảm nhận thu sang ca Xuân Diệu là rặng liễu thu buồn ven h “Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang - Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng” thì Hữu Thỉnh lại cảm nhận v một mùi hương quen thuộc phảng phất trong “gió se” - thứ gió khô và se se lạnh, đặc trưng của mùa thu v miền Bắc. Đó là “hương ổi” - mủi hương đặc sản của dân tộc, mùi hương riêng của mùa thu làng quê ở vùng đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam.

+ Mùi hương ấy không hòa vào quyện vào mà “phả” vào trong gió. “Phả” nghĩa là bốc mạnh và tỏa ra từng luồng. Hữu Thỉnh đã không tả mà ch gợi, đem đến cho người đọc một sự liên tượng thú vị: tại vườn tược quê nhà, những quả ổi chín vàng trên các cành cây kẽ lá tỏa ra hương thơm nức, thoang thoảng trong gió. Chi một chữ “phả” thôi cũng đủ gợi hương thơm như sánh lại. Sánh lại bởi hương đậm một phần, sánh bởi tại gió se. Hình như hương thu như cố tình giấu mình trong trái ngọt chỉ đợi gió se v là bất ngờ tung mình vào gió để gió hào phóng chia hương đi muôn phương.

-> Nhận ra trong gió có hương ổi là cảm nhận tinh tế của một người sống giữa đng quê và nhà thơ đã đem đến cho ta một tín hiệu mùa thu dân dã mà thi vị. Ông đã phát hiện một nét đẹp đáng yêu của mùa thu vàng nông thôn vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tinh tế hơn cả là cách nhà thơ phát hiện ra thu tới trong cách nhả hương vào gió.

+ Nếu như trong thơ ca cổ điển mùa thu thường hiện ra qua các hình ảnh ước lệ như “ngô đồng”, “rặng liễu”, “lá vàng m phai”, “hoa cúc”.. .thì với Hữu Thỉnh ông lại bắt đầu bằng “hương ổi”. Đó là một hình ảnh, một tứ thơ khá mới mẻ với thơ ca viết về mùa thu nhung lại vô cùng quen thuộc và gần gũi đối với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Bắc mỗi độ thu về.

+ “Hương ổi” gắn liền với bao kỉ niệm của thời thơ ấu, là mùi vị của quê hương đã thấm đẫm trong tâm tưởng nhà thơ và cứ mỗi độ thu về thì nó lại trở thành tác nhân gợi nhớ. Chính Hữu Thỉnh đã tâm sự rằng: “Giữa trời đất mênh mang, giữa cái khoảnh khắc giao mùa kì lạ thì điều khiến cho tâm hồn tôi phải lay động, phải giật mình để nhận ra đó chính là hương ổi. Vi tôi, thậm chí là với nhiều người khác không làm thơ thì mùi hương đó gợi nhớ đến tuổi ấu thơ, gợi nhớ đến buổi chiều vàng với một dòng sông thanh bình, một con đò lng lờ trôi, những đàn trâu bò no cỏ giỡn đùa nhau và những đứa trẻ n hiện trong trin ổi chín ven sông... Nó ging như mùi bờ bãi, mùa con trẻ...Hương i tự nó xộc thng vào những miền thơ ấu thân thiết trong tâm hồn chúng ta. Mùi hương đơn sơ ấy lại tr thành quý giá  đã trở thành chiếc chìa khóa vàng mở thẳng vào tâm hồn mỗi người, có khi là cả một thế hệ...”.

-> Hương ổi ấy, cơn gió đầu mùa se lạnh ấy là sứ giả của mùa thu (cũng như chim én là sứ giả của mùa xuân). Nó đến rất khẽ khàng, “khẽ”đến mức chỉ một chút vô tình thôi là không một ai hay biết.

-> Có thể nói trước Hữu Thỉnh có rất nhiều n thơ viết về mùa thu nhưng đây là một phát hiện tinh tế của một hồn thơ xứ sở.

Nếu hai câu đầu diễn tả cái cảm giác chưa hẳn đủ tin thì đến hình ảnh “Sương chùng chình qua ngõ” lại càng lung linh huyền ảo.

+ Không phải là màn sương dày đặc, mịt mù như trong câu ca dao quen thuộc miêu tả cảnh Hồ Tây lúc ban mai Mịt mù khói tỏa ngàn sương”, hay như nhà thơ Quang Dũng đã viết trong bài thơ “Tây Tiến”:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi” mà là “Sương chùng chình qua ngõ” gợi ra những làn sương mỏng, mm mại, giăng màn khp đường thôn ngõ xóm làng quê. Nó làm cho khí thu mát mẻ và cảnh thu thơ mộng, huyn o, thong thả, bình yên.

+ Nhà thơ đã nhân hóa màn sương qua từ “chùng chình” khiến cho sương thu chứa đầy tâm trạng. Nó như đang chờ đợi ai hay lưu luyến điều gì? Câu thơ lắng đọng tạo cảm giác mơ hồ đan xen nhiều cảm xúc.

=> Bằng tất cả các giác quan: khứu giác, xúc giác và thị giác, nhà thơ cảm nhận những nét đặc trưng của mùa thu đu hiện diện. Có “hương i”, “gió se” và “sương”. Mùa thu đã về trên quê hương. Vậy mà nhà thơ vn còn dè dặt: “Hình như thu đã về”. Sao lại là “Hình như” chứ không phải là “chắc chắn”? Một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Đúng là một trạng thái cảm xúc của thời điểm chuyn giao. Thu đến nhẹ nhàng quá, mơ hồ quá.

* Cảm nhận của nhà thơ:

- Ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xao động khi bất chợt nhận ra hương vị ấm nồng của ổi chín

- D chịu, lâng lâng khi cảm nhận được làn gió heo may se se lạnh

- Giật mình bối rối “Hình như thu đã về”

- Bâng khuâng xao xuyến, luyến lưu trong tâm hồn khi nhận ra bước chuyển mình của thời gian

=> Đng sau không gian làng quê sang thu ấy ta cảm nhận được tâm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Cho pé gửi ảnh <3

image
image

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK