Tình cảm gia đình là một trong những tình cảm tốt đẹp của con người. Từ xưa đến nay, gia đình có một vị trí cực kì quan trọng trong xã hội Việt Nam. Gia đình là cái nôi, là tế bào của xã hội. Từ con người gia đình mà trở thành con người xã hội, người công dân đất nước.
Nói về mối quan hệ gia đình, tình anh em, chị em ruột thịt, dân gian có nhiều câu tục ngữ ngắn gọn mà hàm chứa bao ý nghĩa, tình cảm sâu sắc. Tiêu biểu là những câu tục ngữ sau:
- "Chị ngã, em nâng".
- "Anh em như thể chân tay"
Anh em, chị em trong gia đình cùng chung cha mẹ, cùng chung dòng giống, huyết hệ, gắn bó, thân thiết với nhau, yêu thương nhau thắm thiết. Lúc còn bé thơ ở với mẹ cha, vui buồn no đói đều có nhau. Khi lớn lên, bước vào đời lập nghiệp, quan hệ anh em chị em ngoài sự thương yêu kính trọng, mọi người còn có nghĩa vụ cưu mang, giúp đỡ lẫn nhau.
Khi "chị ngã" vấp váp, gặp khó khăn hoạn nạn thì em xúm vào nâng đỡ, an ủi, động viên, săn sóc về mặt tinh thần, hết lòng giúp đỡ về mặt vật chất. Chữ "nâng" chứa đựng biết bao tình thương yêu. Câu tục ngữ "Chị ngã, em nâng" có tác dụng giáo dục chúng ta biết xây dựng và phát triển tình cảm chị em trong gia đình. Có người cha, người mẹ còn nhắc con cái phải hiểu sâu hơn câu tục ngữ. Không những phải biết "Chị ngã, em nâng", mà còn phải biết "Em ngã, chị nâng". Tinh cảm gia đình trở nên tốt đẹp, sức mạnh gia đình trở nên bền vững ở một chữ "nâng" ấy, cách ứng xử ấy.
Ngoài mối quan hệ chị em, trong gia đình còn có tình anh em. Như cây chung cội, như lá chung cành, tình anh em cũng gắn bó thân thiết, tốt đẹp như tình chị em. Câu tục ngữ "Anh em như thể chân tay" nói lên mối quan hệ tốt đẹp đó bằng một so sánh cụ thể. Chân và tay là những bộ phận hữu cơ của cơ thể con người. Chân tay phải cứng cáp, dẻo dai. Chân và tay cùng tồn tại, không thể thiếu chân, thiếu tay. Qua câu tục ngữ này, nhân dân ta nêu lên bài học đạo lí nhắc nhở anh em trong gia đình phải biết yêu thương, săn sóc, giúp đỡ nhau, chia ngọt sẻ bùi với nhau.
Được sống trong tình thương của mẹ cha, của anh chị em trong gia đình, chúng ta sẽ sung sướng hạnh phúc biết bao. Có biết hiếu thảo với cha mẹ, biết yêu thương quý trọng anh chị em trong gia đình, thì lúc bước ra ngoài xã hội, ta mới biết "Thương người như thể thương thân".
Trong gia đình Việt Nam, tình cảm anh em chị em được đặc biệt coi trọng. Vì thế ông bà, cha mẹ luôn nhắc nhở con cháu khắc sâu vào lòng tiếng hát, câu ca:
- "Anh em như thể tay chân,
Anh em hòa thuận hai thân vui vầy".
- "Yêu em từ thuở trong nôi
Em nằm em khóc, anh ngồi anh ru".
Bài Làm :
Trong gia đình, có rất nhiều thứ tình cảm thiêng liêng và cao quý. Những tình cảm giữa anh chị em luôn là thứ tình cảm gắn kết nhất. Qua đó, ông cha ta từ xa xưa đã có câu "Chị ngã em nâng". Câu tục ngữ thể hiện rằng chị ngã thì em sẽ nâng, anh chị em trong một nhà luôn biết yêu thương và đùm bọc, giúp đỡ nhau trong mọi hoàn cảnh. Không nên chỉ vì những cái ích kỷ của bản thân mà quên đi trách nhiệm của chính bản thân mình. Trong cuộc sống, ai cũng sẽ từng một lần vấp ngã. Khi ấy, chúng ta sẽ cần đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, đặc biệt là người thân trong gia đình như anh chị em. Đã là người cùng chung máu thịt, chung một mái ấm thì luôn luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh, nhất là khi khó khăn, hoạn nạn. Là anh em, chị em trong nhà phải luôn đoàn kết với nhau, yêu thương đùm bọc và che chở cho nhau, đừng chỉ vì những ích kỷ của bản thân mà quên đi nhiệm vụ của mình. Nếu thiếu thứ tình cảm ấy thì ta sẽ lạc lõng và rất cô đơn khi ở một mình. Hãy trân trọng thứ tình cảm quý giá ây ngay từ khi có thể, đừng để đến lúc lìa xa mới thấy được sự yêu quý, mến trọng ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK