Chào em, em tham khảo gợi ý:
a. Nốt trầm là nốt nhạc ở âm vực thấp, thường không lảnh lót, tươi vui, cũng không gây được sự chú ý như nốt nhạc cao. Bởi vậy trong bài thơ này nốt nhạc trầm biểu tượng cho lẽ sống cống hiến âm thầm, lặng lẽ của nhà thơ.
b.
- Sự chuyển đổi đại từ nhân xưng của chủ thể trữ tình từ “tôi” sang “ta” là một dụng ý nghệ thuật thích hợp với sự chuyển biến tư tưởng và cảm xúc của bài thơ:
+ Chữ “tôi” trong “Tôi đưa tay tôi hứng” là số ít, biểu hiện cái tôi cụ thể rất riêng tư của nhà thơ, sự nâng niu, trân trọng, đắm say rất nghệ sĩ gắn với vẻ đẹp, sức sống của mùa xuân.
+ Xưng “ta” ở phần sau là phù hợp bởi tâm nguyện ấy không chỉ của riêng nhà thơ mà của biết bao thế hệ người Việt Nam đang sống và cống hiến cho sự nghiệp chung. Đồng thời, khi bày tỏ khát vọng được dâng hiến những giá trị tinh túy của đời mình cho cuộc đời chung, đại từ “ta” thể hiện được sắc thái trang trọng, thiêng liêng cho một lời nguyện ước.
c. Điểm chung trong tư tưởng của hai tác giả: Đều thể hiện ước nguyện hóa thân thành những sự vật bình dị, nhỏ bé.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK