Trang chủ Tiếng Việt Lớp 5 Chuyện nhỏ trên hè phố -Trưa ấy, tôi gửi xe...

Chuyện nhỏ trên hè phố -Trưa ấy, tôi gửi xe đạp bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng. Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng một người coi xe muốn chiếm c

Câu hỏi :

Chuyện nhỏ trên hè phố -Trưa ấy, tôi gửi xe đạp bên cạnh Nhà hát Lớn thành phố Hải Phòng. Khu vực gửi xe được quy định sẵn, nhưng một người coi xe muốn chiếm chỗ rộng hơn bèn đóng một cái cọc sắt xuống mặt vỉa hè phẳng phiu để chăng thêm dây. Giá như không có tiếng nói của một cậu bé, có lẽ tôi cũng bỏ qua cái chuyện vặt ấy. Nhưng tôi đã phải chú ý. Một cậu bé khuôn mặt sáng sủa, vai đeo cặp, dừng lại nói với người coi xe: - Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè? Người coi xe phớt lờ câu nói của cậu bé, tiếp tục nện búa chan chát. Mặt hè đang nhẵn nhụi, bỗng bị một lỗ thủng to bằng miệng bát ăn cơm. Từ lỗ thủng đó, ai mà biết được rồi sau sẽ phá to đến đâu. Cậu bé tiếp tục, giọng ôn tồn: - Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè! Người coi xe trừng mắt nhìn cậu bé: - Việc gì đến chú mầy ? Một bà trong nhóm coi xe tiến lại, trịnh trọng: - Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế. - Không ai được phép làm như vậy! - Cậu bé dõng dạc, quả quyết. - Nhóc con, đi đi! - Gã thanh niên quát. Mấy người lớn đi qua, vào lấy xe hoặc gửi xe, có người biết chuyện nhưng không ai nói gì. Tuy vậy, cậu bé vẫn không chịu đi. Mắt cậu cứ nhìn dán vào cái lỗ thủng trên vỉa hè như để nghĩ ra cách gì đó. Đến lúc ấy, tôi không thể không lên tiếng: - Cậu bé nói phải đấy. Anh không nên làm như thế. Người coi xe vẻ cáu kỉnh, nhìn xung quanh một lượt, rồi anh ta cũng nhổ cái cọc, vứt “xoảng” một cái lên vỉa hè. Thái độ kiên quyết của cậu bé đã ngăn được một hành vi có hại. Theo Đào Ngọc Đệ. Hãy khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất và làm các bài tập sau: Câu 1. Vì sao người coi xe đóng cọc sắt xuống vỉa hè? (0,5 điểm) A.Vì anh ta muốn chăng dây, chiếm chỗ giữ xe rộng hơn. B.Vì anh ta muốn chăng dây. C.Vì anh ta muốn sửa cho mặt vỉa hẻ phẳng phiu. D.Vì anh ta ngăn người vào nhà hát. Câu 2. Hậu quả của việc đóng cọc là gì? (0,5 điểm) A. Mặt vỉa hè vỡ tan. B. Mặt vỉa hè bị phá, rộng hẳn ra. C. Mặt vỉa hè bị thủng một lỗ. D. Mặt vỉa hè bị thủng một lỗ to bằng miệng bát ăn cơm. Câu 3. Thấy anh coi xe đóng cọc làm hỏng vỉa hè, cậu bé nói gì? (0,5 điểm) A. Anh chuyển bãi giữ xe ra khỏi chỗ khác đi. B. Sao anh lại đóng cọc trên hè phố, làm hỏng vỉa hè? C. Ai cho phép anh đóng cọc trên vỉa hè. D. Anh đóng cọc đẹp thật. Câu 4. Khi anh coi xe vẫn nện búa, phớt lờ lời cậu bé, cậu đã làm gì? (0,5 điểm) A. Tiếp tục khuyên, ôn tồn: Anh không nên đóng cọc trên vỉa hè! B. Cậu bé bỏ đi. C. Kiên quyết: Anh không được phá hoại vỉa hè! D. Nhẹ nhàng: Anh làm vỡ vỉa hè sẽ bị phạt đấy. Câu 5. Khi bị dọa và một bà coi xe nói họ được phép đóng cọc trên hè phố, thái độ của cậu bé thế nào? (0,5 điểm) A. Cậu sợ chạy đi mất. B. Cậu không sợ nhưng đứng im không đáp lại. C. Cậu dõng dạc, quả quyết: Không ai được phép làm như vậy! D. Cậu không sợ cứ đứng nhìn mọi người. Câu 6. Ai lên tiếng ủng hộ cậu bé ngăn chặn hành vi của người coi xe? (0,5 điểm) A. Chỉ có một bà coi xe ủng hộ cậu bé. B. Chỉ có một người đàn ông gửi xe ủng hộ cậu bé. C. Tất cả mọi người ở đó ủng hộ cậu bé. D. không có ai ủng hộ cậu bé. Câu 7. Nhờ hành động của cậu bé, câu chuyện kết thúc thế nào? (1 điểm) …………………………………………………………………. Câu 8. Em hãy viết tác dụng của dấu phẩy trong câu “Chúng tôi coi xe ở đây, chúng tôi được phép làm thế.” (1 điểm) ………………………………………………………………………. Câu 9. Tìm từ cùng nghĩa hoặc từ đồng nghĩa trong bài với từ: “phẳng phiu” (1 điểm) ………………………………………………………………………….. Câu 10. Dấu hai chấm trong câu “Người coi xe trừng mắt nhìn cậu bé : -Việc gì đến chú mầy?” có tác dụng gì? (1 điểm) ......................................................................................

Lời giải 1 :

Câu 1: A

Câu 2:  D

Câu 3:  B

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6: B

Thảo luận

-- câu trả lời đứng thứ 1 trong ngữ văn ý
-- vote 5 vs câu trả lời hay nhất luôn nek

Lời giải 2 :

trắc nghiệm : a,d,b,a,c,b

câu 7 ) Người coi xe vẻ cáu kỉnh, nhìn xung quanh một lượt, rồi anh ta cũng nhổ cái cọc, vứt “xoảng” một cái lên vỉa hè.

câu 8) Ngăn cách các vế câu trong câu ghép

câu 9) nhẵn nhụi

câu 10)dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật

xin hay nhất ạ

Bạn có biết?

Tiếng Việt, cũng gọi là tiếng Việt Nam Việt ngữ là ngôn ngữ của người Việt và là ngôn ngữ chính thức tại Việt Nam. Đây là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam cùng với hơn 4 triệu Việt kiều. Tiếng Việt còn là ngôn ngữ thứ hai của các dân tộc thiểu số tại Việt Nam và là ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại Cộng hòa Séc.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 5

Lớp 5 - Là năm cuối cấp tiểu học, áp lực thi cử nhiều mà sắp phải xa trường lớp, thầy cô, ban bè thân quen. Đây là năm mà các em sẽ gặp nhiều khó khăn nhưng các em đừng lo nhé mọi chuyện sẽ tốt lên thôi !

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK