Ai trong số chúng ta cũng có xu hướng thích nghe lời hay, điều tốt và không thích những lời chê trách, phàn nàn. Nhưng nếu đâu đâu cũng chỉ toàn lời hay, ý đẹp thì mọi thứ ở đời có thể tốt đến thế không? Vì lẽ đó, câu hỏi đặt ra "Phải chăng yêu cho roi cho vọt ghét cho ngọt cho bùi" để lại thật nhiều trăn trở trong ta.
Trước hết ta có thể khẳng định rằng đây là một câu hỏi mở dành cho mỗi người. Yêu là trân quý, là muốn tốt. Còn ghét đối lập với yêu và thường gắn với điều chưa tốt, điều xấu. Roi vọt thường đem đến cho con người tổn thương. Ngược lại là ngọt bùi kia gắn với yêu thương đong đầy. Ở đời, có ai mà không có roi vọt cũng như ngọt bùi cơ chứ. Chính vì vậy, nó trở nên rất quen thuộc với ta trong cuộc sống.
Nói yêu cho roi vọt vì mục đích muốn con người tốt lên. Roi vọt chính là những nhận xét, là lời trách mắng khiến con người biết đâu là điều mình chưa tốt, chưa đúng. Qua roi vọt, ta sẽ ghi nhớ được bản thân mình còn gì chưa hoàn thiện, chưa tốt để trau dồi mình. Ngọt bùi là lời hay. Nhưng nếu lúc nào cũng chỉ khen, chỉ biết ngợi ca thì chúng ta sẽ không bao giờ biết đâu là điểm tốt và chưa tốt của bản thân mình. Vì thế, con người sẽ không thể thành công nếu quanh ta toàn nhũng người xu nịnh bảo ta tài giỏi, tốt đẹp. Trên đường đời, người suốt ngày được cho ngọt, cho bùi sẽ bị tổn thương nếu bị ai đó cho roi vọt và rất dễ rơi vào bi kịch.
Chúng ta từng thấy roi vọt đấy trong các bậc cha mẹ, trong thầy cô. HỌ cho roi vọt vi muốn tốt cho ta. Nhưng vì không hiểu được nên ta luôn nghĩ họ không thương yêu mình, ghét bỏ mình. Suy nghĩ như vậy rất tiêu cực và không đúng. Hãy rộng lòng để quan sát mọi thứ thì ta mới hiểu được đâu là điều tốt cho bản thân mình.
Mỗi người dù là nhận về roi vọt hay ngọt bùi thì cái quan trọng nhất vẫn là ta phải biết tự nhận thức. Chỉ khi tự nhận thức thì ta mới tiến bộ, mới tốt lên mỗi ngày. Ngoại cảnh sẽ chỉ là một thứ nhỏ nhoi ngăn trở con người. CHính ta mới là người quyết định tất cả dù cho ta chọn roi vọt hay ngọt bùi thì cũng cần hướng đến sự phát triển, vươn lên mỗi ngày.
Thời nào cũng nên có cách giáo dục sao cho hợp lý. Chứ chưa chắc giáo dục của thời xưa có thể áp dụng cho giáo dục đời sau được. Ngày xưa thì có thể giáo dục hà khắc bằng đòn roi hay những hình phạt nặng nề vì thời đó ông bà ta bị chịu những tư tưởng phong kiến nặng nề. Còn thời này vẫn sẽ giáo dục con nghiêm khắc nhưng không đến nỗi phải dùng đòn roi nặng nề để trừng phạt con như vậy.
Ngày nay hình thức giáo dục con bằng đòn roi có thể trở thành hình thức bạo lực và tra tấn con vì hậu quả của đòn roi để lại quá nặng nề. Không những cha mẹ dùng đòn roi mà có thể dùng bất cứ thứ gì có trong tay để có thể giáo dục với con cái. Chúng ta thực sự không nên làm vậy. Vì dạy con bằng đòn roi sẽ để lại biết bao hậu quả dẫn đến những ảnh hưởng về tâm lý, tình cảm cũng như sức khỏe và hành vi sau này của con.
Đối với bố mẹ Việt Nam vẫn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi suy nghĩ dạy con bằng đòn roi và cho rằng đây mới chính là cách giáo dục tốt nhất. Tuy nhiên theo một nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha mẹ chỉ cần đánh mông con thôi là đã khiến con họ có nguy cơ trở thành người bạo lực trong tương lai.
Để phân tích được câu nói: “Thương cho roi cho vọt” có đúng hay không thì chúng ta hãy cùng phân tích những ý nghĩa hay hậu quả của nó để cùng xem cách giáo dục này của nó đúng không nhé.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK