Trang chủ Sinh Học Lớp 9 Câu 16: Cho các quần thể sinh vật sau: Cỏ,...

Câu 16: Cho các quần thể sinh vật sau: Cỏ, Gà, Hổ, Cáo, Thỏ, vi sinh vật, Mèo rừng, Dê. a. Hãy lập các chuỗi thức ăn có thể có? b. Giả sử các quần thể trên

Câu hỏi :

Giúp vs ạ..bygbybyby

image

Lời giải 1 :

Đáp án + Giải thích các bước giải :

GIẢI.

Câu 16 :

a, Các chuỗi thức ăn có thể có :

1, Cỏ --> Thỏ --> Cáo --> hổ --> VSV.

2, Cỏ --> Thỏ --> Mèo rừng --> VSV.

3, Cỏ --> gà --> Cáo --> hổ --> VSV.

4, Cỏ --> gà --> mèo rừng --> VSV.

5 Cỏ --> dê --> hổ --> VSV.

6. Cỏ --> Thỏ --> Cáo --> VSV.

7. Cỏ --> gà --> Cáo --> VSV.

b,

*Mình gửi ảnh nha cậu!

Câu 17 :

Loài ưu thế : là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do :

+ Có số lượng nhiều.

+ Hoặc sinh khối lớn.

+ hoặc mức độ hoạt động mạnh có khả năng làm thay đổi quần xã

* Loài phổ biến chưa làm được

b,

- Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm.

- Ứng dụng thực tiến của khống chế sinh học :

+ Vào ngày mùa, lúa tươi tốt, chuột đồng có nhiều thức ăn nên phát triển nhanh về số lượng. Chuột làm thức ăn cho rắn nên số lượng rắn tăng lên. Sự phát triển của số lượng rắn lại làm cho số lương chuột giảm xuống.

Câu 18 :

a,

*Hậu quả của việc chặt phá rừng :

-  Đất đai sạt lở, sói mòn.

- Đồi trọc càng nhiều.

- Lũ lụt, hạn hán có thể xảy ra vì không có sức rừng cản trở.

- Lũ quét tấn công nhanh.

- Ô nhiễm môi trường càng nhiều.

- Thiếu hụt ô xi trong không khí.

- Nếu tình trạng kéo dài dẫn đến Trái Đất tàn lụi, con người vàsinh vật chết đi vì thiếu chất hữu cơ của cây.

- Khí hậu thay đổi ; lũ lụt ; hạn hán xảy ra thường xuyên

- Đất bị xói mòn trở nên bạc màu

- Động vật và thực vật quý hiếm giảm dần , một số loài bị tuyệt chủng và một số loài có nguy cơ bị tuyệt chủng .

*Một vài biện pháp chủ yếu để cải tạo môi trường :

– Trồng cây xanh 

– Phân loại rác thải 

– Không vứt rác bừa bãi 

– Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu

-Đi xe đạp 

-Tuyên truyền cho mọi người để bảo vệ môi trường.

b,

* Nêu các biện pháp nhằm cải tạo các hệ sinh thái đang bị thoái hóa :

- Đối với những vùng đất trống, đồi núi trọc thì việc trồng cây, gây rừng là biện pháp chủ yếu và cần thiết nhất.

- Tăng cường công tác làm thủy lợi và tưới tiêu hợp lí.

- Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh.

- Thay đổi các loại cây trồng hợp lí.

- Chọn giống vật nuôi và cây trồng thích hợp và có năng suất cao.

*Mỗi học sinh cần có ý thức bảo thiên nhiên và môi trường như :

– Trồng cây xanh 

– Phân loại rác thải 

– Không vứt rác bừa bãi 

– Sử dụng tiết kiệm nguyên liệu

-Đi xe đạp 

-Tuyên truyền cho mọi người để bảo vệ môi trường

Câu 19 :

a,Những đặc trưng của quần thể sinh vật :

1, tỷ lệ giới tính
- tỷ lệ giới tính là tỷ lệ giữa số lượng cá thể đực và cá thể cái. 
- tỷ lệ này thay đổi tùy thuộc nhóm tuổi và sự tử vong giữa giới cái và giới đực xảy ra không đồng đều nhau.
- Ví dụ : ở rắn, thằn lằn có tỉ lệ con cái cao hơn con đực vào mùa sinh sản. Sau mùa này tỉ lệ đực và cái tương đương nhau; Ngỗng và vịt có tỉ lệ đực : cái = 60 : 40
-  tỷ lệ đực : cái của một quần thể nói lên tiềm năng sinh sản của quần thể.
2, thành phần nhóm Tuổi. 
- gồm các nhóm tuổi :
+ tỉ lệ các nhóm tuổi là đặc trưng riêng của mỗi quần thể, nó biểu thị khả năng phát triển của quần thể đó.
+ những cá thể trong một quần thể được chia làm 3 loại nhóm tuổi :
nhóm tuổi trước sinh sản : các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể.
nhóm tuổi sinh sản : khả năng sinh sản của các cá thể quyết định mức sinh sản của quần thể.
nhóm tuổi sau sinh sản : các cá thể không còn khả năng sinh sản nên không ảnh hưởng tới sự phát triển của quần thể.
- Để biểu diễn tỷ lệ nhóm tuổi của một quần thể người ta dùng biểu đồ tháp tuổi theo 3 dạng cơ bản sau : dạng phát triển, dạng ổn định và dạng giảm sút.

3, Mật độ quần thể :

- Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

*Mật độ quần thể là quan trong nhất tong các đặc trưng của quần thể vì :

- Trong các đặc trưng của quần thể thì đặc trưng mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng vì mật độ ảnh hưởng tới :

+ Mức sử dụng nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.

+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cái trong quần thể. + Sức sinh sản và sự tử vong của quần thể.

+ Trạng thái cân bằng của quần thể.

b, 

- Mối quan hệ giữa rắn và chuột là mối quan hệ khác loài :  Sinh vật này ăn sinh vật khác

- Ý nghĩa : 

Số lượng cá thể chuột bị số lương cá thể rắn kìm hãm → số lượng cá thế rắn phát triển song chuột và rắn là thức ăn của đại bàng → Số lượng đại bàng tăng, số lượng chuột và rắn giảm.

⇒ Ý nghĩa : Hiện tương không chế sinh học.

Câu 20 :

a, Thông qua sơ đồ trên cho thấy loài A phân bố nhiều trên trái Đất. Loài B và Loài C phân bố như nhau.

b, - Mật độ quần thể là số lượng hay khối lượng sinh vật có trong 1 đơn vị diện tích hay thể tích.

*Nói mật độ quần thể là quan trong nhất tong các đặc trưng của quần thể vì :

- Trong các đặc trưng của quần thể thì đặc trưng mật độ quần thể là đặc trưng quan trọng vì mật độ ảnh hưởng tới :

+ Mức sử dụng nguồn sống trong môi trường sống của quần thể.

+ Tần số gặp nhau giữa cá thể đực và cái trong quần thể. + Sức sinh sản và sự tử vong của quần thể.

+ Trạng thái cân bằng của quần thể.

c,

*Sự khác nhau giữa quần thể người và các quần thể sinh vật khác :

- Nhờ có tư duy trừu tượng, con người có các đặc điểm và quần thể sinh vật khác không có như : văn hóa, giáo dục, thương mại, quân sự, pháp luậ,t kinh tế, hôn nhân,...

- Do luật kết hôn và dân số, ở quần thể người chỉ được một vợ, một chồng và hai con.Nhờ vậy con người chủ động điều chỉnh được mật độ, sự cạnh tranh không gay gắt so với các quần thể sinh vật khác.

- Nhờ vào lao động và tư duy, con người cải tạo thiên nhiên (ngăn sông, trồng rừng) tự tạo ra môi trường sống thích nghi với các quần thể các sinh vật khác không làm được.

* Con người những cái đấy bì con người có bộ não phát triển hơn các loài sinh vật khác, có tư duy trừu tượng và lao động nên con người có thể tạo được những thứ quần thể khác Không làm được.

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHA :3

CHO MINH XIN CÂU TRẢ LỜI HAY NHẤT NHA.

 

image

Thảo luận

Bạn có biết?

Sinh học hay sinh vật học (tiếng Anh: biology bắt nguồn từ Hy Lạp với bios là sự sống và logos là môn học) là một môn khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK