Trang chủ Ngữ văn Lớp 9 cho đoạn thơ mọc giữa dòng sông xanh A, chép...

cho đoạn thơ mọc giữa dòng sông xanh A, chép 5 câu thơ tiếp theo B, câu thơ đầu trog khổ thơ có sử dụng phép tu từ gì hãy nêu hiệu quả sử dụng phép tu từ ấy

Câu hỏi :

cho đoạn thơ mọc giữa dòng sông xanh A, chép 5 câu thơ tiếp theo B, câu thơ đầu trog khổ thơ có sử dụng phép tu từ gì hãy nêu hiệu quả sử dụng phép tu từ ấy C, phân tích khổ thơ đầu bài thơ có đoạn trích trên bằng một đoạn văn trong đó có sử dụng 1 câu cảm thán GIÚP MÌNH VỚI MÌNH ĐANG CẦN GẤPPPPPPPPPPPPP

image

Lời giải 1 :

1. Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.

Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy quanh lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương mạ
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao

Ðất nước bốn nghìn năm
Vất vả và gian lao
Ðất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước.

Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa
Ta nhập vào hoà ca
Một nốt trầm xao xuyến.

Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.

Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình
Nước non ngàn dặm mình
Nước non ngàn dặm tình
Nhịp phách tiền đất Huế

B:Sử dụng nghệ thuật đảo ngữ và động từ mọc nhằm nhấn mạnh sự xuất hiện của bông hoa trên dòng sông một cách đột ngột như báo trước sự trỗi dậy, vươn lên mạnh mẽ của một bông hoa giữa mênh mông trời nước. Hình ảnh thơ bông hoa tím biếc lại mọc giữa dòng sông xanh, hai sắc màu ấy hài hòa với nhau tạo nên một màu sắc tươi thắm, đầy sức sống.

- Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" giọt long lanh rơi": nhà thơ không chỉ thưởng thức không chỉ bằng thính giác mà còn bằng cả tâm hồn.

- Hành động tôi đưa tay tôi hứng: sự trân trọng trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên đất trời.

Thảo luận

Lời giải 2 :

Chào em, em tham khảo gợi ý:

1. Chép 5 câu thơ tiếp theo:

Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện 

Hót chi mà vang trời

Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng. 

2. Câu thơ đầu sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ (đưa động từ "mọc" lên đầu câu). Tác dụng:

+ Gợi ấn tượng về sự xuất hiện bất ngờ của bông hoa tím.

+ Nhấn mạnh sức sống, sự sinh sôi nảy nở của bông hoa giữa mênh mông trời nước. 

+ Thể hiện thái độ ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả. 

3. 

(1) Trong khổ thơ mở đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, tác giả Thanh Hải đã thể hiện cảm xúc say sưa, ngây ngất trước bức tranh mùa xuân của thiên nhiên, đất trời. (2) Đôi mắt của nhà thơ hướng ra các tầng không gian mở, rộng rãi, khoáng đạt của dòng sông và bầu trời để thu trọn trong đó những hình ảnh đẹp nhất của tự nhiên. (3) Tác giả liệt kê các hình ảnh: dòng sông, bông hoa, con chim, giọt long lanh và gợi tả ấn tượng đặc biệt về chúng qua màu sắc, đường nét, âm thanh. (4) Ở tầng thấp của dòng sông, tác giả gợi tả vẻ đẹp hài hòa, đậm chất thơ của xứ Huế qua hình ảnh dòng sông xanh, bông hoa tím. (5) Trên mặt sông bao la, vô tận nổi bật một sắc tím làm say đắm lòng người, Thanh Hải sử dụng đảo ngữ “mọc” lên đầu để nhấn mạnh vào sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của bông hoa - đó chính là dáng xuân đang căng tràn, phô bày một cách mạnh mẽ vẻ đẹp xuân nguyên của mình. (6) Phải tinh tế lắm nhà thơ mới bắt được cùng một lúc hai vẻ đẹp rực rỡ nhất của bông hoa: dáng xuân làm hiện lên sắc xuân. (7) Dáng xuân đã được gợi tả qua từ “mọc” còn sắc xuân được gợi tả qua từ “tím biếc”. (8) Ở đây, nếu như “tím” là từ cho ta cảm nhận về phần màu thì “biếc” là từ cho ta cảm nhận về phần sắc của bông hoa – bông hoa ấy đang ở thì đẹp nhất để khoe sắc, tỏa hương. (9) Chao ôi, bức tranh thiên nhiên ngày xuân thật đẹp! (10) Từ tầng thấp của dòng sông, nhà thơ hướng ra tầng cao của bầu trời, ông sử dụng biện pháp nhân hóa qua từ “ơi” để gọi chim chiền chiện như gọi một người bạn thân thiết từ lâu – tiếng gọi đó thể hiện sự ngỡ ngàng đến thích thú. (11) Sau tiếng gọi ấy là câu hỏi tu từ “Hót chi mà vang trời” phảng phất âm điệu của người dân xứ Huế, câu hỏi đầy tình tứ ấy cho thấy ấn tượng đặc biệt của nhà thơ về âm thanh của tiếng chim – chỉ một tiếng chim thôi cũng đủ để vang trời.(12) Đứng trước bức tranh xuân ấy, mọi giác quan của nhà thơ như được đánh thức để cuối cùng thi sĩ  phát hiện ra một hình ảnh vô cùng độc đáo của mùa xuân – hình ảnh “giọt long lanh”. (13) Giọt long lanh ở đây vừa có thể hiểu là giọt nước, giọt sương, giọt mưa xuân vừa có thể hiểu là hình ảnh ẩn dụ cho giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. (14) Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thị giác để ngắm nhìn bông hoa, giọt sương đến thính giác để lắng nghe âm thanh của tiếng chim chiền chiện, nhà thơ còn dùng cả xúc giác để “đưa tay” và “hứng” lấy tất cả những gì tinh túy của thiên nhiên ban tặng. (15) Những cử chỉ nhẹ nhàng, tinh tế ấy là cử chỉ của một con người đang say sưa, ngây ngất, đang nâng niu và trân trọng vẻ đẹp của tự nhiên. (16) Một điều đáng chú ý, các hình ảnh thuộc về tự nhiên trong khổ thơ đều xuất hiện dưới dạng số ít: một bông hoa, một dòng sông, một con chim, từng giọt long lanh, phải tinh tế lắm nhà thơ mới phát hiện và cảm nhận được vẻ đẹp của hồn cảnh trong bức tranh xuân ấy.

- Câu cảm thán: (9) Chao ôi, bức tranh thiên nhiên ngày xuân thật đẹp!

Bạn có biết?

Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK