Trang chủ Vật Lý Lớp 9 câu1: nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của...

câu1: nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của mấy phát điện xoay chiều. Câu2: một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng cuộn thứ cấp là 2500 v

Câu hỏi :

câu1: nêu cấu tạo và giải thích hoạt động của mấy phát điện xoay chiều. Câu2: một máy biến thế có số vòng dây ở cuộn sơ cấp là 1000 vòng cuộn thứ cấp là 2500 vòng. Cuộn sơ cấp nối vào vòng điện xoay chiều có hiệu điện thế là 110v. a) tính hiệu điện thế hiệu dụng cuộn thứ cấp khi mach hở. b) nối hai đầu cuộn thứ cấp với điện trở 100ôm. Tính cường độ dòng điện chạy trong cuộn sơ cấp và thứ cấp. Câu3: trình bày vẽ ảnh của vật AB đặt trước thấu kính hội tụ và phân kì trg hai trường hợp. TH1: vật đặt trg tiêu cự TH2: vật đặt ngoài khoảng tiêu cự

Lời giải 1 :

ĐÁP ÁN CỦA MÌNH:

Câu 1: 

- Cấu tạo:

Máy phát điện xoay chiều có hai bộ phận chính là nam châm và cuộn dây dẫn. Một trong hai bộ phận đó đứng yên gọi là stato, bộ còn lại có thể quay được gọi là rôto.

- Hoạt động:

Khi roto quay, số đst xuyên qua cuộn dây dẫn quấn trên stato biến thiên. Giữa hai đầu cuộn dây xuất hiện một hiệu điện thế. Nếu nối hai đầu của cuộn dây với mạch điện ngoài kín, thì trong mạch có dòng điện xoay chiều.

Câu 2:

a)   Áp dụng công thức máy biến áp, ta có:

      U2 = n2 / n1 nhân U1 = 2500/ 1000 nhân 110 = 275 V

    Cường độ dòng điện trong cuộn thứ cấp là:

        I2 = U2 / R = 275/ 100 = 2,75 A

    Cường độ dòng điện trong cuộ sơ cấp là:

      I1 = n2/ n1 nhân I2 = 2500 / 1000 nhân 2,75= 6,875 A

    ĐS:

Câu 3: 

( cậu ơi thông cảm cho mình mình không có bik cách vẽ trên máy tính)

Chúc bạn học tốt !!!^^

Thảo luận

-- thông cảm cho mình câu 3 vs nhé !!!
-- Ok bn
-- Với lại mình cũng ko bik đánh mấy dấu phân số rồi ......nên thcam cho mình nha ^^
-- Uk
-- đst là j bn ơi
-- dạ ban ơi đường sức từ á ^^
-- mình viết tắt tưởng bạn bik hihi ^^

Lời giải 2 :

Đáp án:

câu 1: Dòng điện xoay chiều là dòng điện luôn luân phiên thay đổi dòng điện.
- Có 2 loại máy xoay chiều:
+ máy 1 pha
+ máy 3 pha
- máy 1 pha có cấu tạo: Máy phát điện xoay chiều hoạt động dựa theo nguyên lý của hiện tượng cảm ứng điện từ, khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây có sự dao động thì dòng điện cảm ứng bên trong cuộn dây cũng sẽ đổi chiều luân phiên. Có lẽ chỉ cần nghe qua nguyên lý, chúng ta đã có thể dễ dàng hình dung ra những bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều.
Đối với các loại máy phát điện xoay chiều một pha, chúng thường có hai bộ phận chính là phần cảm và phần ứng. Phần cảm thường là các nam châm vĩnh cửu, hoặc nam châm điện có nhiệm vụ tạo ra các đường sức từ. Trong khi đó, phần ứng được lấy là các cuộn dây giúp sinh ra dòng điện.
Trong trường hợp các loại máy phát điện có công suất lớn, thì roto thường được lấy là phần cảm gồm nhiều cặp cực, trong khi stato là phần ứng bao gồm nhiều cuộn dây nối tiếp với nhau.
- Cấu tạo máy 3 pha:
Máy phát điện xoay chiều ba pha, về cơ bản có cấu tạo không khác biệt quá nhiều so với máy phát điện xoay chiều một pha, khi nó cũng gồm hai bộ phận chính là roto và stato, trong đó:
Roto là một nam châm điện có khả năng tự quay quanh trục của nó
Stato bao gồm ba cuộn dây giống hệt nhau, được đặt lệch 120 độ trên một khung tròn.
 câu 2: 
\[{N_1} = 1000v;{N_2} = 2500v;{U_1} = 110v\]

a> hiệu điện thế cuộn thứ cấp: 
\[\frac{{{U_1}}}{{{U_2}}} = \frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} \Rightarrow {U_2} = {U_1}\frac{{{N_2}}}{{{N_1}}} = 110.\frac{{2500}}{{1000}} = 275V\]

b> R=100;

cường độ lần lượt:
\(\left\{ \begin{array}{l}
{I_1} = \frac{{{U_1}}}{R} = \frac{{110}}{{100}} = 1,1A\\
{I_2} = \frac{{{U_2}}}{R} = \frac{{275}}{{100}} = 2,75A
\end{array} \right.\)

câu 3: 

TH1: đặt trong tiêu cự: ảnh ảo, cùng chiều lớn hơn vật 

(1) vẽ tia tới đến thấu kính đi qua quang tâm O => cho tia sáng truyền thẳng

(2) tia sáng song song với trục chính tới thấu kính => cho tia sáng đi qua tiêu điểm ảnh F' 

=> kéo dài tia (2) cắt tia (1) ở đâu thì đó là ảnh của vật qua thấu kính 

TH2: đặt ngoài tiêu cự: ảnh thật, ngược chiều vật

(1) vẽ tia tới đến thấu kính đi qua quang tâm O => cho tia sáng truyền thẳng

(2) tia sáng song song với trục chính tới thấu kính => cho tia sáng đi qua tiêu điểm ảnh F' 

=> tia (2) cắt (1) ở đâu thì đó là ảnh của vật qua thấu kính 

Bạn có biết?

Vật lý học (tiếng Anh:physics, từ tiếng Hi Lạp cổ: φύσις có nghĩa là kiến thức về tự nhiên) là một môn khoa học tự nhiên tập trung vào sự nghiên cứu vật chất và chuyển động của nó trong không gian và thời gian, cùng với những khái niệm liên quan như năng lượng và lực.Vật lí học là một trong những bộ môn khoa học lâu đời nhất, với mục đích tìm hiểu sự vận động của vũ trụ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự 9

Lớp 9 - Là năm cuối ở cấp trung học cơ sở, sắp phải bước vào một kì thi căng thẳng và sắp chia tay bạn bè, thầy cô và cả kì vọng của phụ huynh ngày càng lớn mang tên "Lên cấp 3". Thật là áp lực nhưng các em hãy cứ tự tin vào bản thân là sẻ vượt qua nhé!

Nguồn : ADMIN :))

Liên hệ hợp tác hoặc quảng cáo: gmail

Điều khoản dịch vụ

Copyright © 2021 HOCTAPSGK