Kim Lân là cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam.Với vốn sống phong phú,sự am hiểu sâu sắc về cuộc sống nông thôn nên đề tài ông viết hay và thành công nhất vẫn là hình ảnh người nông dân.Bằng nghệ thuật xây dựng tình huống bất ngờ,gay gắt và nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật độc đáo,truyện ngắn ''Làng'' đã trở thành một tác phẩm xuất sắc của nhà văn,ghi lại châm thực tình cảm cao đẹp của người nông dân thời kì đầu khánh chiến chống Pháp.Đến với thiên truyện,bạn đọc thực sự ấn tượng với nhân vật ông Hai,một người nông dân có tình yêu làng quê,yêu đất nước thắm thiết và tinh thần k/chiến sâu nặng.
Truyện ngắn ''Làng'' được viết năm 1948,thời kì đầu của cuộc k/chiến chống Pháp.Chuyện kể về ông Hai,người làng Chợ Dầu.K/chiến bùng nổ,ông dời làng tản cư.Ở nơi xa,ông luôn nhớ lành và thường kể về làng mình với một tình yêu và lòng tự hào vô bờ bến.Rồi ông bất ngờ nghe tin làng theo giặc,''tin dữ'' khiến ông đau đớn tủi hổ không dám nhìn mặt ai,không dám bước chân ra khỏi nhà.Nỗi lòng tâm sự ông chia sẻ với đứt con nhỏ với một niềm tin tuyệt đối vào cách mạng,vào Bác Hồ.Sau đó,tin làng chợ Dầu được cải chính,ông mừng rỡ đi khoe khắp nơi.Mặc dù ngôi nhà của ông đã bị Tây đốt nhẵn.Ở đây tác giả đã xây dựng hình ảnh ông Hai với tình yêu làng quê,yêu đất nước một cách thành công khi nói chuyện với đứa con út.Trong tâm trạng dồn nén,bế tắc,ông Hai chỉ còn biết giãi bày niềm tâm sự với con để củng cố niềm tin với cách mạng,với Cụ Hồ.Ông hỏi con : ''thế nhà ta ở đâu?Thế con có thích về làng Chợ Dàu không?Thế con ủng hộ ai?''.Những lời gan ruột của ông bộc bạch với con,thực chất là tự ngỏ lòng mình,ông muốn thổ lộ những tình cảm sâu xa,bền chặt luôn thường trực trong lòng.Đó là tình yêu,nỗi nhớ làng quê tha thiết,là lòng thủy chung với kháng chiến,với Cụ Hồ.Ông tuyệt đối không chối bỏ gốc rễ của mình.Nói với con,thực chất ông muốn nói với lòng mình,để tự giãi bày,tự minh oan.Ông muốn chính mì nh và cả đứa con bé bỏng,khắc cốt ghi tâm những điều giản dị thiêng liêng,to lớn : ''Nhà ta ở làng Chợ Dầu'',qua đó giáo dục cho con tình yêu và lòng gắn bó với quê hương..Ông muốn truyền cho con bản lĩnh,cốt cách của người sống thủy chung nghĩa tình trong lúc làng quê gặp khó khăn,thử thách.Đó là biểu hiện xúc động nhất của một tình yêu quê hương mãnh liệt.Nơi ấy gắn bó với ông như máu thịt,như hơi thở cuộc sống.Thật cảm động với hình ảnh ông ôm riết đứa con vào lòn,nước mắt ròng trên hai má,thủ thỉ với con : Ừ đúng rồi,ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ.Lời tâm sự như một lời thề,khẳng định sắt đá tình yêu làng,yêu nước sâu nặng,bền vững,thiêng liêng!Cùng với dòng độc thoại nội tâm đầy xúc động ông nói với anh em đồng chí,nói với Cụ Hồ...Nhà văn đã ghi lại chân thực chân thực tình cảm son sắt bền vững trong lòng ông dành cho cách mạng,cho k/chiến.Giữa t/y lành,hòa nhập,thống nhất với t/y Tổ quốc.Lương tri của người nông dân luôn hướng tới điều đúng đắn,hướng tới lẽ phải,đây là cái nét đẹp tiềm tàng của người nông dân từ xưa đến nay,vẻ đẹp ấy ta đã gặp ở nhân vật lão Hạc của Nam Cao,ở nhân vật chị Dậu trong Tắt đền của Ngô Tất Tố.Giờ đây khi được giác ngộ họ lại càng khẳng định những phẩm chất cao qusy của mình.Qua nhân vật ông Hai,nhà Văn Kim Lân đã khám phá và đã khăc shoaj rõ nét vẻ đẹp tâm hồ,tình cảm của người nông dân khi họ được ánh sáng sáng của Đảng,của cách mạng soi đường chỉ lối.Nhân vật ông Hai đã trở thành biểu tượng đẹp cho người nông dân kháng chiến,người nông dân của Cụ Hồ sống trong thời đại xã hội mới.
Gấp lại trang truyện,trong lòng bạn đọc vẫn ngập tràn nhiều cảm xúc.Ta đặc biệt ấn tương với tài kể chuyện và nghệ thuật xây dựng nhân vật sắc sảo của nhà văn Kim Lân.Nhân vật ông Hai đã để lại ấn tượng thật đẹp và sâu sắc trong lòng độc giả.Qua hình tượng người nông dân mộc mạc chất phác mà giản dị ấy làm cho ta thêm hiểu,cảm phục và trân trọng họ - người nông dân cách mạng,thuần hậu mà sống nặng nghĩa nặng tình,luôn một lòng trung thành với Đảng,với cách mạng...Qua trang văn Kim Lân,em đã học và được bồi đắp thêm tình yêu quê hương,với con người,học được cách yêu thương,tin tưởng,hòa nhập với cuộc đời với đất nước...
[Mình cố lắm rồi mong bạn vote 5*,cảm ơn và cho hay nhất]
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Kim Lân và truyện ngắn Làng: Truyện ngắn “Làng” của Kim Lân đã ca ngợi về tinh thần cách mạng và lòng yêu nước đó của người dân Việt Nam, cụ thể là nói về một người nông dân có tình cảm gắn bó với làng, với quê hương và đất nước sâu sắc.
II. Thân bài
1. Khái quát về nhân vật ông Hai:
- Truyện kể về ông Hai, một người yêu làng và gắn bó với làng, lúc nào ông cũng khoe về làng của mình
- Ông cứ kể say sưa trong niềm nhớ thương về làng mà không cần biết người nghe có chú ý hay không.
2. Tình cảm của ông Hai đối với làng chợ Dầu:
- Ông tự hào về làng mình từ cơ sở vật chất cho tới cái sinh phần của tổng đốc làng ông, vinh dự vì làng có bề dày lịch sử. Sau cách mạng ông khoe về tinh thần cách mạng của làng ông, ngay cả cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập, ông khoe những hố, ụ và hào.
3. Diễn biến tâm lý của nhân vật ông Hai khi nghe tin làng theo Tây:
- Khi ông nghe tin làng mình theo Tây, “cổ họng ông nghẹn đắng lại, da mặt tê rân rân”, ông lặng đi tưởng như không thở được
ADVERTISING
- Ông hỏi đi hỏi lại nhiều lần rồi lẳng lặng bỏ đi trong nỗi đau đớn và nhục nhã khi biết làng mình theo giặc
- Khi về nhà, ông nằm vật ra gường, đêm đó trằn trọc không ngủ dc.
- Ông nhìn đám trẻ ngây thơ mà bị mang tiếng Việt gian rồi khóc.
- Ông điểm lại mọi người trong làng nhưng thấy ai cũng có tinh thần cả nên ông vẫn không tin lại có ai làm điều nhục nhã ấy.
- Tâm trạng ông bị ám ảnh, day dứt và mặc cảm với thân phận là người của làng Việt gian bán nước.
- Bên tai ông đầy rẫy tiếng chửi bọn Việt gian, ông chẳng làm được gì, chưa thể đối mặt với điều đó, ông chỉ biết cúi gằm mặt mà đi
- Khi mụ chủ nhà muốn đuổi gia đình ông đi bởi ông là người làng Chợ Dầu, ông thoáng nghĩ về lại làng nhưng ông đã gặt phăng đi, ông dứt khoát “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”
4. Niềm sung sướng và vui mừng khi biết làng không phải Việt gian:
- Ông đi từ đầu làng tới cuối làng để khoe tin làng mình không theo giặc, ông tìm gặp ông Thứ để thanh minh về làng mình, khoe cả việc nhà ông bị đốt cháy một cách sung sướng, hả hê, bởi đó là minh chứng rõ nhất cho việc làng ông không phải Việt gian bán nước.
III. Kết bài
- Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung của truyện ngắn: tác giả đã cho người đọc hình dung được một thời kì chống Pháp sôi nổi của nhân dân, tinh thần trung kiên với Cách mạng và một lòng theo Bác, kháng chiến đến cùng
- Qua diễn biến tâm trạng của ông Hai ta thấy được tình yêu làng sâu sắc và tình yêu nước thiết tha gắn với tinh thần kháng chiến của ông.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK