a) Mở bài
- Giới thiệu tác giả và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là thi phẩm đặc sắc cuối đời của nhà thơ Thanh Hải
+ Thanh Hải là nhà thơ cách mạng, hoạt động văn nghệ từ cuối cuộc kháng chiến chống Pháp
+ Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ là nỗi lòng của tác giả về niềm yêu mến tha thiết với cuộc đời, đất nước mong muốn cống hiến góp mùa xuân nho nhỏ của mình vào mùa xuân của đất nước, dân tộc.
b) Thân bài
* Cảm xúc trước mùa xuân thiên nhiên đất nước và con người
- Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp trong tưởng tượng của tác giả (lưu ý, tác giả viết bài thơ 11/1980 - lúc này đang là mùa đông)
+ Hình ảnh vẻ đẹp của mùa xuân xứ Huế được khắc họa qua: hoa tím, sông xanh, bầu trời cao rộng
+ Âm thanh tiếng chim chiền chiện báo xuân về như kết tinh thành “từng giọt long lanh”
+ Vẻ đẹp của mùa xuân thể hiện qua góc nhìn của tác giả cũng như tấm lòng trân trọng của tác giả trước thiên nhiên, cuộc đời
+ Lời trò chuyện thân mật cùng tự nhiên và sự trân trọng sự sống được thể hiện qua hành động “đưa tay hứng” của tác giả
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
+ Giọt long lanh được hiểu theo nghĩa ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, từ chỗ âm thanh được cảm nhận bằng thính giác chuyển sang cảm nhận bằng thị giác và xúc giác “đưa tay hứng”.
=> Tác giả say đắm trong mùa xuân của thiên nhiên đất trời với tâm thế đón nhận trân trọng.
* Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Sáng tạo của tác giả thể hiện qua việc dùng từ “lộc” và hình ảnh “người cầm súng”, “người ra đồng”
+ Hình ảnh lộc xuân trên “nương mạ” là hình ảnh đẹp về cuộc sống lao động kiến thiết đất nước của lực lượng sản xuất
+ Hình ảnh người cầm súng trên đường ra trận mang trên vai cành lá ngụy trang, và niềm tin vào ngày mai hòa bình
+ Tác giả sử dụng hai từ láy “hối hả” và “xôn xao” để chỉ nhịp sống lao động khẩn trương vội vã nhưng nhộn nhịp, vui vẻ kết hợp hài hòa với nhau.
- Nhà thơ tin tưởng và tự hào vào tương lai tươi sáng của đất nước cho dù trước mắt trải qua nhiều khó khăn, gian khổ
+ Đất nước được so sánh với những hình ảnh đẹp đẽ, kì vĩ khẳng định sự trường tồn bền vững của đất nước
Đất nước như vì sao
Cứ đi lên phía trước
+ Tác giả không quên nhắc nhở mọi người nhớ về những tháng ngày gian khổ trong chiến đấu, cách mạng
+ Phụ từ “cứ” kết hợp với động từ “đi lên” thể hiện quyết tâm cao độ, hiên ngang tiến lên phía trước dù khó khăn gian khổ
→ Sự lạc quan tin tưởng của nhà thơ ca ngợi sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của đất nước, dân tộc
c) Kết bài
- Bài thơ là tiếng lòng của tác giả trước cuộc đời, đất nước.
- Với giọng trầm lắng có lúc nhộn nhịp, hối hả, bài thơ không những diễn đạt được vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước mà còn thể hiện được sự mê say với cuộc sống và khát vọng chân thành đẹp đẽ của tác giả
Mở đầu bài thơ, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc một bức tranh mùa xuân tươi tắn và vô cùng sinh động:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Bức tranh xứ Huế hiện lên vẻ đẹp không gian của mùa xuân được gợi ra từ hình ảnh của dòng sông hiện lên với màu xanh dịu mát in bóng mây trời, cây cối. Hình ảnh bông hoa tím biếc giản dị, dân giã. Sắc tím của bông hoa hòa quyện với màu xanh của dòng sông tạo nên một sắc màu dịu mát, hài hòa thật đẹp. Ngay câu thơ đầu, nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật đảo ngữ"Mọc" được đảo lên đầu câu như nhấn mạnh sức sống mãnh liệt của vạn vật. Ta tưởng như bông hoa tím biếc kia phải chăng là bông lục bình mà nhà thơ Lê Anh Xuân từng viết trong thơ:
" Con sông nhỏ tuổi thơ ta tắm mát Vẫn còn đây nước chẳng đổi dòngHoa lục bình tím cả dòng sông"
Bức tranh mùa xuân không chỉ đẹp, thơ mộng mà còn căng tràn sức sống. Sắc xuân rạng rỡ tắm mát tâm hồn người đọc. Ngắm nhìn dòng sông tác giả bâng khuâng, ngỡ ngàng, nagcj nhiên trước âm thanh của vạn vật.
"Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời"
Nếu như trong "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, những cánh én như thoi đưa gọi mùa xuân về"Mùa xuân con én đưa thoi" thì nhà thơ Thanh Hải đã nhờ tiếng chim chiền chiện gọi mùa xuân: tiếng chim lảnh lót vang trời như đẩy bầu trời thêm cao, thêm rộng, như bản tình ca với âm thanh tươi vui trong bản tình ca mùa xuân. Thán từ "Ơi" đầy thiết tha như cất lên từ trái tim nhà thơ. Hai tiếng"Chi mà" gần gũi, thân thương là cách nói mộc mạc, giản dị của người dân xứ Huế:
"Từng giọt long lanh rơiTôi đưa tay tôi hứng"
Phải chăng là giọt mưa mùa xuân , giọt sương mùa xuân hay chính là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác được sử dụng tài tình khiến cho tiếng chim như đọng thành hình, thành khối, long lanh thánh thót rơi xuống bàn tay trân trọng nâng niu của nhà thơ "Tôi đưa tay tôi hứng" thể hiện say mê, ngây ngất, sự trân trọng nâng niu của tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời.
Không yêu cuộc đời, không yêu mùa xuân bằng cả trái tim thì tác giả không thể vẽ nên bức tranh mùa xuân trong tâm tưởng vừa đằm thắm, vừa thiết tha, vừa giàu chất thơ mang những nét trầm lắng vốn có của cố đô Huế. Nhà thơ đã mở lòng đón nhận mùa xuân hay chính là đón nhận cả đất nước, quê hương tươi đẹp vào lòng.
Xuân đến với thiên nhiên, xuân đến với con người suốt mấy nghìn năm dựng nước và giũ nước. Hình ảnh dân tộc VN đọng lại pử người ra đồng và người cầm súng, nhà thơ thấy sức xuân phơi phới, bừng lên trong mỗi con người.
“Mùa xuân người cầm súng…xôn xao”
Mùa xuân cây cối đâm chồi nảy lộc. Lộc là chồi non, lá non, lộc tượng trưng cho may mắn, thành công và hạnh phúc. Người cầm súng bảo vệ tổ quốc thì lộc cành lá ngụy trang xanh tươi. Người cầm bảo vệ tổ quốc là bảo vệ mùa xuân, đem lại mùa xuân cho dân tộc. Người ra đồng lộc trải dài nương mạ, hứa hẹn một mùa bội thu. Phải chăng họ chính là những người đi gieo mùa xuân. Phải gắn bó với quê hương, đất nước với con người bằng tình cảm máu thịt Thanh HẢi mới có những liên tưởng vừa rất thực, vừa nên thơ như vậy. Điệp từ “tất cả” , so sánh “như hối hả, như xôn xao” cùng với các từ láy, làm tăng sức xuân mãnh liệt trong mỗi con người và cả trong cả cộng đồng rộng lớn dân tộc.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK