Tham khảo nha:
Với nhiều chất liệu khác nhau, các họa sĩ đã phác họa thành công hình ảnh người vợ, người mẹ miền Nam tiễn chồng, con tập kết ra miền Bắc, hay những người mẹ nuôi quân trong kháng chiến, làm hậu phương vững chắc cho cán bộ, chiến sĩ ngoài mặt trận như tác phẩm: “Nắm đất miền Nam” của Phạm Xuân Thi, “Trái tim và nòng súng” (pic1) của Huỳnh Văn Gấm. Rồi hình ảnh những cô gái tuổi thanh xuân hăng hái tham gia đội quân du kích, sẵn sàng vận chuyển đạn dược, cầm súng bảo vệ quê hương được khắc hoạ sinh động qua loạt tác phẩm “Dân quân gái Ngư Thuỷ” của Hoàng Trầm, “Bên chiến hào Vĩnh Linh” của Đào Đức, “Tải đạn” của Lê Thanh Trừ. Ý chí chiến đấu sắt đá cùng quyết tâm giành chiến thắng của toàn quân, toàn dân ta cũng được truyền tải sâu sắc qua các tác phẩm “Đất này của tổ tiên ta” của Nguyễn Vĩnh Nguyên, “Qua Dốc Miếu” của Lê Quốc Lộc, “Trên chặng đường chiến dịch” (pic4) của Nguyễn Thanh Châu, “Bộ đội về” của Lê Thanh Trừ.
Sự tàn khốc, đau thương của chiến tranh được khắc họa rõ nét trong tác phẩm “Giặc Mỹ” của Đặng Thị Khuê, hay những phút giây hiếm hoi giữa khoảng lặng của cuộc chiến ngắm trăng lên trong tác phẩm tranh lụa “Trăng trên cồn cát” (pic3) của Nguyễn Văn Chung... Đặc biệt, khoảnh khắc đoàn quân giải phóng tiến vào cửa ngõ Sài Gòn, mang theo ánh nắng rực rỡ về một mùa Xuân mới của đất nước, ánh sáng của Đảng soi rọi trên rừng cờ đỏ sao vàng qua tác phẩm “Nắng Xuân 1975” (pic5) của Nguyễn Quang Thọ và“ Nắng tháng năm” của Quách Phong thể hiện niềm hạnh phúc vô bờ và xúc cảm sâu sắc của người nghệ sĩ trong ngày vui giải phóng.
Ngoài giới thiệu các tác phẩm, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam còn chọn lựa những tác phẩm đặc sắc để giới thiệu, với phần lời bình và đề dẫn về các họa sĩ, giúp người xem hiểu hơn về tác giả, tác phẩm. Trong số ấy, đáng chú ý có bức tranh sơn mài “Mẹ kháng chiến” (pic2) của họa sĩ Hoàng Trầm, được vẽ năm 1980. Thoạt nhìn giống như hình ảnh cắt ngang một căn hầm bí mật. Trung tâm bức tranh là hình ảnh bà má miền Nam cùng người con gái đang chăm sóc chiến sĩ bị thương, xung quanh là các đồ sinh hoạt quen thuộc như chiếc làn đỏ, chai nước, cặp lồng cơm, chiếc mền kê chân… Bức tranh không nhiều chi tiết nhưng tác giả khéo léo sắp xếp các nhân vật để khỏa lấp gần hết không gian tranh, tạo cảm giác chật chội, ngột ngạt, thể hiện sự khó khăn, gian khổ của những chiến sĩ chiến đấu trong thành phố thời kỳ kháng chiến chống Mỹ.
Hoidap247 chỉ cho tối đa 5 ảnh kèm theo câu trả lời
Cho mình câu trả lời hay nhất nha
pic 1. "Mẹ kháng chiến" của Hoàng Trầm.
pic 2. "Bên chiến hào Vĩnh Linh" của Đào Đức.
pic 3. "Trên chặng đường chiến dịch" của Nguyễn Thanh Châu.
pic 4. "Nắng xuân 1975" của Nguyễn Quang Thọ.
pic 5. "Bộ đội về" của Lê Thanh Trừ.
CHO MK CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHÉ MƠN :3
Học thuộc bài trước khi ngủ. Các nhà khoa học đã chứng minh đây là phương pháp học rất hiệu quả. Mỗi ngày trước khi ngủ, bạn hãy ôn lại bài đã học một lần sau đó, nhắm mắt lại và đọc nhẩm lại một lần. Điều đó sẽ khiến cho bộ não của bạn tiếp thu và ghi nhớ tất cả những thông tin một cách lâu nhất.
Nguồn : timviec365.vnLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK