Trang chủ Ngữ văn Lớp 8 Cảm nhận đoạn thơ: "Dân trài lưới làn da ngăm...

Cảm nhận đoạn thơ: "Dân trài lưới làn da ngăm dám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" (L

Câu hỏi :

Cảm nhận đoạn thơ: "Dân trài lưới làn da ngăm dám nắng Cả thân hình nồng thở vị xa xăm" (Lưu ý: Chỉ chấp nhận bài văn, không vote cho dàn ý hay đoạn văn. Cảm ơn)

Lời giải 1 :

A, MB

- giới thiệu nhà thơ Tế Hanh: Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới.

- giới thiệu bài thơ Quê hương:  Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

B, TB: Phân tích hai câu thơ.

- Hai câu thơ đã thể hiện được tầm vóc của người dân làng chài hiện lên to lớn, khỏe mạnh và mang đậm vẻ đẹp của lao động.

- Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày.

- Nếu như ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người dân làng chài hiện lên với hình ảnh "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" thì ở đây, hình ảnh người dân làng chài đã hiện lên với vẻ đẹp và tầm vóc của con người lao động.

C, KB

Tóm lại, hình ảnh người dân làng chài với vẻ đẹp của lao động đã được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ. Từ đó, ta thấy được tình cảm mà tác giả dành cho những dân lao động ở quê hương mình.

BÀI LÀM

Nhà thơ Tế Hanh được mệnh danh là nhà thơ của quê hương. Mộ số tác phẩm tiêu biểu của ông như: Hoa niên (1945); Hoa mùa thi (1948); Nhân dân một lòng (1953); Bài thơ tháng bảy (1961). Ngoài ra ông còn xuất bản các tập tiểu luận, và nhiều tập thơ viết cho thiếu nhi. Ông cũng đã xuất bản nhiều tập thơ dịch của các nhà thơ lớn trên thế giới. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh. Bài thơ được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đang học tại Huế trong nỗi nhớ quê hương-một làng chài ven biển tha thiết. Bài thơ được rút trong tập Nghẹn ngào (1939) và sau đó được in trong tập Hoa niên (1945)

Hai câu thơ đã thể hiện được tầm vóc của người dân làng chài hiện lên to lớn, khỏe mạnh và mang đậm vẻ đẹp của lao động. Trên nền cảnh, hình ảnh những người dân lao động hiện lên vô cùng đẹp và chân thực "Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng/ Cả thân hình nồng thở vị xa xăm". Đó là những người lao động với làn da rám nắng khỏe mạnh. Đặc biệt là hình ảnh "nồng thở vị xa xăm" là hình ảnh đẹp. Phải chăng đó là hơi thở của biển cả, của những vất vả thăng trầm mà họ đã trải qua cũng như tình yêu của họ để họ bám biển và lao động hàng ngày. Nếu như ở khổ thơ thứ hai, hình ảnh người dân làng chài hiện lên với hình ảnh "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang" thì ở đây, hình ảnh người dân làng chài đã hiện lên với vẻ đẹp và tầm vóc của con người lao động.

Tóm lại, hình ảnh người dân làng chài với vẻ đẹp của lao động đã được thể hiện rất rõ trong hai câu thơ. Từ đó, ta thấy được tình cảm mà tác giả dành cho những dân lao động ở quê hương mình.

Thảo luận

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 8

Lớp 8 - Năm thứ ba ở cấp trung học cơ sở, học tập bắt đầu nặng dần, sang năm lại là năm cuối cấp áp lực lớn dần nhưng các em vẫn phải chú ý sức khỏe nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK