Trang chủ Địa Lý Lớp 7 Địa Lý 7____ Mong anh chị giúp em Câu 1:...

Địa Lý 7____ Mong anh chị giúp em Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình ở Nam Mĩ, so sánh địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ Cáu 2: Những điều nào làm cho nền công nghiệp

Câu hỏi :

Địa Lý 7____ Mong anh chị giúp em Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình ở Nam Mĩ, so sánh địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ Cáu 2: Những điều nào làm cho nền công nghiệp Hoa kì và Ca-Na-Da phát triển cao, kể tên 1 số ngành công nghiệp phát triển của Bắc Mĩ Câu 3: Châu mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào, vì sao Châu Mĩ được gọi là "tân" thế giới Câu 4: Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?

Lời giải 1 :

Câu 1: Trình bày đặc điểm địa hình ở Nam Mĩ, so sánh địa hình Nam Mĩ với Bắc Mĩ

C1. 

*Giống nhau :

 - Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

* Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Cáu 2: Những điều nào làm cho nền công nghiệp Hoa kì và Ca-Na-Da phát triển cao, kể tên 1 số ngành công nghiệp phát triển của Bắc Mĩ

* Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao:
- Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng
- Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và
vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao.
- Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao . . .
* Tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ: Lúa mì, ngô, bông vải, cam , chanh, nho, bò , lợn, . . 

Câu 3: Châu mĩ tiếp giáp với các biển và đại dương nào, vì sao Châu Mĩ được gọi là "tân" thế giới

Châu Mỹ (America) là một châu lục nằm ở Tây Bán Cầu. Châu lục này bao gồm lục địa Bắc Mỹ, eo đất Trung Mỹ và lục địa Nam Mỹ.

Châu Mỹ hay còn gọi là Tân Thế Giới là tên một vùng đất nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây, bao gồm hai lục địa Bắc Mỹ và Nam Mỹ. ... Người Châu Âu lần đầu tiên biết đến Châu Mỹ cuối thế kỉ 15, sau khi Christopher Columbus phát hiện ra châu lục này, nên đã gọi lục địa này  "Tân thế giới" (Thế giới mới).

Câu 4: Quá trình đô thị hóa Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào

- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.

- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đô thị.



Thảo luận

Lời giải 2 :

Câu 1:

– Giống nhau : Nam Mĩ và Bắc Mĩ có cấu trúc địa hình đơn giản: phía tây là núi trẻ, đồng bằng ở giữa và phía đông là cao nguyên hoặc núi thấp.

– Khác nhau :

+ Bấc Mĩ phía đông là núi già; Nam Mĩ phía đông là cao nguyên.

+ Hệ thống Coóc-đi-e chiếm 1/2 lục địa Bắc Mĩ nhưng hệ thống An-đét chỉ chiếm phần nhỏ diện tích Nam Mĩ.

+ Bắc Mĩ, đồng bằng trung tâm cao ở phía bắc, thấp dần về phía nam còn Nam Mĩ là một chuỗi các đồng bằng nối với nhau, chủ yếu là đồng bằng thấp.

Câu 2:

Những điều kiện làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Ca- na-đa phát triển đến trình độ cao:

- Điều kiện tự nhiên:

+ Có diện tích đất nông nghiệp lớn.

+ Khí hậu ôn đới và cận nhiệt.

+ Có nhiều hồ rộng và sông lớn, nguồn cung cấp nước dồi dào.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến.

+ Có các trung tâm khoa học, ứng dụng công nghệ, số lượng máy nông nghiệp nhiều.

+ Lao động có trình độ cao.

* Các ngành nông nghiệp phát triển là: nông nghiệp, công nghiệp,...
Câu 3:

- Châu Mĩ tiếp giáp với các đại dương: Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Đại Tây Dương.
-Châu Mỹ được gọi là Tân Thế Giới từ khoảng thế kỉ XVI sau khi con người khám phá ra châu Mỹ. Còn châu Mỹ vì sao được gọi là Tân Thế Giới thì chưa có câu trả lời chính xác, theo mình gọi là Tân Thế Giới là do con người vào thời điểm đó mới phát hiện ra châu lục mới nên gọi là "Tân Thế Giới" ý chỉ nơi ở mới cho con người.

Câu 4:

- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá. Tốc độ đô thị hóa nhanh trong điều kiện nền kinh tế còn chưa phát triển nên gây nhiều hậu quả như việc làm, nhà ở, ô nhiễm môi trường đô thị

CHÚC BẠN HỌC TỐT NHÉ....

Bạn có biết?

Địa lí học (trong tiếng Hy Lạp γεωγραφία, geographia, nghĩa là "mô tả Trái Đất") là một lĩnh vực khoa học nghiên cứu về các vùng đất, địa hình, dân cư và các hiện tượng trên Trái Đất. Dịch sát nghĩa sẽ là "nhằm mô tả hoặc viết về Trái Đất".

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, một cuồng quay mới lại đến vẫn bước tiếp trên đường đời học sinh. Học tập vẫn là nhiệm vụ chính!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK