Trang chủ Ngữ văn Lớp 6 Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. "...

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. " Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ............... khói sóng ban mai"( Có ảnh ở dưới ) ( Sông nước Cà Mau

Câu hỏi :

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi. " Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt ............... khói sóng ban mai"( Có ảnh ở dưới ) ( Sông nước Cà Mau - Đoàn Giỏi - SGK Ngữ Văn lớp 6 tập 2) Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn văn trên là gì? Câu 2: Nêu nội dung của đoạn trên là? Câu 3: Nêu biện pháp nghệ thuật và tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó trong câu: " Thuyền xuôi giữa dòng con sông rộng hơn ngàn thước, trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên cao ngất như hai dãy trường thành vô tận " Câu 4: Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên trong đoạn trích trên

image

Lời giải 1 :

Mk lm câu 4 nha bn !!!

                                          Bài làm

         Sông nước Cà Mau là một vùng đất rộng lớn, hùng vĩ. Vì Cà Mau là nơi cuối bản đồ đất nước cho nên sẽ có nhiều điều lí thú mà ta chưa biết đến. Qua bài ''Sông nước Cà Mau'' đã giúp chúng ta thấy rõ hơn về vùng đất này. Tuy còn hoang sơ nhưng thật bình yên và hạnh phúc .Cảnh vật biến hoá, màu sắc biến hoá đa dạng . Những dòng sông, kênh, rạch, rừng đước và cả khu chợ Năm Căn nữa hiện lên vừa hùng vĩ, hoang sơ, vừa dạt dào sức sống, cảnh xa lạ mà vẫn gợi bao yêu mến, nhớ thương.Mảnh đất này đã đi vào thơ ca, nhạc hoạ và nổi tiếng anh dũng kiên cường trong những cuộc kháng chiến chống xâm lăng, bảo vệ Tổ quốc.Hình ảnh gây ấn tượng rất mạnh cho em là hình ảnh của dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàng đàn đen trũi, nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng. Chỉ với một số áng văn đó, Đoàn Giỏi đã đưa chúng ta đến với cảnh thiên nhiên hoang dã mà rất phong phú, sống động, đã truyền cho chúng ta một tình yêu đất nước, yêu mảnh đất tận cùng của Tổ quốc Việt Nam.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1 . Phương thức biểu đạt chính là miêu tả.

Câu 2 . Cảnh sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã. Chợ Năm Căn là hình ảnh cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo ở vùng đất tận cùng phía Nam Tổ quốc.

Câu 3 . Biện pháp tu từ so sánh

So sánh rừng đước được so sánh với hai dãy trường thành.

=> Làm nổi bật vẻ đẹp hùng vĩ, uy nghi, giàu sức sống của rừng đước .

Câu 4 . Dàn ý 

1. Mở Bài

- Giới thiệu về Truyện Kiều và bút pháp của Nguyễn Du.

- Giới thiệu đoạn trích Cảnh ngày xuân cùng với bức tranh thiên nhiên.

2. Thân Bài

a. Giới thiệu vị trí của đoạn trích:

 Nằm ở phần đầu, sau khi giới thiệu vẻ đẹp của chị em Kiều.

b. Bức tranh thiên nhiên buổi sáng sớm:

+ Mở ra bằng cánh chim én: loài chim báo hiệu mùa xuân

+ "đưa thoi": gợi tả sự đông đúc, hình ảnh những cánh chim chao lượn

+ "Thiều quang": ánh sáng đẹp, ánh sáng của mùa xuân

+ Thời gian của mùa xuân đã trôi đi quá nửa "đã ngoài sáu mươi" → Sự tiếc nuối khi mùa xuân đang dần qua (so sánh với Xuân Diệu).

→ Diễn tả sự chảy trôi của thời gian, mùa xuân đang qua đi.

+ Hình ảnh triền cỏ xanh trải dài mênh mông như đến tận chân trời.

+ Từ "tận": mãi đằng xa, lan ra tới mãi đường chân trời → Thảm cỏ kéo dài vô tận, không dứt → Vẻ đẹp xanh mát của mùa xuân.

+ Điểm trên cỏ là hình ảnh của những bông lê trắng muốt → Hai màu hòa quyện tạo nên sự sống động, đẹp đẽ vô cùng.

+ "trắng điểm": Đảo ngược từ để nhấn mạnh màu sắc nổi bật

+ "Cành lê": Chủ thể được đảo lên đầu để nhấn mạnh hình ảnh đặc sắc.

→ Nghệ thuật chấm phá, dùng điểm tả diện → Vẽ lên khung cảnh xuân thanh mát, tinh khiết.

c. Bức tranh lễ hội trong dịp tết Thanh minh:

+ Tám câu tiếp là hình ảnh của con người trong dịp lễ Thanh minh

+ Người xe nườm nượp, tất cả đều nô nức, vui tươi trong không khí của mùa xuân.

d. Bức tranh chiều tà khi chị em Kiều ra về:

+ Sau khi kết thúc lễ hội, chị em Kiều ra về.

+ Phong cảnh hai bên bờ đều rất đẹp với dòng suối nhỏ, cây cầu cùng với màu xanh nhẹ nhàng của phong cảnh.

+ Nguyễn Du sử dụng một loạt từ láy "thanh thanh, nao nao, nho nhỏ, thơ thẩn": gợi tả không gian xung quanh nhưng cũng gợi lên tâm trạng con người.

+ "Thanh thanh": Sự trầm lắng, suy tư, thanh thoát, "nao nao": con nước quanh co hay cũng là sự bồn chồn, lo lắng, không yên.

→ Cảnh vật và con người đang giao hòa, gợi lên một chút bâng khuâng, lưu luyến cùng một dự cảm chẳng lành.

e. Kết luận chung:

+ Bút pháp tài hoa của Nguyễn Du đã vẽ lên bức tranh thiên nhiên đẹp tuyệt vời.

+ Cấu tứ của đoạn trích hợp lý với ba phần: mở, diễn biến và kết.

+ Các nghệ thuật được sử dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn: tả cảnh ngụ tình, chấm phá,...

3. Kết Bài

Bằng việc sử dụng những hình ảnh quen thuộc, bình dị, ngôn ngữ miêu tả sống động, kết hợp hài hoà những tính từ láy với các danh từ, miêu tả cảnh vật theo trình tự thời gian, bức tranh xuân hiện ra đẹp đẽ và để lại nhiều xúc cảm

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 6

Lớp 6 - Là năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở. Được sống lại những khỉ niệm như ngày nào còn lần đầu đến lớp 1, được quen bạn mới, ngôi trường mới, một tương lai mới!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK