Ca dao dân ca là một thể loại đặc sắc trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Ca dao là sự kết hợp giữa lời thơ và âm nhạc để diễn tả những tình cảm, cảm xúc sâu lắng của con người lao động. Tác giả dân gian đã đúc kết rất nhiều những câu cao dao mang những tình cảm của con người hay bộc lộ phẩm chất, vẻ đẹp của người con gái. Trong số đó, ca dao than thân biểu lộ sự chua xót, tủi nhục, đắng cay của thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
Chúng ta biết rằng, trong xã hội phong kiến, số phận của người phụ nữ vô cũng éo le, bất hạnh. Đó là lí do khi họ sinh ra trong một xã hội “trọng nam, khinh nữ”, tiếng nói của người phụ nữ không có giá trị, hay “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử” có nghĩa là ở nhà phải theo cha, lấy chồng theo chồng, và chồng chết thì theo con. Bởi những bất công đó là người phụ nữ không biết tỏ cùng ai cho nên xuất hiện những câu ca dao để than thân phận mình:
“ Thân em như tấm lụa đào
Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”
Vẫn môtip mở đầu bài ca than thân “thân em” để gợi đến nỗi khổ vừa mang tính vật chất, vừa mang nỗi khổ về thân phận mong manh, nhỏ bé, không có giá trị của người phụ nữ xưa. Thân phận của con người trong cuộc đời là một cái gì đó rất lớn lao. Nhưng với họ, trong xã hội ấy họ chỉ như hạt mưa sa, như miếng cau khô, cọc bờ rào. Những cái nhỏ bé, tầm thường vô cùng trong cuộc sống. Trong bài ca dao trên, ta vẫn thấy người phụ nữ ý thức được vẻ đẹp của mình. Ví “thân em” như một “tấm lụa đào” - cách so sánh ấy có sức gợi hình, gợi cảm rất nhiều về vẻ đẹp của người con gái vô cùng yểu điệu, mượt mà, thướt tha. “Tấm lụa đào” gợi lên vẻ đẹp dịu dàng toàn vẹn, từ màu sắc là màu hồng, đến dáng vẻ mềm mại, đến chất liệu. Rõ ràng, tuy họ bị rẻ rúng coi thường nhưng họ vẫn ý thức được phầm chất của mình và tự coi mình là một sản vật quý. Nhưng dù đẹp đến đâu, quý giá đến đầu thì tấm lụa đào ấy lại “ phất phơ giữa chợ”. Tấm lụa bị đem rao bán ngoài chợ cùng với nhiều mặt hàng khác. Qua câu ca dao này, ta thấy được thân phận của người con gái hay người phụ nữ trong xã hội đó là không bao giờ được tự quyết định chuyện hôn nhân của mình mà do chính ông bà, cha mẹ người trong dòng tộc quyết định. Họ sống trong sự cam chịu, nhẫn nhục vì danh dự gia đình hay số phận gia đình mình. Thật chua xót làm sao!
Người phụ nữ còn cất lên tiếng than về số phận không được coi trọng, dù hình thức bên ngoài có xấu xí nhưng họ vẫn giữ được sự trong sáng bên trong.
“ Thân em như củ ấu gai
Ruột trong thì trắng vỏ ngoài thì đen
Ai ơi, nếm thử mà xem!
Nếm ra, mới biết rằng em ngọt bùi.”
Lại một lần nữa mô tip “thân em” xuất hiện để người phụ nữ than đến thân phận của mình. Người phụ nữ đã ví mình như “củ ấu gai” một loại củ mà được sống trong bùn đen và khi được người ta mang lên thì nó mang màu đen của môi trường nó sống. Qua đấy, ta thấy được người phụ nữ xưa dù bên ngoài có xấu xí nhưng họ vẫn giữa được vẻ đẹp tâm hồn trong sáng “ruột trong thì trắng”. Vì vẻ ngoài xấu, có lẽ cô gái trong bài ca dao không có người quan tâm tới cho nên có câu ca dao tiếp theo “Ai ơi, nếm thử mà xem? Hai tiếng “Ai ơi” vừa ngọt ngào nhưng cũng thật chua xót nó hướng tới mọi người ngoài xã hội kia. Đừng nhìn vẻ bề ngoài mà hãy nhìn đến vẻ đẹp thực sự, đó là vẻ đẹp tâm hồn của con người kia. Đó chính là vẻ đẹp trong sáng, thuần hậu, đáng quý của người phụ nữ xưa “ngọt bùi”. Nét đẹp ấy đáng lẽ chúng ta phải thật trân trọng!
Số phận người phụ nữ có khi long đong, chìm nổi không biết sẽ trôi dạt về đâu:
“ Thân em như trái bần trôi
Gió dập sóng dồi, biết tấp vào đâu?”
Thân phận người phụ nữ được ví như “trái bần trôi”. Trái bần lại gợi đến thân phần nghèo khổ, éo le, đau khổ, đắng cay. Trái bần ấy bị “gió dập sóng dồi” quăng đập, xô đẩy trên biển nước bao la, mênh mông không biết sẽ “tấp vào đâu?” Qua đó, ta gợi đến số phận người phụ nữ chìm nổi, lênh đênh, vô định. Bởi họ hoàn toàn bị lệ thuộc vào hoàn cảnh, vào người đàn ông trong gia đình. Họ không tự quyết định được cuộc đời của mình. Chính xã hội phong kiến đã nhấn chìm vẻ đẹp cũng như số phận của họ.
Qua những phân tích trên, chúng ta thấy được vẻ đẹp cũng như số phận đáng thương của người phụ nữ trong xã hội phong kiến đầy hủ tục và bất công kia. Họ chỉ có thể cất lên tiếng hát than thân trách phận. Chúng ta cảm thấy chua xót biết bao trước số phận eo le bất hạnh ấy. Qua những câu ca dao, tác giả dân gian cũng có lời tố cáo xã hội phong kiến ấy.
Ngữ văn có nghĩa là: - Khoa học nghiên cứu một ngôn ngữ qua việc phân tích có phê phán những văn bản lưu truyền lại bằng thứ tiếng ấy.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm thứ hai ở cấp trung học phổ thông, gần đến năm cuối cấp nên học tập là nhiệm vụ quan trọng nhất. Nghe nhiều đến định hướng sau này rồi học đại học. Ôi nhiều lúc thật là sợ, hoang mang nhưng các em hãy tự tin và tìm dần điều mà mình muốn là trong tương lai nhé!
Nguồn : ADMIN :))Xem thêm tại https://loigiaisgk.com/cau-hoi or https://giaibtsgk.com/cau-hoi
Copyright © 2021 HOCTAPSGK